GSMA: ‘Quay lưng’ với Huawei và ZTE, Châu Âu thiệt hại nặng
Không chỉ phải gánh chịu thiệt hại lớn về tài chính, các công ty viễn thông châu Âu còn chậm trễ với những kế hoạch cung cấp dịch vụ mạng 5G cho khách hàng.
Mẫu điện thoại Axon 10 Pro của ZTE được giới thiệu tại Hội nghị di động thế giới tại Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 26/2/2019.
Không chỉ phải gánh chịu thiệt hại lớn về tài chính, các công ty viễn thông châu Âu còn chậm trễ với những kế hoạch cung cấp dịch vụ mạng 5G cho khách hàng một khi lệnh cấm sử dụng các thiết viễn thông của hai nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc là Huawei và ZTE có hiệu lực.
Đây là nội dung bản đánh giá nội bộ của Hiệp hội GSMA – cơ quan đại diện cho các nhà cung cấp mạng di động trên toàn thế giới, được các hãng tin AFP của Pháp và Reuters của Anh đồng loạt trích dẫn trong ngày 7/6.
Theo các hãng tin trên, bản đánh giá nhận định các nhà cung cấp mạng di động của châu Âu có thể tổn thất khoảng 55 tỷ euro (62 tỷ USD) nếu không sử dụng các thiết bị của Huawei và ZTE trang bị cho cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ mạng 5G của châu Âu.
Ngoài ra, điều này còn khiến lịch trình cung cấp mạng di động chậm trễ khoảng 18 tháng.
Video đang HOT
Những đánh giá trên được công bố trong bối cảnh xuất hiện tranh cãi về việc Mỹ yêu cầu các công ty viễn thông tại châu Âu và các quốc gia đồng minh “tẩy chay” thiết bị viễn thông của Huawei do Washington lo ngại vấn đề bảo mật thông tin.
Trong bản đánh giá trên, GSMA cho biết hiện Huawei và ZTE chiếm khoảng 40% thị phần thị trường thiết bị viễn thông của các công ty viễn thông châu Âu và Huawei hiện là nhà tiên phong trong công nghệ 5G.
Bản đánh giá trên nêu rõ các hãng công nghệ “cộm cán” của châu Âu như Ericsson (Thụy Điển), Nokia (Phần Lan) hay Samsung (Hàn Quốc) đều không đủ khả năng xử lý tất cả các hoạt động chuyển đổi từ mạng 3G và 4G sang 5G ở châu Âu, trong khi vẫn phải thực hiện các hợp đồng đã ký ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Ngoài ra, theo GSMA, lệnh cấm sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc còn làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường thiết bị di dộng, đẩy giá cả leo thang và làm tăng chi phí lắp đặt 5G.
Sự chậm trễ trong việc phổ cập mạng 5G tại châu Âu sẽ làm gia tăng cách biệt giữa châu Âu và Mỹ trong lĩnh vực này.
Tháng 5/2019, chính phủ Mỹ đã cấm một số công ty của nước này bán linh kiện cho Huawei phục vụ hãng sản xuất thiết bị viễn thông, lệnh cấm này sau đó đã được gia hạn 90 ngày để có hiệu lực.
Một số công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Apple đã rút khỏi các thỏa thuận với Huawei.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu và các nước thành viên cho đến nay vẫn chưa đưa ra quan điểm chính thức về vấn đề này.
Tuy nhiên, một số nhà cung cấp mạng di động như EE và Vodaphone của Anh đã thông báo các công ty này hủy kế hoạch cho ra mắt điện thoại thông minh của Huawei khi các hãng bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G./.
Theo viet nam plus
SoftBank 'chia tay' Huawei, chọn đối tác khác cung cấp 5G
SoftBank đã quyết định chọn Nokia và Ericsson làm nhà cung cấp thiết bị mạng không dây thế hệ tiếp theo sau nhiều năm hợp tác với Huawei.
Theo báo South China Morning Post, SoftBank đã chọn Nokia làm đối tác chiến lược trong việc triển khai hệ thống 5G. Bên cạnh đó, tập đoàn viễn thông Nhật Bản còn chọn Ericsson làm nhà cung cấp thiết bị truy cập vô tuyến.
Trước đây, Huawei và ZTE là 2 đối tác cung cấp hệ thống 4G cho SoftBank. Tuy nhiên, công ty Nhật Bản đã không tiếp tục chọn Huawei để cung cấp mạng 5G. Huawei là một trong những công ty được SoftBank mời tham gia vào các cuộc thử nghiệm 5G trước đó. SoftBank từ chối bình luận thêm.
Tại cuộc họp vào tháng 2/2019, Giám đốc điều hành SoftBank Masayoshi Son cho biết sẽ tốn khoảng 5 tỷ yên (khoảng 46 triệu USD) để thay thế các thiết bị của Huawei có trong mạng lưới công ty.
SoftBank ngưng hợp tác với Huawei.
Chính phủ Mỹ đã thực hiện các biện pháp cô lập Huawei trong nhiều tháng qua. Đầu tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các quốc gia đồng minh ngừng sử dụng thiết bị của công ty Trung Quốc.
Giữa tháng 5, Mỹ tuyên bố đưa Huawei vào "danh sách đen". Lập tức, hàng loạt đối tác lớn của Huawei như Google, Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và ARM... tuyên bố "nghỉ chơi" với hãng công nghệ Trung Quốc.
Australia và New Zealand đã từ chối sử dụng mạng di động và thiết bị 5G của Huawei. Trong khi đó, Nhật Bản tuyên bố sẽ loại trừ các thiết bị có rủi ro bảo mật nhưng chưa đưa ra quyết định chính thức về Huawei.
Theo truyền thông Nhật Bản, ba nhà mạng hàng đầu nước này bao gồm NTT Docomo, SoftBank và KDDI đang xem xét việc ngưng hợp tác với Huawei và ZTE.
"Bạn cũng có thể mong đợi Docomo và KDDI sẽ làm theo SoftBank. Tuy nhiên, khi SoftBank ngưng hợp tác với Huawei, công ty sẽ gặp bất lợi về chi phí", ông Masahiko Ishino, một nhà phân tích tại Trung tâm nghiên cứu Tokai Tokyo nhận định.
Ngoài SoftBank, tập đoàn Britain's BT (Anh) đã công bố kế hoạch loại bỏ các thiết bị mạng của Huawei. Người đứng đầu cơ quan tình báo MI6 của Anh lên tiếng cảnh báo về những rủi ro khi sử dụng các thiết bị của Trung Quốc.
Theo Zing
Chiến tranh 5G là lý do cho cú 'búng tay' hủy diệt Huawei Bị Huawei bỏ xa trong cuộc đua 5G cùng những lo ngại về an ninh, Mỹ và các đồng minh đang tìm mọi cách để hạn chế tầm ảnh hưởng của công ty Trung Quốc. Năm 2009, nhà mạng Teliasonera của Thụy Điển bắt đầu xây dựng mạng 4G cho một loạt thành phố lớn tại Bắc Âu. Tại thành phố Oslo, Na...