GS Vũ Hà Văn làm Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của Vingroup
Tại hội thảo Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sáng 21/8, GS. Vũ Hà Văn (ĐH Tổng hợp Yale, Mỹ) đã trình bày phần giới thiệu về Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của Tập đoàn Vingroup do ông là Giám đốc khoa học.
GS. Vũ Hà Văn (ĐH Tổng hợp Yale, Mỹ) trình bày phần giới thiệu về Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của Tập đoàn Vingroup do ông là Giám đốc khoa học tại hội thảo Trí tuệ nhân tạo 2018. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Cũng trong chiều nay 21/8 sẽ diễn ra lễ ra mắt Công ty cổ phần phát triển công nghệ VinTech, Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn, Viện Nghiên cứu công nghệ cao, Qũy Hỗ trợ Nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng của tập đoàn Vingroup,
Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn sẽ nghiên cứu các lĩnh vực mũi nhọn ngành Dữ liệu lớn, kết hợp giảng dạy với Trường ĐH VinUni; đầu tư, đẩy mạnh các phát triển khoa học có tính ứng dụng và những nhiệm vụ khác.
Chia sẻ về chính sách thu hút nhân tài của Việt Nam bên lề hội thảo, GS. Vũ Hà Văn cho biết: “Từ rất lâu, cách đây khoảng 20 năm, Nhà nước luôn có một câu là &’trải thảm đỏ mời nhân tài về nước’ nhưng đến nay vẫn chưa ai biết thảm đỏ như thế nào. Năm ngoái tôi cũng nói câu này và năm nay tôi lại nói lại câu đó. Còn về phía tư nhân, hiện nay có một số tập đoàn tư nhân rất muốn phát triển mạnh về lĩnh vực này. Chẳng hạn như tôi đang giúp Tập đoàn Vingroup làm một Viện Nghiên cứu về Dữ liệu lớn. Họ có thể chi ra rất nhiều tiền để mời chuyên gia nước ngoài hoặc chuyên gia gốc Việt về giúp”.
Nói về các điều kiện, chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài, GS. Văn đánh giá cao yếu tố môi trường làm việc.
Video đang HOT
“Môi trường làm việc cực kỳ quan trọng. Silicon Valley thành công được là vì nó không chỉ có một nhóm nghiên cứu, mà mỗi công ty có hàng chục nhóm nghiên cứu. Ở đó có hàng chục công ty lớn, hàng nghìn công ty nhỏ, cộng thêm các trường đại học lớn ở xung quanh. Nó phải là cả môi trường, chứ không phải là một người hay một công ty. Một công ty không làm được gì nhiều” – ông nói.
GS Vũ Hà Văn sinh ngày 12/6/1970 tại Hà Nội. Ông là nhà toán học hàng đầu thế giới và hiện đang làm giáo sư toán học ở Đại học Yale (Mỹ). Cha của GS Vũ Hà Văn là nhà thơ nổi tiếng Vũ Quần Phương, còn mẹ là dược sĩ Đào Thị Hường.
GS Vũ Hà Văn học trung học tại trường Chu Văn An và Hà Nội – Amsterdam. Sau khi tốt nghiệp, ông được cấp học bổng sang học ở Đại học Etvs Loránd, Hungary. Ông nhận bằng tiến sĩ toán học tại Đại học Yale. Sau thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu cấp cao (IAS) Princeton và tại Ban Nghiên cứu của Microsoft, từ năm 2001 đến 2005, ông làm việc ở Đại học California tại San Diego. Từ mùa thu năm 2005, ông trở thành giáo sư toán học tại Đại học Rutgers. Đến năm 2011, Vũ Hà Văn trở thành GS Đại học Yale.
Nguyễn Thảo
Theo vietnamnet.vn
Phát triển KHCN trong trường đại học: Hết thời "đóng gói, xếp tủ"
Ngày nay, ai cũng thừa nhận một thực tế rằng, mối liên hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học (NCKH) và đào tạo trong trường đại học như là hai mặt của một thực thể không thể tách rời để tạo sự gắn kết nâng cao chất lượng đào tạo. Nhất là khi cuộc cách mạng 4.0 đặt ra áp lực lớn cho sự thay đổi, tái cơ cấu mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
SV Đại học Tiền Giang say mê NCKH
Một con số không nhỏ
Hội nghị " Phát triển khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2017 - 2025" do Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) một lần nữa khẳng định: NCKH, chuyển giao công nghệ trong các trường đại học là sức sống của một trường đại học, nó khác với các cơ sở không đào tào ở chỗ không chỉ tạo ra sản phẩm KHCN phục vụ cuộc sống mà trước hết còn là để nâng cao chất lượng đào tạo.
Thực tế, trong những năm qua cũng cho thấy, công tác NCKH trong các trường đại học đã được đẩy mạnh và phát triển không chỉ thuần túy truyền bá sáng tạo, mà còn tạo ra tri thức mới. Thống kê giai đoạn 2011-2015, tổng số sản phẩm KHCN của khối các trường đại học chiếm hơn 2/3 trong cả nước. Cũng theo báo cáo KHCN năm 2016, hoạt động chuyển giao tri thức nói chung, hàng năm các tổ chức KHCN trong các trường đại học ở Việt Nam đã thực hiện các nhiệm vụ KHCN thu hút đầu tư của Nhà nước với tổng mức đầu tư bình quân 1.063,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao so với các tổ chức KHCN trong cả nước. Một con số đúng là không nhỏ!
Hiệu quả đầu tư chưa tương xứng
Tuy nhiên, cũng theo đánh giá chung, việc NCKH các trường đại học dường như vẫn chưa tương xứng, bởi nhiều giảng viên trong các trường đại học hiện nay chưa mặn mà với NCKH. Theo ý kiến một số giảng viên các trường đại học, một trong những nguyên nhân "rào cản" bắt đầu từ những thủ tục. Thực tế bấy lâu việc hồ sơ xin tài trợ NCKH hiện nay quá rườm rà và làm mất nhiều thời gian công sức.
Chính điều này làm cho những người tâm huyết với NCKH không có nhiều động lực để làm, còn nhiều giảng viên thì chỉ làm cho có. Và cũng chính cách quản lý cũ đã làm cho việc những kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng cao sau khi được nghiệm thu vẫn chỉ được "đóng gói và xếp vào góc tủ". Điều đó làm cho nhiều nhà khoa học tâm huyết mất dần hứng thú, triệt tiêu dần động lực.
Đâu là động lực?
Vì vậy, để kích thích, tạo động lực cho giảng viên tích cực, chủ động tham gia NCKH, điều đầu tiên đó là cần đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng kế hoạch KHCN, nhằm tạo môi trường thuận lợi để các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học đề xuất các nhiệm vụ KHCN các cấp. Trong đó cần xây dựng những hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý về quá trình đề xuất, đăng ký đề tài; công khai hóa các chương trình nghiên cứu các cấp, tạo điều kiện để giảng viên có thể tiếp cận đến các đề tài nghiên cứu trong các chương trình này.
Bên cạnh đó là thể chế hóa việc công khai danh mục, nội dung và thông tin các đề tài các cấp của cơ sở đào tạo để các giảng viên có thông tin, lựa chọn và tham gia nghiên cứu; hoàn thiện quy trình tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài KHCN các cấp trên cơ sở cạnh tranh và công bằng nhằm thu hút các nhà khoa học có khả năng, có tâm huyết với hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ và lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có đủ trình độ, năng lực và các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN được giao; xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin KHCN để hỗ trợ các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong việc cung cấp thông tin về các đề tài KHCN, về các chuyên gia đầu ngành, về quản lý các đề tài KHCN...
Những giải pháp cấp bách
Trước mắt, các cơ sở giáo dục nên tăng cường đầu tư kinh phí để thực hiện nhiệm vụ KHCN các cấp, đặc biệt là nguồn kinh phí từ ngân sách; tăng cường hỗ trợ kinh phí từ quỹ phát triển KHCN cho nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học; tăng cường đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ nghiên cứu; xây dựng cơ chế thu hút sự tài trợ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với các trường đại học để thực hiện các hợp đồng NCKH và chuyển giao công nghệ; hợp đồng cung cấp quy trình công nghệ mới; tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của nghiên cứu sinh như tham gia, tổ chức hội nghị hội thảo, công bố kết quả NCKH trong và ngoài nước...
Bên cạnh đó, cần đổi mới hoạt động phong trào thi đua, có chính sách khen thưởng nhằm động viên kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tích cực và đạt hiệu quả trong hoạt động KHCN, vinh danh các giảng viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học để tạo sự say mê và sáng tạo cho người làm công tác NCKH cống hiến toàn tâm, toàn lực cho công trình nghiên cứu của mình.
Theo giaoducthoidai.vn
Những câu chuyện khởi nghiệp độc đáo của sinh viên HUTECH Được biết đến với môi trường đại học năng động và chương trình đào tạo thực tiễn, giàu tính ứng dụng, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Đại học HUTECH) còn là một trong những "bệ phóng khởi nghiệp" vững vàng của nhiều thế hệ sinh viên với nhiều ý tưởng độc đáo cùng những thành công đáng ghi nhận. Cùng chia sẻ...