GS Võ Tòng Xuân: Kiên định mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
Giáo sư Võ Tòng Xuân đánh giá cao Chương trình GDPT mới và cho rằng đây là điểm nổi bật của ngành GD&ĐT trong nhiệm kỳ 5 năm qua, là tiền đề vững chắc cho những năm tới…
Ảnh minh họa. Ảnh: Quốc Ngữ.
Dấu ấn Chương trình GDPT mới
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết: Tôi rất hoan nghênh những cố gắng mà Ban soạn thảo đã dày công tham khảo nhiều chương trình hiện đại của các nước tiên tiến để áp dụng trong bối cảnh Việt Nam, soạn bộ chương trình cải tiến Giáo dục phổ thông từ nhà trẻ – mẫu giáo đến cuối lớp 12.
Đây là nền giáo dục căn bản mọi công dân Việt Nam cần phải đạt. Khi tốt nghiệp trình độ này công dân có thể tham gia lao động trong xã hội với tri thức và kỹ năng cơ bản về cách sống văn minh bằng ngôn ngữ Việt và một ngoại ngữ phổ biến. Được trang bị nền GDPT này công dân Việt Nam sẽ ngang hàng với công dân các nước tiên tiến. Với kỳ vọng này, tôi tin rằng Chương trình GDPT của chúng ta sẽ đạt mục tiêu đề ra.
Trong Chương trình GDPT tổng thể, về Kế hoạch giáo dục được đổi mới gần như hoàn toàn, tiếp cận được ngang tầm quốc tế. Nổi bật nhất là bốn môn học (1) Tiếng Việt – Ngữ văn, (2) Ngoại ngữ, (3) Toán, và (4) Giáo dục thể chất được học trong suốt quá trình 12 năm. Chương trình đã đạt mục tiêu đổi mới giáo dục Việt Nam một cách gần cơ bản và toàn diện.
Chúng ta cần tiếp tục đổi mới và xác định lớp mẫu giáo phải là đơn vị quan trọng nhất của giáo dục phổ thông, nên được bao gồm trong giáo dục phổ thông. Trong hệ thống giáo dục hiện tại của Việt Nam, các lớp mầm non và mẫu giáo của ta chưa được chú trọng đúng mức. Trong khi hệ thống giáo dục các quốc gia tiên tiến luôn coi trọng giáo dục mầm non, do giáo viên già dặn nghề giáo đảm trách…
Video đang HOT
Giáo sư Võ Tòng Xuân. Ảnh: Quốc Ngữ.
Nỗ lực thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết, đổi mới giáo dục và đào tạo đến nay được đánh giá bước đầu có hiệu quả. Đây cũng là mục tiêu quan trọng đã được đề ra từ Nghị quyết Đại hội IX, X, XI, XII.
Để tạo bước đột phá đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Giáo sư Võ Tòng Xuân đề nghị các bước đột phá:
Tập trung đầu tư, đổi mới từ các trường Sư phạm. Đây là nơi đào tạo giáo viên nên cần được đổi mới căn bản và toàn diện trước tiên.
Về chương trình đào tạo: 3 năm chuyên học lý thuyết và thực hành ngành chuyên môn (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ…) và 1 năm chuyên về phương pháp giảng dạy (lấy lớp học của mình để thực tập giảng cho bạn cùng lớp và giáo sư góp ý).
Song song đó, mỗi giáo sinh phải học nhuần nhuyễn một ngoại ngữ. Chú trọng Việt ngữ, ngay từ đầu từng giáo sinh phải luyện đúng phát âm, viết đúng câu văn.
Tập trung đầu tư, đổi mới chương trình dạy ngoại ngữ không chuyên, chú trọng giao tiếp, cho tất cả sinh viên cao đẳng và đại học.
Để kiểm định chất lượng đầu ra của các trường, nhà nước nên áp đặt cơ chế Thi kiểm định đầu ra đối với các văn bằng Bác sĩ y khoa, Dược sĩ, Luật sư, Kỹ sư, Cử nhân.
Hệ thống tín chỉ: không áp dụng đối với các trường không có đủ giảng viên phụ trách môn học. Hiện nay rất nhiều trường công bố áp dụng hệ thống tín chỉ, nhưng trong thực tế họ sử dụng niên chế.
Cần đưa song ngữ vào các trường mầm non đến hết cấp trung học.
Chấn chỉnh quy trình đào tạo sau đại học, bằng thạc sĩ và tiến sĩ. Học viên phải học và biết nghiên cứu thật sự để có kiến thức chuyên môn đúng theo trình độ thay vì tham dự hình thức chỉ để lấy bằng cấp…
Được chọn môn học cấp THPT: Học sinh hào hứng, giáo viên băn khoăn
Sắp tới, học sinh THPT sẽ được lựa chọn môn học theo sở thích, sở trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ được linh hoạt trong việc bố trí sắp xếp kế hoạch môn học, thời khóa biểu để học liên tục sớm kết thúc môn học.
Theo dự kiến, năm học 2022 - 2023, học sinh THPT sẽ được chọn môn học theo sở thích, sở trường. Ảnh minh họa: Q.Anh
Giảm bớt môn học
Điểm thay đổi lớn là việc cho phép học sinh được tự chọn môn học và phân hóa hướng nghiệp sớm đối với bậc học THPT. Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2022 - 2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12. Thay vì 13 môn như hiện nay, học sinh sẽ chỉ học 12 môn, gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn. 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.
Điểm mới nữa đó là học sinh bắt buộc phải lựa chọn 5 trong 3 nhóm môn học, nghĩa là sẽ có nhóm môn học sinh chọn tới 2 - 3 môn tùy theo năng lực, sở thích của mình. Cụ thể, học sinh còn phải bắt buộc chọn 5 môn từ 3 nhóm môn học cùng việc chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. 3 nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Việc học sinh được lựa chọn môn học trong khi nhiều học sinh vui mừng vì sắp tới thay vì phải "cõng" tất cả các môn là chỉ phải học nhóm môn theo năng lực, sở trường và có dự định để thi vào đại học... Tuy nhiên, học sinh được chọn môn học cũng tạo ra nhiều băn khoăn rằng khi học sinh tự chọn môn học liệu có ảnh hưởng đến công việc của giáo viên, đặc biệt là những giáo viên ở các môn mà học sinh ít lựa chọn như môn Lịch sử chẳng hạn. Đại diện Bộ GD&ĐT giải thích, để đảm bảo nhóm môn thuộc các lĩnh vực khác nhau đều có học sinh lựa chọn, chương trình quy định mỗi nhóm học sinh phải chọn tối thiểu một môn chứ không thể chọn 5 môn trong 2 nhóm, còn một nhóm không có môn nào được chọn.
Trước mối lo của giả thuyết học sinh học dồn ở một số môn được yêu thích và quay lưng với các môn khó học, ít được lựa chọn xét tuyển vào đại học... GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: "Học sinh được lựa chọn môn học là điều cần thiết, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước cũng đã cho phép. Việc giáo viên dạy ít hay nhiều, cái đó đã có nhà trường sắp xếp, bố trí. Giả sử, một giáo viên có thể dạy lớp ít học sinh, cái đó cũng là bình thường, bởi ngay cả nước ngoài, như bên Pháp chẳng hạn, cũng có nhiều ngôi trường chỉ dạy rất ít học sinh, nhưng họ vẫn làm tốt và đảm bảo chất lượng giáo dục".
Học liền mạch, kết thúc sớm
Cũng theo Bộ GD&ĐT, bên cạnh việc cho phép học sinh lựa chọn môn học, lần đầu tiên chương trình mới chỉ quy định thời lượng dạy học mỗi môn học trong năm, không quy định thời lượng đến từng tuần, để các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học. Đồng nghĩa với việc, các trường có thể sắp xếp thời khóa biểu linh hoạt; đặc biệt là cấp THPT (có nhiều môn tự chọn), các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập để đáp ứng nhu cầu của người học, vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Ở một số môn học, có thể bố trí học liền mạch để kết thúc sớm...
Từ góc độ quản lý nhà trường, thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TPHCM) cho biết, rất tán thành việc Bộ GD&ĐT cho phép thời khóa biểu thay đổi để cho học sinh có thể học một môn liên tục thời gian dài để kết thúc. Có thể thấy cách đổi mới này ở cấp THPT là phù hợp. Cách làm này giúp học sinh được đào sâu kiến thức, với quỹ thời gian dài giúp cho quá trình nghiên cứu khoa học tập trung không ảnh hưởng đến các môn khác. Là nền tảng, là cầu nối để các em theo học tín chỉ ở bậc đại học. Quản lý nhà trường cũng tập trung hơn, tinh gọn hơn. Nhà trường rất thuận lợi trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh.
Đối với giáo viên, theo thầy Huỳnh Thanh Phú, giúp giáo viên đầu tư chuyên môn sâu hơn và sử dụng quỹ thời gian tốt nhất. Cải tạo đời sống giáo viên vì có nhiều thời gian để dạy trường tư, dạy trung tâm hoặc làm việc khác. Việc xếp thời khóa biểu dễ dàng hơn và khi đó việc sử dụng công năng của hội trường nhiều hơn khi mà 2 hay 3 lớp có thể ghép chung, ập trung thời gian giúp giáo viên phải thay đổi liên tục phương pháp giảng dạy, thỏa sức sáng tạo: Học nhóm, thuyết trình, học dự án, dạy tích hợp, nghiên cứu khoa học, sân khấu hóa, làm phim... Phát huy được thế mạnh của giáo viên nếu biết cách phối hợp mỗi giáo viên có thể chia ra dạy theo chuyên đề.
"Cũng sẽ có những giáo viên lo lắng nếu dạy xong môn giáo viên nghỉ thì tính sao? Theo tôi, việc này đâu có gì phải suy tư do đã dạy đủ thời lượng quy đinh là hợp pháp, hợp lý. Trường hợp học sinh quên kiến thức khi chuyển sang môn khác, việc này là lẽ thường đa phần học sinh thi xong là quên ngay, chỉ những môn phục vụ cho việc thi đại học thì phải nhớ để làm bài tốt nhưng thi xong là quên. Về việc sắp xếp môn nào sẽ dạy trước phải đặt quyền lợi của học sinh trên hết, chẳng hạn sau khi hoàn tất các môn không chính ban tập trung giải quyết các môn còn lại", thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ thêm.
Thầy giáo Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TPHCM) cho biết: "Tôi ủng hộ với đề xuất của Bộ GD&ĐT trong học sinh được lựa chọn môn học, đặc biệt là "cởi trói" ràng buộc ưu tiên xếp thời khóa biểu và định lượng thời gian làm cho mọi thành viên trong nhà trường hình thành phản xạ có điều kiện đều này trở nên nhàm chán, theo kiểu tư duy duy ý chí. Chính sự thay đổi môn liên tục làm cho người lãnh đạo phải "trend" theo và khi đó khơi dậy tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý cũng là động lực truyền cảm hứng cho nhà trường".
Giáo viên lo sợ, học sinh phấn khích trước thông tin học sinh THPT sẽ được tự lựa chọn môn học Theo chương trình Giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2022, học sinh THPT sẽ chỉ học 12 môn gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn, thay vì 13 môn bắt buộc như chương trình đang được áp dụng hiện tại. Thông tin này nhận lại nhiều phản ứng trái ngược giữa giáo viên và...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Trung Quốc bị chế giễu vì "vươn cổ một cách sai trái", netizen mỉa mai: Xem mà thấy mỏi vai gáy giùm
Hậu trường phim
23:39:53 02/05/2025
Mỹ nhân đầu tiên mặc bikini lên màn ảnh, tiền cột thành bó, đi hát 20 người theo sau
Sao việt
23:37:01 02/05/2025
Người gom phế liệu nhặt được nhẫn vàng gắn đá quý trong túi rác
Tin nổi bật
23:21:01 02/05/2025
Cưới bằng được hot girl xinh đẹp, tôi không ngờ có ngày phải "trả giá đắt"
Góc tâm tình
23:18:20 02/05/2025
Bruno Fernandes đi vào lịch sử Europa League
Sao thể thao
23:15:24 02/05/2025
243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp luật
23:14:24 02/05/2025
'Weak Hero Class 2' vượt phần 1 lập kỷ lục mới
Phim châu á
23:04:32 02/05/2025
AI khiến bằng đại học trở nên lỗi thời trong mắt gen Z?
Thế giới
22:37:41 02/05/2025
Park Bo Gum: Nam thần ấm áp của màn ảnh Hàn Quốc
Sao châu á
22:30:45 02/05/2025
Thần Tài chỉ đích danh sau ngày mai (3/5/2025), 3 con giáp có lộc kinh doanh, công việc suôn sẻ trăm đường, tiền bạc tíu tít rủ nhau về túi
Trắc nghiệm
22:18:26 02/05/2025