GS Văn Như Cương nói về nạn “đi thầy”
Sau nhiều chuyện không vui xảy ra quanh ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam vừa qua, GS Văn Như Cương đã “trải lòng” đầy xúc cảm về “nạn” “đi thầy” trong môi trường giáo dục hiện nay.
Ngày trước chẳng ai nghĩ “đi” thầy
Để trở thành một nhà giáo “lão thành” hẳn thầy cũng từng trải qua thời “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, xin thầy chia sẻ những kỉ niệm của thời học sinh?
Con đường học tập của tôi khá suôn sẻ. Tôi học tiểu học ở trường làng, học THCS ở trường huyện, học THPT ở trường Huỳnh Thúc Kháng, tỉnh Nghệ An.
Trường học cấp 3 xa nhà đến 60 cây số, tôi phải tự nấu ăn, nhiều khi đứt bữa vì hết gạo hết tiền, đành ăn ngô rang đi học. Tôi nhớ hồi ấy suốt năm học tôi chỉ có hai cái quần, một mới và một cũ, cái quần mới thì đã cũ, còn cái quần cũ thì đã rách… Tuy vậy, cuộc đời học sinh vẫn rất vui tươi và đầy mộng ước.
Rồi bước chân vào giảng đường đại học, tôi là sinh viên của ĐHSP Hà Nội, sau đó làm nghiên cứu sinh ở Mạc Tư Khoa (Liên Xô cũ). 3 năm làm nghiên cứu sinh ở Nga, tôi đã để râu. Lúc về nước, bộ râu này cực kỳ có hại. Vợ tôi không đồng ý. Mẹ tôi không đồng ý.
Nhiều lần, tôi đang lim dim ngủ, mẹ tôi bàn với vợ tôi: “Mẹ lên mẹ cắt cái bộ râu của nó, để nó phải cạo đi. Ai lại để râu như thế, trông không hợp tí nào”. Đúng là lúc ấy, để râu là có vấn đề. Hoặc là bất mãn hoặc là gì đó, nhất là để râu hoặc cạo tóc.
Thuở hoa niên, hình ảnh cậu học trò Văn Như Cương trong mắt thầy cô giáo như thế nào?
Tuổi học trò của tôi rơi đúng vào thời gian kháng chiến chống Pháp (từ 1945- 1954) nên chúng tôi phải học phân tán trong nhà dân, trong đình, trong chùa, học ban đêm, phải đào hầm tránh bom đạn…
Tôi vẫn còn nhớ, hồi ấy cả nước cùng đánh giặc, chúng tôi chẳng hề biết đến sách giáo khoa là gì. Thầy giảng bài trên lớp và cho chúng tôi ghi tóm tắt bài học vào vở, ngay cả bài tập về nhà thầy cũng phải đọc cho chúng tôi chép.
Tôi được xem là học sinh ngoan, lễ phép, ít nghịch ngợm (thực ra thì cũng nghịch, nhưng nghịch ngầm, thầy cô không biết). Học hành xem như cũng được, làm văn cũng hay còn toán thì nhiều khi tính sai… Có lần được thầy bộ môn Toán phê trong học bạ là: “Giỏi nhất lớp”. Tôi rất vui.
Video đang HOT
Tôi vẫn căn dặn các trò, hãy trung thực đừng dối trá, hãy vị tha đừng vị kỉ, hãy hòa đồng đừng đố kị, hãy cao thượng đừng thấp hèn, hãy độc lập suy nghĩ đừng a dua bầy đàn, hãy nói lời thanh cao đừng buông câu tục tĩu. Ảnh: VNE.
Thầy cô nào đã để lại trong thầy ấn tượng tốt đẹp về nghề giáo?
Trong đời đi học của mình, tôi không được học với một cô giáo nào kể từ tiểu học cho đến đại học. Mãi đến khi làm nghiên cứu sinh tôi mới được học với một nữ toán học có tiếng.
Thầy giáo để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất là GS Nguyễn Thúc Hào. Thầy là người dạy tôi ngay từ năm đầu tiên tôi vào ĐHSP và trong những năm sau đó. Khi tốt nghiệp, tôi được giữ lại làm việc dưới sự hướng dẫn của thầy, kể cả khi thầy làm Hiệu trưởng trường ĐHSP Vinh.
Năm thầy thọ 95 tuổi, tôi có làm bài thơ tặng thầy: “Thầy mãi là Thầy của chúng con – Tấm gương soi sáng mọi tâm hồn – Cuộc đời gieo hạt trong như ngọc – Sự nghiệp trồng người đỏ tựa son. Hiệu trưởng quang minh, danh sáng mãi – Giáo sư thanh bạch, tiếng thơm còn – Chín mươi lăm tuổi: Bài thơ đẹp – Đức trọng, tài cao sánh núi non”.
Liệu có thầy cô nào khiến thầy không hài lòng không?
Quả thật không có thầy nào như vậy kể cả những thầy có lúc đã đánh tôi. Ở bậc tiểu học, tôi cũng đã đôi lần bị thầy đánh, nhưng không bao giờ oán trách gì, vì hồi bấy giờ việc thầy đánh trò là chuyện bình thường.
Khi còn đi học, thầy và các bạn cùng lứa thể hiện tình cảm với thầy cô thế nào trong ngày Nhà giáo Việt Nam?
Hồi tôi đi học phổ thông thì chưa có ngày Hiến chương Nhà giáo. Còn những ngày tết, ngày lễ thì chúng tôi cũng không biết và không nghĩ đến việc “đi” thầy, thậm chí cũng không có lấy một tấm thiếp chúc mừng hay một bông hoa tặng thầy, cô. Đơn giản là vì trong kháng chiến, chẳng có ai in thiếp mừng, và cũng chả có ai bán hoa.
Về sau này khi đời sống khá giả hơn thì lại là chuyện khác. Không phải vì “phú quý sinh lễ nghĩa” mà vì ta có điều kiện để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của mình.
Tình cảm chân thật luôn đáng quý
Bây giờ khi đã là nhà giáo, và lại là hiệu trưởng một trường danh tiếng, thầy có suy nghĩ gì về những món quà tặng thầy cô nhân ngày nhà Nhà giáo Việt Nam?
Ngày Nhà giáo Việt nam là một trong những truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Tôi cho rằng những món quà gửi đến thầy cô giáo (một thiếp chúc mừng, một bó hoa, một món quà nhỏ…) đều biểu hiện cho tình cảm chân thật của học sinh và cha mẹ học sinh. Tôi không nghĩ rằng điều đó mang tính vụ lợi, hoặc là nếu có đi nữa thì cũng rất ít…
Thầy nghĩ sao khi nhiều phụ huynh coi đây là dịp lấy lòng thầy cô và nhiều người nghĩ rằng nếu mình không “đi” thì thầy cô sẽ “trù” con mình?
Ở trường tôi, cá nhân từng phụ huynh hoặc học sinh không đến thầy cô giáo riêng lẻ để chúc mừng. Thường là một món quà của tập thể phụ huynh lớp và do ban đại diện cha mẹ thay mặt cho lớp kính tặng. Vì thế không có tâm lí chơi trội để lấy lòng hay tâm lí sợ bị trù úm.
Việc “đi” thầy cô trong ngày này giờ đã thành “trào lưu”, điều này vô tình tạo áp lực cho các học sinh có gia cảnh nghèo, thầy nghĩ sao về điều này?
Ban đại diện cha mẹ của trường nên phối hợp với nhà trường để có một ngày Nhà giáo Việt Nam thực sự có văn hóa và phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương. Tôi vẫn căn dặn các em, hãy trung thực đừng dối trá, hãy vị tha đừng vị kỉ, hãy hòa đồng đừng đố kị, hãy cao thượng đừng thấp hèn, hãy độc lập suy nghĩ đừng a dua bầy đàn, hãy nói lời thanh cao đừng buông câu tục tĩu.
Thầy đã xây dựng thành công mô hình trường Lương Thế Vinh, phá bỏ suy nghĩ “trường dân lập cứ đóng nhiều tiền là được học”. Lương Thế Vinh giờ đã trở thành thương hiệu với tỉ lệ học sinh đỗ đại học cao. Để xây dựng được thương hiệu đó, thầy đã phải vất vả thế nào?
Cố nhiên là có nhiều vất vả, thậm chí là không kể xiết. Bởi vì để xây dựng được thương hiệu Lương Thế Vinh như hiện nay, tôi đã bắt đầu bằng những con số 0. Không thầy giáo, không học sinh, không bàn ghế, không lớp học, không một đồng vốn… Chỉ có một ý tưởng và một sự liều lĩnh mà thôi.
Trong số những học trò của thầy sau này cũng sẽ có người trở thành giáo viên, thầy đã nhắn nhủ học trò mình điều gì?
Học trò trường Lương Thế Vinh đậu vào đại học với tỉ lệ khá cao, nhưng vào trường ĐHSP thì không nhiều lắm, đó là một trong những điều làm tôi không vui. Nghề giáo vẫn là một nghề cao quý, nhưng chưa phải là một nghề hấp dẫn.
Đã có lần, tôi gửi cho học sinh mình bài thơ: “Các em vào đại học thầy vui – Duy chút băn khoăn, chút ngậm ngùi – Ít em mong muốn vào sư phạm – Ai sẽ thay thầy tuổi bảy mươi?”. Tôi nhớ, năm ấy số các em thi vào ĐHSP có nhiều hơn chút đỉnh. Hiện nay đã có những học sinh của Lương Thế Vinh trở thành thầy cô giáo của trường. Đó là niềm vui!
Nhiều người nói giới trẻ ngày nay đang biến chất và quay lưng lại với thuần phong mĩ tục của dân tộc, theo tôi thì không phải như vậy. Không thể bắt các em xem cải lương, dân ca hay tuồng chèo hàng ngày.
Những giá trị đó thì ai cũng biết, cũng hiểu và tôn trọng nhưng nó không phù hợp với bọn trẻ. Thế nên đừng vì đó mà quy kết rằng các em quay lưng lại với truyền thống. Tuổi 70 của chúng tôi phải học tập nhiều ở tuổi 17 bây giờ.
Xin cảm ơn thầy!
Theo người đưa tin
Độc đáo 'Thư gửi Juliet' của học sinh Ams
Bức thư được gắn trên tường với tựa đề "Thư gửi Juliet" là lời cảm ơn tới thầy, cô của học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam rất độc đáo, song với những ai đã từng đọc nó sẽ không khỏi xúc động.
Mỗi dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam lại hào hứng làm báo tường thể hiện lòng biết ơn tới các thầy, cô cũng như bày tỏ niềm tự hào về ngôi trường của mình.
Những bức thư dành tặng riêng cho thầy cô.
Một trong những tác phẩm vừa độc đáo, vừa khiến người đọc không khỏi xúc động là "Thư gửi Juliet". Bức thư dù ngắn ngủi, nhưng đó là lời tri ân sâu sắc tới thầy, cô mà các em yêu mến, cách thể hiện rất teen: "Mỗi ngày, hàng trăm, hàng nghìn con người đến thành phố Verona mộng mơ của đất nước hình chiếc ủng Italia sẽ chiêm ngưỡng khung cảnh mà Shakespeare đã lấy làm nền cho vở kịch nổi tiếng của ông, để thăm ngôi nhà với chiếc ban công huyền thoại của nàng Juliet và chàng Romeo, và cũng là để gắn lên "Bức tường Juliet" nổi tiếng một bức thư, mong nàng sẽ thấu hiểu và giúp cho tình yêu của nàng và nửa kia son sắt mãi mãi.
Giờ đây, Hóa 11 (11-14) đã dựng lên một bức tường gần "đồng phân", bức tường cũng gắn đầy những bức thư nhưng những tâm sự này không phải về tình yêu đôi lứa, cũng chẳng phải là gửi cho nàng Juliet của Shakespeare mà là đôi dòng cảm xúc về tình cảm thầy trò, gửi đến các thầy các cô kính mến với tất cả yêu thương.
Mong sao các thầy cô sẽ đọc những bước thư và hiểu được rằng chúng con yêu các thầy cô nhiều lắm! Mong sao các thầy cô sẽ mãi mạnh khỏe, mãi nhiệt huyết và mãi yêu chúng con thật nhiều như thế này đều có thể chịu đựng sự cứng đầu như kim cương, sự chanh chua như axit, sự hỗn loạn như các Electron tự do và quan trọng hơn cả là tình yêu dữ dội giành cho các thầy cô như khi cho ôxi phản ứng với hidro".
Đó không chỉ là tình cảm của riêng lớp 11 Hóa, mà của nhiều học sinh của trường luôn yêu mến thầy, cô giáo. Lê Hải An - Học sinh lớp 12A1 - tâm sự: "Em thấy mình là người may mắn, khi được dự dìu dắt ân cần của các thầy, cô trong trường. Được thầy cô chắp cách ước mơ, từng bước, mệt mài chăm lo, bồi đắp tri thức chỉ bảo cách đối nhân xử thế. Nhờ đó, em và các bạn đã thu được nhiều thành công trong học tập. Chúng em cảm thấy luôn tự hào vì thầy cô, là học sinh của ngôi trường truyền thống".
Theo Gia Đình & Xã Hội
36% sinh viên tốt nghiệp khá giỏi Ngày 20-11, Trường ĐH Văn Hiến tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao bằng tốt nghiệp cho 1.155 sinh viên, trong đó ĐH có 978 sinh viên, CĐ có 131 sinh viên và 46 sinh viên hệ TCCN. Sinh viên đạt loạt giỏi có 27 em, loại khá 386 em, đạt tỉ lệ 36%. Dịp này lãnh đạo...