GS Trần Văn Nam: Nên giữ lại chuẩn tối thiểu phải có 1 công bố trên ISI-Scopus

Theo dõi VGT trên

Với quy định mới này thì sẽ có một số cơ sở đào tạo đại học tái diễn tình trạng đào tạo Tiến sĩ như cũ, một số ít sẽ vẫn giữ chuẩn đầu ra như Thông tư 08/2017.

LTS: Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành gây nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề tiêu chuẩn đầu ra.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Trần Văn Nam, nguyên Giám đốc Đại học Đà Nẵng.

Phóng viên: Thưa thầy, thầy đán.h giá như thế nào về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ mới được ban hành? Nó có những ưu – nhược điểm nào so với Thông tư 08/2017 trước đây?

Giáo sư Trần Văn Nam: So với quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ ban hành theo thông tư 08/2017/TT-BGDĐT, ngày 04/4/2017 và quy chế mới ban hành theo thông tư số 18/2021/TT- BGDĐT, ngày 28/6/2021 tôi thấy có những ưu điểm nổi bật, nhưng cũng có những điểm cần trao đổi thêm.

Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư về cơ bản vẫn giữ như quy chế cũ, nhưng có một số nổi bật: quy chế khung, có những quy định, các mức cơ bản để đảm bảo chất lượng đào tạo tối thiểu của một Tiến sĩ.

Các cơ sở giáo dục Đại học có thể dựa vào quy chế này ban hành quy chế riêng cho cơ sở mình với các tiêu chuẩn cao hơn.

Quy chế phù hợp với Luật Giáo dục đại học, tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt hơn cho cả cơ sở đào tạo và nghiên cứu sinh trong quá trình tuyển sinh và đào tạo Tiến sĩ, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy tự chủ.

Tăng cường trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch, nhằm tạo lập niềm tin của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam.

Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tổ chức triển khai, từ xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức tuyển sinh và công nhận nghiên cứu sinh, tổ chức đào tạo, chuẩn đầu ra và cấp bằng.

Quy chế cũng quy định tiêu chuẩn để hướng dẫn nghiên cứu sinh, số lượng nghiên cứu sinh được hướng dẫn tối đa, thời gian đào tạo, số lượng tín chỉ, chuyên đề,… công nhận năng lực ngoại ngữ theo khung 6 bậc…

GS Trần Văn Nam: Nên giữ lại chuẩn tối thiểu phải có 1 công bố trên ISI-Scopus - Hình 1

Giáo sư Trần Văn Nam, nguyên Giám đốc Đại học Đà Nẵng chia sẻ về những bất cập, hạn chế của Thông tư 18/2021 so với Thông tư 08/2017. Ảnh: AN

Video đang HOT

Còn nhược điểm thì chủ yếu xoay quanh quy chế mới là chuẩn đầu ra chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo khung tiêu chuẩn đán.h giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên).

Phóng viên: Thông tư mới không quy định bắt buộc Nghiên cứu sinh phải có bài báo thuộc danh mục ISI-Scopus.

Xung quanh vấn đề này đã nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều nhau. Trong đó, có ý kiến cho rằng, đây là một bước “thụt lùi” so với các quy định trước đây. Quan điểm của thầy về vấn đề này như thế nào?

Giáo sư Trần Văn Nam: Tôi nhớ năm 2003 Giáo sư Trần Văn Thọ (Tokyo) có viết trên Tia Sáng đặt ra hai vấn đề: (1) Việt Nam duy trì quy trình đào tạo Tiến sĩ theo tiêu chuẩn riêng của mình và văn bằng này xem như hàng nội địa tiêu thụ tại nước mình; (2) Xem học vị Tiến sĩ phải tương đương hoặc gần tương đương văn bằng nước ngoài.

Và nếu chọn phương án 2 thì có nhiều giải pháp cần phải cải tiến, mãi đến năm 2017 quy định mới ban hành chuẩn đầu ra tiếp cận với quốc tế.

Đó là nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus;

Hoặc đã công bố tối thiểu 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Do quy định này và tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu vào khắt khe nên số lượng nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo bị giảm đáng kể và số nghiên cứu sinh đủ điều kiện bảo vệ cũng giảm.

Nhưng rõ ràng người hướng dẫn có trách nhiệm hơn, thái độ làm việc của nghiên cứu sinh nghiêm túc hơn, chất lượng luận án được nâng cao, số lượng bài báo ISI-Scopus cũng tăng lên hàng năm.

Nhờ yêu cầu như vậy nên những người muốn làm nghiên cứu sinh trong nước cũng phải có thời gian chuẩn bị về ngoại ngữ rất nghiêm túc, không khác gì chuẩn đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

Nghiên cứu sinh tham gia vào các dự án nghiên cứu của thầy, đề tài Nafosted cũng tăng lên đáng kể. Nhờ có đề án 322, 911 mà Việt Nam có một đội ngũ Tiến sĩ được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến, họ am hiểu quy trình đào tạo tiến sĩ và có kinh nghiệm làm dự án, viết báo ISI.

Nhiều người sớm trở thành Phó Giáo sư và ngay cả Giáo sư rất trẻ nên cũng là lực lượng hướng dẫn nghiên cứu sinh có công bố quốc tế ISI khá mạnh ở các đại học.

Nhiều đại học, hay người hướng dẫn còn yêu cầu nghiên cứu sinh phải đạt cao hơn, không chỉ 1 mà 2, 3 bài với chuẩn Q1, Q2,…

Tiến sĩ tốt nghiệp trong nước và nước ngoài ít nhất cũng có một chuẩn so sánh là công bố quốc tế, họ hoàn toàn tự hào là mình không thua kém gì.

Rõ ràng nhờ thông tư 08/2017 mà số lượng bài báo ISI không chỉ lĩnh vực khoa học cơ bản, tự nhiên, kỹ thuật tăng lên mà khoa học xã hội cũng tăng lên đáng kể.

Số lượng Phó Giáo sư, Giáo sư theo tiêu chuẩn mới tiếp cận với quốc tế trong những năm gần đây cũng tăng lên và trẻ hóa nhiều, phần lớn cũng nhờ đào tạo nghiên cứu sinh và công bố quốc tế.

Phải nói thêm rằng các Tạp chí khoa học trong nước đều đặt mục tiêu vào danh mục WoS/Scopus, nhưng vẫn còn khó khăn lắm, một phần lớn là do chất lượng các bài báo và trích dẫn (Việt Nam chỉ có 7 Tạp chí trong hệ thống Web of Science và 06 Tạp chí trong hệ thống Scopus).

Vì vậy các bài đăng trên Tạp chí trong nước không thuộc danh mục WoS/Scopus rõ ràng không thể đán.h đồng chất lượng cao được, mặc dù là được Hội đồng chức danh Giáo sư ngành cho điểm từ 0 đến 0,75.

Tôi cũng được biết trong các Hội đồng chức danh Giáo sư ngành khi đán.h giá các bài báo ở Tạp chí Việt Nam thì ít có bài nào đạt điểm tối đa theo quy định. Cho nên có 3 bài để đạt 2 điểm công trình thì rất khó khăn.

Vì vậy, theo tôi trước mắt nên giữ lại tiêu chuẩn tối thiểu phải có 1 công bố trên ISI-Scopus, sau đó từng bước nâng dần lên 2 bài. Giai đoạn đầu sẽ ít nghiên cứu sinh, nhưng chất lượng Tiến sĩ tiệm cận quốc tế, sau đó sẽ tăng dần số lượng nghiên cứu sinh.

Nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có tối thiểu 1 bài là tác giả chính đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus.

Bài còn lại là tác giả chính công bố tại các tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo khung tiêu chuẩn đán.h giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên) hoặc công bố trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện.

GS Trần Văn Nam: Nên giữ lại chuẩn tối thiểu phải có 1 công bố trên ISI-Scopus - Hình 2

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai đề án 89 với việc đào tạo 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ nhưng với quy chế đào tạo Tiến sĩ theo thông tư 18/2021 mới ban hành gây nhiều lo ngại sẽ có những “lò ấp” Tiến sĩ ra đời. Ảnh: AN

Phóng viên: Lâu nay, dư luận xã hội vẫn bức xúc trước tình trạng các “lò ấp” Tiến sĩ với chất lượng đào tạo kém, liệu với quy định mới này (Thông tư 18/2021) có khiến tình trạng trên tái diễn phức tạp hơn? Và vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng hiện nay trong đào tạo Tiến sĩ là gì, thưa thầy?

Giáo sư Trần Văn Nam: Tôi nghĩ với quy định mới này thì chắc chắn sẽ có một số cơ sở đào tạo đại học tái diễn tình trạng đào tạo tiến sĩ như cũ, một số ít cơ sở sẽ vẫn giữ chuẩn đầu ra như đang triển khai theo thông tư 08/2017.

Vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng hiện nay trong đào tạo tiến sĩ là phải có quy trình đào tạo theo chuẩn mực các nước tiên tiến và chúng ta đã có cơ sở từ Thông tư 08/2021 rồi.

Cộng thêm người hướng dẫn chính phải biên chế chính thức của cơ sở giáo dục đại học của nghiên cứu sinh, nghiên cứu sinh phải làm tập trung toàn thời gian, luận án tiến sĩ phải có tính học thuật và tính độc sáng, phải có công bố trên tạp chí WoS/Scopus.

Phóng viên: Tại các nước tiên tiến trên thế giới thì quy trình đào tạo Tiến sĩ như thế nào thưa thầy và họ có bắt buộc nghiên cứu sinh phải có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI-Scopus không?

Giáo sư Trần Văn Nam: Theo tôi được biết thì một số các nước tiên tiến trên thế giới giao quyền lại cho các đại học và Giáo sư hướng dẫn, đặc biệt là các đại học hàng đầu.

Nhưng việc đăng các bài báo trên tạp chí ISI hay các hội nghị khoa học uy tín là việc làm thường xuyên của Giáo sư và Giáo sư cũng bắt buộc nghiên cứu sinh thực hiện.

Còn lại một số các nước tiên tiến như Hàn Quốc, Đài Loan, Úc,… và các nước đang phát triển (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ,… thì đều quy định nghiên cứu sinh phải có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus; thậm chí có đại học quy định hẵn thuộc ISI với hạng Q cao nữa (Q1/Q2).

Xin cảm ơn thầy về cuộc trao đổi !

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến góp ý chuẩn tiến sĩ mới

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ GD&ĐT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới.

Trong công văn gửi Bộ GD&ĐT nêu rõ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhận được ý kiến của một số nhà khoa học, nhà giáo về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới được Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 18 năm 2021

Do đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT nghiên cứu các ý kiến góp ý trên tinh thần cầu thị, nghiêm túc, có hình thức phù hợp để trao đổi ý kiến thật sự khoa học và tiếp thu các ý kiến xác đáng nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sĩ. Đối với những ngành đặc thù thì có quy định cho phù hợp, đảm bảo chất lượng.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến góp ý chuẩn tiến sĩ mới - Hình 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. (Ảnh: VGP)

Ngày 28/6, Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới, trong đó bỏ quy định nghiên cứu sinh tiến sĩ phải có ít nhất 2 công bố trên tạp chí quốc tế. Thông tin này nhận được nhiều sự quan tâm.

Bên cạnh ý kiến ủng hộ, nhiều chuyên gia cho rằng, nghiên cứu sinh tối thiểu phải có công bố quốc tế (ngoài các công bố trong nước, chí ít phải thêm bài kỷ yếu hội thảo quốc tế, hoặc tạp chí quốc tế bằng tiếng nước ngoài, chưa yêu cầu phải ISI/Scopus) để tăng cường khả năng hội nhập. Thế nhưng quy chế mới lại không cần công bố quốc tế cả người hướng dẫn và nghiên cứu sinh.

Theo các chuyên gia nếu chuẩn đầu ra không cao hơn, thì ít nhất cũng nên giữ như quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ năm 2017 chứ không nên quay về cách đo chất lượng như quy chế cũ từ lâu đời. Đó rõ ràng là bước lùi của khoa học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Primmy Trương lần đầu khoe diện mạo quý tử, được nhận xét là "phiên bản mini" của Phan Thành
18:12:42 05/10/2024
Phương Lan xin lỗi vụ ồn ào, tiết lộ mối quan hệ với Minh Dự, Nam Thư
21:21:16 05/10/2024
Team Quang Linh lại có biến, 1 thành viên tỏ thái độ, bằng mặt không bằng lòng?
17:31:55 05/10/2024
Clip Hoa hậu Quế Anh ngập ngừng vì bị ông Nawat chất vấn trực tiếp
17:33:51 05/10/2024
Xôn xao ảnh ngôi mộ chú cún mang họ Nguyễn, 7 triệu người tràn vào tranh luận
18:22:09 05/10/2024
MC Kỳ Duyên gợi cảm tuổ.i U60, Phan Như Thảo sexy hậu giảm cân
23:35:58 05/10/2024
Phạm Văn Phương bỏ lỡ lễ trao giải vì chăm con đi thi
19:35:26 05/10/2024
Một nam nghệ sĩ bị hiểu lầm ăn cơm từ thiện: Thà bán tài sản chứ không xin ai một đồng
21:54:03 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Em gái Trấn Thành đã chia tay

Sao việt

23:56:38 05/10/2024
Thánh soi phát hiện loạt hint Uyển Ân và bạn trai không còn tương tác hay xuất hiện cùng nhau trong thời gian gần đây.

Sao Hoa ngữ 5/10: Sao 'Tiếu ngạo giang hồ' đợi bạn gái kém 36 tuổ.i ra tù để cưới

Sao châu á

23:47:23 05/10/2024
Ngôi sao phim Tiếu ngạo giang hồ Lý Long Cơ cho biết, ông vẫn quyết đợi bạn gái kém 36 tuổ.i ra tù để tặng hết tài sản cho cô và tính chuyện kết hôn.

Nhan sắc gâ.y số.c của mỹ nam bị đòi giải nghệ vì gầy trơ xương

Hậu trường phim

23:01:08 05/10/2024
Nhiều người nhận xét La Vân Hi đã tăng cân nên gương mặt đầy đặn hơn hẳn, trạng thái tinh thần khoẻ khoắn và tràn đầy năng lượng.

Dàn mỹ nhân bóng đá Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đọ sắc với hoa hậu Ngọc Hân, ai xinh đẹp nhất?

Netizen

22:24:34 05/10/2024
Dàn cầu thủ diện áo dài Việt Nam và chụp ảnh tại các địa điểm đẹp tại Hà Nội. Giải đấu có 4 đội bóng tham dự gồm CLB nữ Thái Nguyên T&T, CLB nữ Hà Nội, Manila Digger FC (Philippines) và Bắc Kinh FC (Trung Quốc)

Trò cưng ông Troussier chật vật ở tuyển Việt Nam mới

Sao thể thao

21:53:37 05/10/2024
Nửa năm sau khi HLV Philippe Troussier ra đi, Nguyễn Thái Sơn không còn là bất khả xâm phạm ở đội tuyển Việt Nam.

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

Thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

Leonardo DiCaprio hạnh phúc bên bạn gái siêu mẫu kém 23 tuổ.i

Sao âu mỹ

21:08:33 05/10/2024
Leonardo DiCaprio được nhìn thấy đang âu yếm bạn gái siêu mẫu Vittoria Ceretti trên một ban công đẹp như tranh vẽ ở Rome.

'Nữ hoàng vai phụ' Thụy Mười tiết lộ bạn diễn nam ăn ý nhất trong nghề

Tv show

20:58:06 05/10/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , nghệ sĩ Thụy Mười thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình về vai trò của bạn diễn trên sân khấu.

Lisa bị giễu cợt

Nhạc quốc tế

19:47:14 05/10/2024
Việc chế giễu Lisa vì cô gửi đề cử cho Grammy là hành động độc hại , chỉ nhằm hạ bệ nghệ sĩ. Năm qua, Lisa phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc ấn tượng, dẫn đầu trong dàn nghệ sĩ nữ solo của Kpop.

Vĩnh Long: Chủ trại hòm livestream, xúc phạm trụ trì bị phạt 15 triệu đồng

Xã hội

19:43:44 05/10/2024
Cho rằng trụ trì ở Vĩnh Long làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, ông L.H.N đã đến chùa tìm để hỏi cho ra lẽ. Không gặp được trụ trì, người này ra cổng livestream với câu từ khó nghe.