GS. Trần Bình Giang và những đóng góp xuất sắc cho ngành Y
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức với công trình “Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ của phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh ở bụng” giúp cho 16.000 bệnh nhân giảm bớt đau đớn và tai biến khi phẫu thuật vừa được vinh danh là 1 trong 12 cá nhân xuất sắc của giải thương Vinh quang Việt Nam do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng.
Từ chàng trai giỏi Văn thành GS đầu ngành phẫu thuật nội soi
Trong cuộc đời hơn 30 năm công tác trong ngành Y, GS. Trần Bình Giang đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng lớn với các cung bậc cảm xúc khác nhau. Và khi được vinh danh là 1 trong 12 cá nhân tiêu biểu của Vinh quang Việt Nam lần này càng khiến ông tự hào và cảm thấy may mắn khi cơ duyên cuộc đời đưa ông đến với nghề Y.
GS. Trần Bình Giang nhận giải Vinh quang Việt Nam. Ảnh: DN
Vốn học giỏi lại say mê nghiên cứu nên những năm học Đại học Y Hà Nội, GS. Giang đều lọt vào top đầu và là một trong số ít sinh viên được nhận học bổng. Ông cũng là một trong 3 sinh viên của trường được dự Đại hội sinh viên xuất sắc các trường đại học toàn quốc lần đầu tiên năm 1983.
Chứng kiến nỗi đau của sự mất mát và chia xa của gia đình, ông cảm nhận rõ ràng sự khắc nghiệt của cuộc sống, sự bất lực của con người trước bệnh tật, vậy nên, vốn là chàng trai có năng khiếu văn chương, đã từng tham dự kỳ thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc, nhưng chàng trai nghèo quê lúa Thái Bình lại quyết tâm thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội với suy nghĩ giản đơn đây là một nghề có thể cứu người, giúp họ giảm bớt nỗi đau thể xác và sinh ly tử biệt.
Theo lời GS. Giang, gia đình ông có đến 9 người con, nhưng 5 người đã mất vì đau ốm bệnh tật. Đặc biệt, câu chuyện buồn của chị gái ông là một nỗi ám ảnh ghê gớm với ông khi chị 5 lần sinh nở nhưng 3 lần phải chứng kiến cảnh con bị sốt cao, co giật và mất. Chưa kể, bản thân ông từ bé cũng là người hay ốm đau và ám ảnh với những mũi tiêm đau đớn mỗi lần phải đến trạm xá.GS. Trần Bình Giang là con út trong một gia đình có 4 anh, em. Tuổi thơ của ông trôi qua vừa êm đềm nhưng cũng nhiều lo lắng bên dòng sông Luộc, tỉnh Thái Bình.
Video đang HOT
Năm thứ 5, ông đỗ đầu vòng thi Nội trú và chọn môn ngoại để theo học. Và sau khi ra trường, chàng bác sỹ nội trú ấy tiếp tục đứng đầu lớp học tiếng Pháp, để tháng 5/1990 được lựa chọn là người Việt Nam đầu tiên được sang BV danh tiếng COCHIN, Đại học PARIS 6 học tập, nghiên cứu về ghép tạng.
Sau đó, ông tiếp tục được sang học tại Bệnh viện- Trường Đại học NICE-SOPHIA-ANTIPOLIS một Trung tâm nổi tiếng ở Pháp để học chuyên sâu về phẫu thuật nội soi và cũng là người đầu tiên được cấp bằng DIPLOME D,UNIVERSITE về lĩnh vực này. Đây chính là dấu mốc để lĩnh vực phẫu thuật nội soi ở Việt Nam được mở ra và phát triển.
“Cha đẻ” của những kỹ thuật khó
Sau một quá trình được đào tạo dài lâu tại quốc gia có nền y học phát triển, GS. Giang về Việt Nam và muốn triển khai kỹ thuật phẫu thuật nội soi, tuy nhiên, cơ sở vật chất trong nước lúc này rất thiếu thốn, không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của kỹ thuật.
Đem trăn trở này tâm sự với các GS đầu ngành ngoại khoa lúc đó về dự định của mình và được sự ủng hộ của các “cây đại thụ” trong ngành, GS. Giang đã có thể sắm được chiếc máy phẫu thuật nội soi để thực hiện ý định. Điểm bắt đầu mà chàng bác sỹ tài hoa này chọn lựa là phẫu thuật nội soi tuyến thượng thận.
Nghiên cứu khoa học của GS. Trần Bình Giang về mổ nội soi tuyến thượng thận đã được công bố quốc tế từ 2002. Cho đến nay, đã có hàng nghìn bệnh nhân được phẫu thuật nội soi và BV Việt Đức trở thành một trung tâm lớn trên thế giới về mổ tuyến thượng thận.
Một đóng góp mang ý nghĩa đặc biệt trong y học Việt Nam của GS. Trần Bình Giang là điều trị bảo tồn vỡ các tạng. Theo đó, nếu như trước đây 100% ca chấn thương vỡ gan, lá lách, thận đều phải mổ, thì nhờ có nghiên cứu của GS. Giang mà nay 95% ca chỉ điều trị bảo tồn, giúp người bệnh không bị đau nhiều như mổ, ít mất máu, ít biến chứng, thời gian hồi phục nhanh.
Bên cạnh đó, GS. Giang cũng là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi thay đoạn động mạch chủ bụng, cắt khối tá tuỵ. Đây là những kỹ thuật chỉ một số ít trung tâm lớn trên thế giới có thể thực hiện được.
Ông cũng người đầu tiên thực hiện và xây dựng đội ngũ chuyên sâu của Trung tâm phẫu thuật nội soi, BV Việt đức thực hiên phẫu thuật nội soi điều trị bệnh béo phì, góp phần vào công bố quốc tế về béo phì của châu Á trên tạp chí khoa học chuyên ngành OBESITY.
Hiện nay, Giám đốc BV Việt Đức đang tập trung vào nghiên cứ ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến để phẫu thuật cắt bỏ thành công nhiều ca u đại tràng nằm ở vị trí thấp, rất phức tạp mà nhiều bệnh viện lớn đã trả về, mà vẫn bảo toàn được cơ thắt đại tràng cho bệnh nhân.
Đặc biệt, theo GS. Giang, ngành Y là một khoa học đòi hỏi có sự tiếp thu, học hỏi những tinh hoa kỹ thuật hiện đại của thế giới do vậy việc trang bị ngoại ngữ là yếu tố cần thiết. Bản thân ông có thể nói thành thạo hai thứ tiếng Anh- Pháp và ông hi vọng đội ngũ bác sỹ hiện nay cũng luôn nỗ lực phấn đấu để không bị giới hạn tầm nhìn và góp phần đưa nền Y học Việt Nam tiếp cận với thế giới.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Lập đoàn xác minh tuổi của Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng
Sau khi xác minh bằng cấp, tổ công tác của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tiếp tục xác định tuổi của hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Ngày 24-6, lãnh đạo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐ) xác nhận đơn vị vừa lập tổ thẩm tra xác minh tuổi thật của ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường đại học Tôn Đức Thắng.
Theo TLĐ, qua thông tin báo chí liên quan đến bằng cấp, tuổi thật của ông Lê Vinh Danh cho thấy ông sinh năm 1957, khác với hồ sơ sinh năm 1963 hiện nay.
TLĐ là cơ quan chủ quản Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Ngoài ra, TLĐ cũng nhận được một số đơn thư liên quan đến nội dung này, nên đã giao Ủy ban Kiểm tra TLĐ lập tổ thẩm tra, xác minh các thông tin trên.
Liên quan đến Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trước đó giữa Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và nhà trường có những tranh cãi. Sau đó, Trường ĐH Tôn Đức Thắng "tố" đơn vị chủ quản lên các cơ quan Đảng, Chính phủ vì gây khó khăn cho trường.
Sau đó, TLĐ có văn bản đề nghị Bộ GD&ĐT xác minh chức danh phong giáo sư của ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường đại học Tôn Đức Thắng. Nguyên nhân, TLĐ không có chuyên môn, nên đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét.
Trả lời TLĐ, Bộ GD-ĐT khẳng định chức danh giáo sư của ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường đại học Tôn Đức Thắng, được bổ nhiệm từ một trường đại học chưa có kiểm định chất lượng giáo dục bởi cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng tại Hoa Kỳ.
V.LONG
Theo PLO
Chức danh giáo sư của hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng: Bộ GD-ĐT nói gì? Theo Bộ GD-ĐT, đến nay, Trường bổ nhiệm chức danh giáo sư cho ông Lê Vinh Danh không được kiểm định chất lượng giáo dục bởi cơ quan có thẩm quyền ở Mỹ. Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phúc đáp lại công văn 831/TLĐ ngày 5/6 về ý kiến của Bộ xung quanh việc...