GS Phạm Tất Dong: Giáo viên THPT không cần bằng Thạc sĩ
GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng có nhiều cách để đánh giá năng lực giáo viên THPT, bằng cấp chỉ là một phần.
Điểm mới trong Luật Giáo dục 2019 đó là nâng chuẩn trình độ giáo viên. Theo đó, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, giáo viên Tiểu học phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên, giáo viên THCS phải có bằng tốt nghiệp cử nhân sư phạm trở nên, giáo viên THPT phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên hoặc bằng thạc sĩ. Một số ý kiến cho rằng vẫn còn những điểm bất hợp lý trong lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên.
Ảnh minh hoạ.
Giáo viên THPT không cần bằng Thạc sĩ
Xoay quanh câu chuyện: “Tất cả giáo viên THPT có cần bằng Thạc sĩ?”, GS Phạm Tất Dong nêu quan điểm, giáo viên THPT không cần bằng Thạc sĩ.
Thứ nhất, yếu tố hàng đầu để đánh giá năng lực của giáo viên là biểu hiện trong công tác chuyên môn, giảng dạy. Trường hợp giáo viên vừa dạy giỏi vừa chuẩn bằng cấp là điều rất tốt. Nếu giáo viên dạy giỏi mà bằng cấp bình thường vẫn chấp nhận được. Nhưng Thạc sĩ, Tiến sĩ mà dạy dở vẫn nên “mời” ra khỏi ngành.
Thứ hai, yêu cầu giáo viên THPT phải có bằng Thạc sĩ, bằng cấp đó phải phù hợp với công tác chuyên môn. Ví thử người có bằng Thạc sĩ Quản lý không thể dạy Toán, Văn cấp 3. Vì chuyên môn của anh ta là Quản lý. Nếu bảo anh ta dạy Toán, Văn khác nào bảo cá leo cây. Anh muốn dạy giỏi Toán, Văn thì anh phải là Thạc sĩ Toán, Thạc sĩ Văn.
Tuy nhiên tại Việt Nam yêu cầu bằng cấp còn khá chung chung, chưa quy định rõ, chỉ cần có bằng làm đẹp hồ sơ là được.
Thứ ba, công tác đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ hiện nay còn nhiều bất cập. Không loại trừ việc nâng chuẩn trình độ sẽ thúc đẩy một số hành vi mua, bán bằng cấp. Vụ việc xảy ra tại Đại học Đông Đô là một minh chứng rõ nét khi Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng đi mua bằng cấp.
Nếu không quản lý chặt công tác đào tạo Thạc sĩ, việc yêu cầu giáo viên phải có bằng cấp chỉ giải quyết về mặt hồ sơ mà không giúp nâng cao chuyên môn, trình độ giáo viên.
GS Phạm Tất Dong chia sẻ: “Ý đồ nâng chuẩn trình độ giáo viên là rất tốt. Nhưng nếu bằng cấp do mua bán mà có được hoặc không đúng chuyên môn sẽ chỉ làm khó một bộ phận giáo viên dạy giỏi, tâm huyết với nghề” .
Video đang HOT
Thạc sĩ mà chuyên môn kém cũng không thể dạy tốt. (Ảnh minh họa: vov.vn)
Nghề giáo quan trọng trình độ hay bằng cấp?
Hiện nay, ngành sư phạm đang tồn tại 2 xu hướng trong việc đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực của giáo viên. Xu hướng thứ nhất, đánh giá năng lực của giáo viên bằng hồ sơ, bằng cấp, chứng chỉ. Xu hướng thứ hai, đánh giá giáo viên qua công tác chuyên môn, giảng dạy thường ngày.
GS Phạm Tất Dong cho rằng việc đánh giá năng lực của giáo viên so với những ngành khác khá phức tạp không thể chỉ dựa vào mặt cơ học. Thực tế có những sinh viên bằng cấp rất đẹp, đầy đủ các loại chứng chỉ nhưng nghiệp vụ sư phạm yếu thành ra đi dạy lại rất dở.
Ngược lại có những sinh viên học lực bình thường, bằng cấp trung bình khá nhưng lại dạy rất hay, nói đến đâu học sinh hiểu đến đấy.
“Cho nên chỉ dựa vào bằng cấp để đánh giá chuyên môn của giáo viên là không đủ” , GS Dong nói.
GS TSKH Phạm Tất Dong.
Theo GS Dong, trong ngành giáo dục có 4 nhóm giáo viên điển hình:
Nhóm thứ nhất, kiến thức rất tốt, chuyên môn giỏi, bằng cấp đẹp nhưng nghiệp vụ sư phạm kém, dạy dở, học sinh khó tiếp thu.
Nhóm thứ hai, kiến thức, bằng cấp bình thường nhưng dạy tốt, học sinh dễ hiểu, đồng nghiệp yêu mến.
Nhóm thứ ba, chuyên môn, kiến thức, bằng cấp tốt và dạy giỏi. Những giáo viên này quá tuyệt vời.
Nhóm thứ tư, chuyên môn, kiến thức, bằng cấp không chuẩn lại dạy dở.
Trong 4 nhóm này, nhóm thứ hai và thứ ba là những thầy cô giỏi nên giữ lại ngành. Nhóm thứ nhất và thứ tư nên loại khỏi ngành dù bằng cấp có đẹp đến mấy.
Để đánh giá năng lực của giáo viên, yếu tố bằng cấp chỉ là yếu tố phụ. Yếu tố chính vẫn là năng lực của giáo viên thể hiện qua thông việc hàng ngày đó là giảng dạy.
Thầy Dong lấy ví dụ, có những GS Đại học không thể dạy được học sinh tiểu học? Đã là GS thì phải giỏi, bằng cấp đẹp. GS Đại học không dạy được học sinh Tiểu học là do sự khác biệt về mặt trải nghiệm thực tiễn.
Người giáo viên dạy lớp 1 họ gắn bó nhiều năm với học sinh nên họ biết những gì là cần thiết đối với các em, biết dạy, biết dỗ. Những kiến thức đó ở môi trường Đại học GS không thể biết được.
“Để đánh giá chuẩn nhất năng lực của giáo viên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là công tác chuyên môn thực tiễn. Yếu tố phụ là bằng cấp. Giữa một người giáo viên dạy giỏi nhưng bằng cấp thiếu và một người có bằng cấp đầy đủ nhưng dạy không giỏi tôi sẽ chọn người đầu tiên”, GS Phạm Tất Dong chốt vấn đề.
Hơn 28% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ
Sau 13 năm thực hiện "Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020", tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đã tăng gấp hơn 2 lần.
28,8% giảng viên có bằng tiến sĩ
Theo thống kê, năm 2019 Việt Nam có 73.312 giảng viên, công tác tại 237 trường đại học, học viện, 37 viện nghiên cứu khoa học, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.
Trong đó, gần 21.000 giảng viên có trình độ tiến sĩ (hơn 28%), hơn 44.700 giảng viên có trình độ thạc sĩ (60,9%). Con số này tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005 (12% giảng viên có trình độ tiến sĩ và 32% giảng viên trình độ thạc sĩ).
Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của Việt Nam là 27. Trong khi đó, theo dữ liệu của UIS, năm 2015, tỷ lệ sinh viên/giảng viên của Indonesia là 22, Malaysia 16 và Hàn Quốc 14.
Hơn 20.000 giảng viên có bằng tiến sĩ (chiếm 28,8%)
Số giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình quốc tế cũng ngày một nhiều. Hiện nay, 20 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam triển khai các "chương trình tiên tiến", chủ yếu trong lĩnh vực STEM và kinh doanh bằng cách áp dụng chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh của các trường đại học hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, còn có khoảng 350 chương trình hợp tác quốc tế do 85 trường đại học Việt Nam phối hợp với 258 trường đại học từ 33 quốc gia. Trong đó, nhiều nhất là Pháp (86 chương trình), Anh (85 chương trình), Hoa Kỳ (84 chương trình), Úc (49 chương trình) và Trung Quốc (34 chương trình).
7 trường đạt chuẩn kiểm định quốc tế
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, sau gần 2 thập kỷ, công tác bảo đảm kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm của Việt Nam đã có những kết quả quan trọng bước đầu.
"Toàn ngành đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế về kiểm định để lựa chọn hướng đi phù hợp với thực tiễn Việt Nam; đã xây dựng, ban hành được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện...".
Điều quan trọng nhất, các cơ sở giáo dục đại học đã nhận thức rõ ràng hơn tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng. Nhờ vậy, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) tại các cơ sở đào tạo ngày càng phát triển.
Tính đến tháng 7/2020, đã có 141 trường đại học, 8 trường cao đẳng đã hoàn thành đánh giá ngoài, được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Trong đó, có 7 cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế.
Toàn hệ thống có 311 chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng, trong đó có 190 chương trình đào tạo được kiểm định theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Nhiều đại học vào top thế giới
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số lượng công bố quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học tăng hơn 3 lần so với 7 năm trước.
Tính đến cuối năm 2019, có 256 đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, viện nghiên cứu đào tạo đại học và sau đại học có công bố quốc tế... Trong đó, các cơ sở giáo dục đại học chiếm 90,3% số lượng, tương ứng với 11.118 công bố trên các tạp chí, hội nghị và sách quốc tế.
Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 khu vực ASEAN về số lượng công bố quốc tế trên tạp chí Scopus giai đoạn 2015-2019, xếp sau Malaysia, Singapore, Indonesia và Thái Lan.
5 năm gần đây, nhiều cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam liên tục có mặt trong các bảng xếp hạng đại học Châu Á và thế giới.
Việt Nam có 3 trường đại học lot top 1000 theo bảng xếp hạng Times Higher Education năm 2020 là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Còn theo xếp hạng các đại học xuất sắc nhất toàn thế giới năm 2020 do ARWU (Trường ĐH Giao thông Thượng Hải) công bố, Việt Nam có Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào top 701-800.
Ngoài ra, Việt Nam còn có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng tốt nhất năm 2021 trong khu vực Châu Á do Tổ chức giáo dục QS (Vương quốc Anh) bình chọn. Danh sách này đã tăng 3 trường so với trước (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM).
Bộ ba cùng họ Phan được vinh danh thủ khoa tại lễ tốt nghiệp Phan Cẩm Tiên, Phan Đình Khang, Phan Ngọc Hưng là ba gương mặt cùng tốt nghiệp thủ khoa và được nhà trường vinh danh tại lễ tốt nghiệp lần thứ 14. Sáng ngày 9-1, Trường Đại học Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp đại học và sau đại học năm 2020. Dịp này, gần 1050 sinh viên,...