GS Nguyễn Văn Tuấn: Không nên bổ nhiệm quan chức làm giáo sư

Theo dõi VGT trên

Giáo sư Việt tại Australia đề xuất 10 điểm cần thay đổi trong việc xét tiêu chuẩn giáo sư ở Việt Nam nhằm bắt kịp với xu hướng thế giới.

GS Nguyễn Văn Tuấn: Không nên bổ nhiệm quan chức làm giáo sư - Hình 1

Ông Nguyễn Văn Tuấn hiện là giáo sư của Đại học Công nghệ Sydney (UTS) và Đại học Notre Dame Australia.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Australia) nhận xét về sự tăng đột biến số giáo sư, phó giáo sư năm 2017 ở Việt Nam và nêu 10 đề nghị cải cách quy trình và tiêu chuẩn cho chức vụ giáo sư.

Số giáo sư tăng đột biến không phải lần đầu

Báo chí và nhiều người trong giới học thuật đã nhận xét số giáo sư và phó giáo sư năm nay tăng “đột biến” so với năm trước. Tôi xem lại con số thì sự gia tăng chủ yếu là ở nhóm phó giáo sư (tăng gần 80%, từ 638 lên 1.141), còn nhóm giáo sư thì tăng 30% (từ 65 lên 85 người). Đúng là có tăng bất thường.

Nhưng tôi nghĩ nếu nhìn lại quá khứ thì cũng đã có những đợt tăng đột biến như thế. Có thể xem biểu đồ dưới đây để thấy xu hướng tôi vừa đề cập. Quy chế phong giáo sư ở Việt Nam bắt đầu từ 1980 và năm đó có đến 83 người được phong giáo sư và 347 người là phó giáo sư.

Hai năm sau, số giáo sư và phó giáo sư lần lượt là 117 và 664, tính ra tăng 82% so với năm 1980. Năm 1992, Nhà nước phong chức danh giáo sư cho 247 người, và con số này là kỷ lục trong suốt 38 năm qua. Ngay cả những năm 1984, 1992, 1996 và 2002, con số giáo sư dao động trong khoảng 115 đến 210. Do đó, có thể nói con số giáo sư được công nhận năm 2017 không phải là quá cao.

Tuy nhiên, con số phó giáo sư được công nhận năm 2017 thì đúng là cao một cách bất thường so với suốt thời gian từ năm 1980 đến 2016.

GS Nguyễn Văn Tuấn: Không nên bổ nhiệm quan chức làm giáo sư - Hình 2

Biểu đồ thể hiện số giáo sư (màu hồng) và phó giáo sư (màu xanh) được phong hay công nhận từ năm 1980 đến 2017.

Để thấy những con số giáo sư, phó giáo sư của Việt Nam là bất bình thường, hãy nhìn sang Thái Lan để so sánh. Số liệu năm 2015 của Bộ Giáo dục Thái Lan cho biết các đại học hiện có 6376 associate professor (tức phó giáo sư) và 754 professor (tức giáo sư). Tính chung, các đại học Thái Lan có khoảng 7.130 giáo sư và phó giáo sư. Ở Việt Nam, tính từ 2001 đã có 981 giáo sư và 8.074 phó giáo sư, tức tổng số cao hơn Thái Lan khoảng 27%.

10 đề nghị cải cách quy trình và tiêu chuẩn giáo sư

Tôi có năm đề nghị “nên” và năm “không nên”:

Thứ nhất, nên thay đổi nhận thức về giáo sư. Chúng ta nên theo quy chế của đa số đại học trên thế giới và xem giáo sư là một chức vụ, chứ không phải là chức danh hay phẩm hàm.

Video đang HOT

Thứ hai, nên giao việc bổ nhiệm chức vụ giáo sư cho trường đại học. Điều này đã được các nhà khoa học nêu lên rất nhiều trong thời gian gần đây. Nếu chấp nhận giáo sư là chức vụ, mà chức vụ thì gắn liền với một đại học, một cách hợp lý là nên chuyển việc xét duyệt chức vụ giáo sư cho trường đại học.

Tuy nhiên, nhiều đại học Việt Nam chưa có năng lực độc lập để bổ nhiệm giáo sư. Do đó, tôi đề nghị chỉ giao cho đại học có công bố quốc tế thuộc nhóm “top 10″ bổ nhiệm chức vụ giáo sư. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cần quản lý quy trình và tiêu chí, chứ không nên can thiệp vào các hội đồng bổ nhiệm của đại học.

Thứ ba, nên mở rộng ba cấp giáo sư: assistant professor(giáo sư trợ lý), associate professor (phó giáo sư) và professor (giáo sư). Đây là xu hướng chung ở các đại học Âu Mỹ. Ngay cả ở Australia, nơi từng theo hệ thống của Anh, nay cũng bắt đầu chuyển sang hệ thống ba cấp giáo sư như Mỹ. Các nước trong vùng như Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc cũng như vậy. Chuyển sang hệ thống này giúp các nhà khoa học Việt Nam “dễ ăn nói” với đồng nghiệp nước ngoài.

Thứ tư, nên tạo ra hai ngạch giáo sư: nghiên cứu khoa học, giảng dạy và đào tạo. Trong thực tế có những nhà khoa học chỉ làm nghiên cứu khoa học, nhưng cũng có nhiều người tập trung vào việc giảng dạy và đào tạo. Cả hai nhóm cần được ghi nhận đúng mức. Dĩ nhiên, tiêu chuẩn cho hai ngạch giáo sư cũng cần phải uyển chuyển để phản ảnh đúng đặc thù cho từng ngạch.

Thứ năm, nên có giáo sư nước ngoài bình duyệt (đối với một số ngành khoa học thực nghiệm và khoa học tự nhiên). Để người được bổ nhiệm chức vụ giáo sư cảm thấy mình xứng đáng đứng trong hàng ngũ giáo sư trên thế giới, tôi đề nghị mỗi hồ sơ của ứng viên phải có ít nhất một giáo sư nước ngoài bình duyệt. Các giáo sư nước ngoài phải được chọn cẩn thận (như thuộc các trường đại học “top 500″) và có thành tích khoa học tốt. Điều này có thể khó lúc đầu, nhưng Đại học Tôn Đức Thắng đã làm và khá thành công.

Thứ sáu, không nên bổ nhiệm các quan chức làm giáo sư. Việt Nam có lẽ là một trong vài nơi công nhận chức danh giáo sư cho quan chức. Tôi nghĩ có thể có cách làm khác như ở Australia. Thay vì công nhận chức danh giáo sư cho họ, có thể tạo ra một chức vụ mới gọi là “giáo sư kiêm nhiệm” hay “Conjoint Professor” (có khi gọi là “Adjunct Professor”). Theo quy chế này họ có quyền dùng chức danh “giáo sư kiêm nhiệm”, nhưng không được dùng “giáo sư”.

Thứ bảy, không nên có những tiêu chuẩn cứng nhắc như viết sách. Viết sách có thể xem là một tiêu chuẩn, nhưng không nên xem đó là yếu tố quyết định cho các chức vụ giáo sư. Thành tựu khoa học của một cá nhân không thể chỉ phản ánh qua sách. Thật ra, ở Australia, một số ngành người ta không xem việc biên soạn sách là tiêu chuẩn quan trọng.

Thứ tám, không nên theo đuổi những tính toán máy móc như điểm bài báo trên các tập san có bình duyệt ở nước ngoài tương đương hay cao hơn một chút so với những bài báo công bố trên các tập san ở trong nước. Các tập san khoa học nước ngoài, dù là có bình duyệt, cũng “thượng vàng hạ cám”, tức là rất khác nhau về phẩm chất. Một công trình trên tập san New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA, Nature, Science, Cell thì không thể xem tương đương với hay cao hơn chỉ 1-2 điểm so với một tập san như Medical Journal of Australia hay Y học thực hành được.

Thứ chín, không nên “bình quân hóa” trong xét duyệt công trạng khoa học. Hiện nay, một số ngành có xu hướng đánh đồng công trạng trong công trình nghiên cứu khoa học, mà theo đó rất nhiều ứng viên không đóng vai trò quan trọng trong bài báo vẫn được tính điểm như các tác giả khác (kể cả tác giả chủ trì). Cần nhớ rằng bổ nhiệm chức vụ giáo sư là nhận dạng và khuyến khích tính độc lập của nhà khoa học, nên cần đòi hỏi họ phải là tác giả chính các công trình khoa học quan trọng, chứ không thể “ăn theo” mà vẫn có điểm. Điều này có ý nghĩa quốc gia, bởi vì hơn 70% các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế là do hợp tác với nước ngoài và thường do người nước ngoài chủ trì. Chúng ta phải thay đổi tình hình này bằng cách thay đổi tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư.

Thứ mười, không nên quá chú trọng vào lượng. Nhiều người có xu hướng quan trọng hóa số lượng bài báo quốc tế, số chức danh “danh dự” như “giáo sư thỉnh giảng” hay số giải thưởng. Tuy nhiên, vấn đề không phải là lượng mà là phẩm. Những ứng viên với vài công trình quan trọng trên các tập san đỉnh hay có nhiều trích dẫn là những người cần phải được quan tâm hơn những người công bố nhiều nhưng không có tác động. Những chức danh mang tính ngoại giao như “giáo sư thỉnh giảng” không có ý nghĩa hay trọng lượng gì trong việc bổ nhiệm giáo sư cả, nhưng những người được mời nói chuyện trong các hội nghị quốc tế tầm vài nghìn người chính là những người cần được ghi nhận.

Ông Nguyễn Văn Tuấn hiện là giáo sư của Đại học Công nghệ Sydney (UTS) và Đại học Notre Dame Australia, nhận được nhiều lời mời giảng và hợp tác nghiên cứu từ các trường, viện của Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ông có hơn 250 công trình khoa học công bố trên các tập san danh tiếng thế giới và là một trong những giáo sư y khoa được trích dẫn nhiều nhất thế giới.

Theo VNE

Giáo sư trước hết phải là người 'lãnh đạo khoa học'

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, ở Australia giáo sư phải có nhiệm vụ đóng góp cho trường và đất nước, chứ không chỉ ngồi trong "tháp ngà" khoa bảng.

Giáo sư trước hết phải là người &'lãnh đạo khoa học' - Hình 1

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết giáo sư ở Australia được xem là chức vụ, nên không ai giữ chức này suốt đời.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Australia) về vấn đề bổ nhiệm giáo sư ở Australia.

- Quy trình bổ nhiệm giáo sư ở Australia như thế nào, thưa ông?

- Giống nhiều nước nói tiếng Anh như Mỹ, Canada, Anh..., Australia hiện có ba cấp giáo sư: assistant professor (giáo sư trợ lý), associate professor (phó giáo sư) và professor (giáo sư). Giáo sư là một chức vụ trong hệ thống đại học nên không có khái niệm tiến phong, chỉ có bổ nhiệm. Việc này do các đại học thực hiện thông qua một quy trình chuẩn, gồm bốn bước:

Bước 1, ứng viên soạn thảo hồ sơ khoa học và đệ trình cho khoa trưởng. Hồ sơ bao gồm lý lịch khoa học, bản sao 10 bài báo quan trọng trong sự nghiệp và 5 bài báo trong 5 năm qua, kèm theo văn bản giải thích tại sao ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra cho chức vụ giáo sư.

Bước 2, khoảng 2-3 tháng sau ngày đệ trình cho khoa, hội đồng bổ nhiệm và đề bạt (committee of appointment and promotion) cấp khoa họp, xem xét hồ sơ, và gửi ra ngoài trường cho các giáo sư khác bình duyệt.

Bước 3, khoảng 2-3 tháng sau khi nhận được bình duyệt của các giáo sư bên ngoài, hội đồng bổ nhiệm và đề bạt cấp trường sẽ họp và phỏng vấn ứng viên (nếu ứng viên có cơ hội được mời phỏng vấn). Sau đó, hội đồng sẽ xem xét có nên bổ nhiệm hay đề bạt ứng viên.

Bước 4 là quyết định bổ nhiệm, thường do hiệu trưởng đại học ký.

Đó là quy trình chung, nhưng có khi còn tùy thuộc vào cấp giáo sư nữa. Ví dụ đề bạt từ phó giáo sư lên giáo sư thực thụ thì còn phải qua hai lần phỏng vấn, chứ không phải một lần cho cấp phó giáo sư. Các thủ tục rất đơn giản và minh bạch. Đại học Tôn Đức Thắng ở Việt Nam cũng có quy trình tương tự.

- Việc bổ nhiệm giáo sư ở Australia dựa trên những tiêu chí nào?

- Tiêu chí giống nhau, nhưng tiêu chuẩn tùy thuộc vào trường đại học, cấp giáo sư và ngạch bổ nhiệm. Ở Australia có hai ngạch bổ nhiệm giáo sư là nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Nhưng dù ở ngạch hay cấp nào thì ứng viên vẫn được xét duyệt dựa trên 5 tiêu chí chính: Thành tích nghiên cứu khoa học; thành tích giảng dạy và đào tạo; đóng góp cho chuyên ngành trên bình diện quốc gia và quốc tế; đóng góp cho trường đại học; đóng góp cho cộng đồng xã hội và chính sách công.

Mỗi tiêu chí có một nhóm tiêu chuẩn. Chẳng hạn trong tiêu chí về nghiên cứu khoa học, hội đồng sẽ xem xét đến phẩm chất và thành tựu nghiên cứu khoa học của ứng viên. Phẩm chất khoa học được đánh giá qua số trích dẫn (chứ không phải số bài báo), tập san công bố, tác động đến chuyên ngành... Không có con số cụ thể vì những chỉ số vừa kể chỉ có tính tham khảo.

Tuy nhiên, có những con số "hiểu ngầm" như ở các trường Go8 (thuộc nhóm 8 đại học nghiên cứu) thì một giáo sư phải có chỉ số H (được tính toán dựa vào số công trình công bố và số lần trích dẫn) từ 20 trở lên, phó giáo sư phải có chỉ số H 15 trở lên.

Theo kinh nghiệm của tôi, người đã và đang ngồi trong các hội đồng này thì một giáo sư đạt được những "chuẩn" đó thường có ít nhất 100 bài báo khoa học, còn phó giáo sư thì phải cỡ 40 trở lên. Đó là tiêu chuẩn cho ngạch giáo sư nghiên cứu, còn ngạch giáo sư giảng dạy thì có phần thấp hơn.

Mấy năm gần đây, một tiêu chuẩn quan trọng khác là thu hút tài trợ. Tôi thấy rất nhiều hồ sơ giáo sư nhấn mạnh đến số tiền (thường là bạc triệu USD) mà họ đem về cho trường. Lý do là mỗi đôla họ đem về cho trường thì trường được hưởng 30 cent. Do đó, thu hút tài trợ vừa là một thước đo đóng góp cho nhà trường, vừa là một tín hiệu được đồng nghiệp ghi nhận.

- Trong 5 tiêu chí ông vừa nói, cái nào là quan trọng nhất?

- Tiêu chí về nghiên cứu khoa học dù có thể quan trọng nhất, nhưng vẫn chưa đủ để được bổ nhiệm hay đề bạt chức vụ giáo sư. Một giáo sư thực thụ trước hết phải là người "lãnh đạo khoa học". Ứng viên phải chứng minh khả năng này qua các hoạt động khác, như: đóng vai trò quan trọng trong các hiệp hội chuyên môn cấp quốc tế, các hội đồng xét duyệt tài trợ khoa học, hội đồng biên tập của các tập san khoa học có uy tín.

Ứng viên còn phải chứng minh mình được đồng nghiệp quốc tế công nhận qua các hình thức, như làm chủ tọa hay được mời giảng trong các hội nghị quốc tế, được mời viết xã luận và tổng quan... Tất cả những tiêu chí này tuy chẳng có thước đo cụ thể, nhưng có khi lại là yếu tố quyết định cho sự thành bại trong bổ nhiệm và đề bạt.

Một tiêu chí khác quan trọng không kém là đóng góp cho trường và cho xã hội. Một giáo sư, dù là cấp thấp hay cao, phải ý thức rằng mình có nhiệm vụ đóng góp cho trường và cho đất nước, chứ không phải chỉ ngồi trong "tháp ngà" khoa bảng. Những đóng góp này có thể là qua hình thức viết báo phổ thông, phục vụ trong các ban tư vấn cho chính phủ, phục vụ trong các hội đồng cấp trường.

Tuy nhiên, như tôi nói lúc đầu, mỗi trường có một bộ tiêu chuẩn khác nhau, bởi phụ thuộc vào quá trình phát triển của trường. Những trường lâu năm và danh tiếng thường có bộ tiêu chuẩn cao hơn và quy trình gắt gao hơn những trường đang trong giai đoạn củng cố và phát triển. Có khi họ yêu cầu ứng viên phải chỉ ra là bản thân tương đương với giáo sư nào trên thế giới. Do đó, chức vụ và chức danh giáo sư rất phụ thuộc vào trường.

Đó là chưa kể đến trường hợp được bổ nhiệm "thần tốc" hay chẳng qua quy trình chuẩn trên, nhưng không nhiều. Chẳng hạn vài ngày trước, Đại học Công nghệ Sydney (UTS) bổ nhiệm một nhà báo kỳ cựu chức giáo sư và giám đốc Trường báo chí, dù chưa từng giảng dạy và chưa từng nghiên cứu khoa học có công bố quốc tế. Những trường hợp như thế tuy hiếm, nhưng càng ngày càng nhiều, vì sự thay đổi nhận thức về chức vụ giáo sư ở các đại học phương Tây.

- Trách nhiệm của giáo sư sau khi được bổ nhiệm ở Australia là gì?

- Câu trả lời tùy thuộc vào loại giáo sư. Thông thường, một đại học có nhiều loại giáo sư. Có những giáo sư ở cấp "thấp" nhất là không giữ chức vụ nào quan trọng, còn gọi là "giáo sư trơn". Có giáo sư là giám đốc điều hành các labo nghiên cứu, nhóm nghiên cứu. Có giáo sư là "chair" (chủ nhiệm) của một chuyên ngành hay một bộ môn. Có giáo sư giữ chức quản lý như giám đốc một trường, một viện nghiên cứu, hay thậm chí khoa trưởng.

Sau khi được bổ nhiệm hay đề bạt thì các giáo sư vẫn tiếp tục làm công việc nghiên cứu hay giảng dạy, nhưng trường kỳ vọng họ phải làm tốt hơn nữa. Tốt hơn ở đây có thể hiểu là nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham gia vào các hiệp hội chuyên môn quốc tế, hội đồng biên tập ở vai trò cao hơn. Ngoài ra, trường cũng kỳ vọng giáo sư đem nhiều tiền về cho trường qua các hoạt động chuyển giao công nghệ, thu hút tài trợ cho nghiên cứu, và hoạt động quốc tế. Như tôi nói ở trên, mỗi giáo sư - nhất là cấp giáo sư thực thụ - phải là một nhà lãnh đạo. Lãnh đạo ở đây cũng có nghĩa là nâng cao "visibility" (điểm nổi) của đại học trên trường quốc tế.

Rất ít khi giáo sư bị miễn nhiệm, vì nhiệm kỳ chỉ có 5 năm. Có những giáo sư sau khi được bổ nhiệm thì thành tích khoa học bắt đầu tuột dốc, và không còn năng lực thu hút tài trợ nữa, nên họ khó có thể gia hạn nhiệm kỳ sau. Bên cạnh đó, trong thực tế cũng có vài trường hợp bị miễn nhiệm do những hành động hay vi phạm ngoài khoa học, như sách nhiễu tình dục hay vi phạm điều lệ an toàn trong labo gây tai nạn nghiêm trọng cho cộng sự.

Nhưng nhìn chung, các giáo sư có mức độ độc lập rất cao so với những chức vụ khác. Chẳng hạn tôi có ngân sách riêng, có quyền tuyển dụng nhân sự (như sinh viên tiến sĩ, hậu tiến sĩ, hay phụ tá nghiên cứu), có quyền hợp tác với bất cứ nhóm nghiên cứu nào trên thế giới, có quyền thương lượng với các công ty kỹ nghệ... Nói chung, mỗi giáo sư có chức vụ cụ thể giống như là giám đốc của một doanh nghiệp khoa học và đào tạo.

- Australia có trường hợp nào được phong hàm giáo sư trọn đời như ở Việt Nam?

- Vì giáo sư được xem là chức vụ, nên không ai giữ chức này suốt đời, và do đó không thể dùng chức danh giáo sư suốt đời. Khi được bổ nhiệm chức vụ giáo sư, nhiệm kỳ thường là 5 năm. Ví dụ, ông John Hewson (cựu giáo sư kinh tế của Đại học New South Wales) khi rời khoa bảng và tham gia chính trường thì không còn chức danh "giáo sư" trước tên nữa.

Tuy nhiên, các đại học Australia có quy chế phong tặng chức danh "Emeritus Professor" cho những giáo sư đã nghỉ hưu nhưng từng có công lớn với trường trong thời gian tại chức. Phong tặng chức danh "Emeritus Professor" phải do một hội đồng khoa bảng của trường đại học xem xét và hiệu trưởng phê chuẩn.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?
20:26:55 25/12/2024
Bị bắt sau 12 năm hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốnBị bắt sau 12 năm hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốn
16:14:35 25/12/2024
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?
20:06:14 25/12/2024
Sốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu ÁSốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á
20:56:57 25/12/2024
Chàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây TạngChàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây Tạng
18:30:00 25/12/2024
Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?
22:35:19 25/12/2024
Cô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kếtCô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kết
20:02:22 25/12/2024
Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"
21:13:06 25/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi

Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi

Sao việt

23:27:08 25/12/2024
Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh mừng Giáng sinh bên bạn gái kém 18 tuổi và con trai
Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Hậu trường phim

23:17:07 25/12/2024
Chính thức ra rạp từ tối 23/12, Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma do Võ Thanh Hòa làm đạo diễn lại không đạt doanh thu cao như kỳ vọng.
Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim châu á

23:08:01 25/12/2024
Bộ phim hài Thái Lan 404 Chạy Ngay Đi ngày 24/12 vừa qua đã chính thức ra mắt rạp Việt sau khi nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả bởi những khen ngợi từ buổi họp báo ra mắt.
Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Sao châu á

23:01:36 25/12/2024
Theo Sohu, công chúng nghi ngờ Lưu Diệc Phi và Lý Hiện phim giả tình thật bởi trước đó, cả hai từng bị bắt gặp dùng chung xe.
Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Sao thể thao

22:47:03 25/12/2024
Ngày 24/12, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (nickname Louis Phạm) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ chuyện cô gặp nạn nhỏ trên đường đi chụp ảnh thẻ
Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Nhạc việt

22:22:27 25/12/2024
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ca sĩ nhạc Pháp - Thùy Dung có dịp nhìn lại năm 2024 của mình với nhiều điều đáng tự hào.
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

Phim việt

22:07:29 25/12/2024
Phần phim điện ảnh Kính vạn hoa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình Bắt đền hoa sứ và Con mả con ma .
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Tin nổi bật

22:05:03 25/12/2024
Gần 20h hôm nay (25/12), Công an quận Bình Tân (TPHCM) mới hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B. cao xuống.
Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Sao âu mỹ

21:58:44 25/12/2024
Theo đơn kiện, một cựu nhân viên của Sean Diddy Combs cáo buộc ông trùm âm nhạc đã giao cho nhân viên này tổ chức các bữa tiệc tình dục và chịu trách nhiệm dọn dẹp sau đó.
Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Thế giới

21:41:32 25/12/2024
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Pháp luật

21:32:27 25/12/2024
Tối 25/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, vừa khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (21 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu) vì vận chuyển trái phép 2kg ma túy.