GS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng về phương án thi THPT 2017
“Bộ GD&ĐT phải công bố lộ trình đổi mới ít nhất 3 năm để học sinh chuẩn bị. Từ nay đến lúc cac em thi chỉ còn 9 tháng, làm sao chuẩn bị kịp?”, GS Nguyên Minh Thuyêt noi.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng Quốc hội, Bộ GD&ĐT tiếp tục thực hiện phương án một kỳ thi THPT quốc gia có lẽ là một việc làm thận trọng. Đồng thời, Bộ cũng dựa trên kết quả khả quan của kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
Về tuyển sinh ĐH, cơ bản cũng ổn, trừ một số trường phải gọi bổ sung do thiếu thí sinh vì ảo. Điều này cũng khó tránh nếu tổ chức thi chung. Tóm lại, cơ bản có thể nói, kỳ thi năm nay diễn ra an toàn nên Bộ tiếp tục hình thức thi chung vào năm tới. Tôi nghĩ đây là một việc làm thận trọng của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, Bộ vẫn nên công bố lộ trình đổi mới thi cử để học sinh, xã hội chuẩn bị. Ví dụ, phương án thi chung này còn kéo dài lâu không hay tương lai sẽ còn thay đổi?
Ý kiến của Bộ trưởng GD&ĐT lúc mới nhậm chức là sẽ giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các Sở GD&ĐT, còn tuyển sinh đại học giao cho các trường tự quyết. Nhưng đến nay, ý của Bộ trưởng lại là một kỳ thi chung. Vì vậy, theo tôi bộ cần công bố lộ trình. Còn nếu Bộ cứ quyết từng năm như thế này, tôi cho là không ổn.
Bộ quyết từng năm thế này không ổn
- Ông đánh giá thế nào về những dự định sẽ được điều chỉnh trong kỳ thi năm 2017 của Bộ GD&ĐT?
- Kỳ thi năm tới, theo như lý giải của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, có hai điểm mới. Thứ nhất giao việc tổ chức thi chủ yếu cho các Sở GD&ĐT, tức chỉ có một loại cụm thi, Bộ tiếp tục ra đề, chỉ đạo thi, không còn hai loại cụm thi như năm 2016.
Tôi cho rằng chủ trương này hợp lý. Vì với kỳ thi chung như thế nên giao cho các sở làm. Thực tế, những em dự thi ở cụm thi do các Sở GD&ĐT tổ chức vẫn xét tuyển vào các trường ĐH có đề án tuyển sinh riêng bình thường.
Theo dự thảo, năm 2017, lần đầu tiên thí sinh sẽ phải thi môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Ảnh: Tiền Phong.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc sử dụng kết quả thi ở những cụm thi khác nhau, với mức độ coi thi, chấm thi chặt lỏng khác nhau để xét tuyển vào các trường ĐH sẽ không được công bằng. Điều này chúng ta nhìn thấy rõ.
Bởi ở những cụm coi thi, chấm thi “lỏng tay” điểm của thí sinh sẽ cao hơn ở những cụm “chặt tay”. Nhưng lại cùng dùng điểm đó để xét tuyển vào các trường ĐH là không công bằng với chính các thí sinh.
Video đang HOT
Do đó, đây là điều mà một kỳ thi THPT quốc gia chung không thể khắc phục được. Nhưng điều này không đáng lo bằng dự kiến thay đổi nội dung thi trong năm tới.
Đó là có đề thi tổng hợp và thi bằng trắc nghiệm khách quan. Với tôi, điều đáng ngại nhất không phải là giao cho ai tổ chức thi. Vì nếu có khó khăn thì là khó khăn của người lớn, của các sở GD&ĐT hoặc các trường ĐH. Hơn nữa, từ trước tới nay, họ vẫn đứng ra tổ chức thi nên không có gì lo lắng. Nhưng lo nhất là những thay đổi ảnh hưởng thí sinh.
Bây giờ Bộ mới công bố phương án thi, liệu thí sinh có kịp trở tay trong vòng một năm? Thực ra từ nay đến lúc thi chỉ còn 9 tháng. Trong khi đó, nhiều thí sinh đã định hướng từ lớp 10. Vậy có kịp không?
Có thể Bộ sẽ phải công bố đề thi mẫu để thí sinh luyện tập. Nhưng theo tôi, 9 tháng là quá ngắn để các em làm quen.
Tôi nghĩ, quyết định này hơi vội, ảnh hưởng thí sinh. Hơn nữa, thi trắc nghiệm khách quan có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm. Nó không phải là phương pháp tốt để đánh giá năng lực tư duy và khả năng diễn đạt của học sinh, nhất là môn Toán. Vì vậy, người ta thường thi trắc nghiệm khách quan có tích hợp với thi tự luận
“Nếu bây giờ Bộ ra đề thi tổng hợp sẽ ảnh hưởng đến học sinh. Vì từ lớp 10, các em đã định hướng thi khối ngành nào, và có những môn học nào. Giờ thêm một số môn không nằm trong kế hoạch ôn nên các em không những không ôn kịp mà thậm chí các em sẽ hoang mang vì chỉ còn 9 tháng nữa thôi”
Học sinh sẽ hoang mang
- Ông có nói, Bộ mỗi năm lại quyết một phương án mới, vậy theo ông, nó sẽ tác động với thí sinh, dư luận xã hội như thế nào?
Như tôi đã nói, việc đổi mới nếu mỗi năm quyết một lần, nhất là liên quan nội dung thì thí sinh không kịp chuẩn bị. Còn các trường cũng không kịp hướng dẫn ôn tập cho học sinh. Do đó, phải tính toán để có lộ trình. Có thể 3 năm sau mới thi theo kiểu này vì lúc đó học sinh vào lớp 10 sẽ có thời gian chuẩn bị.
- Bộ có lý giải việc có bài thi tổng hợp là để tránh học sinh học lệch, học tủ, ông nghĩ sao?
- Nếu bây giờ Bộ ra đề thi tổng hợp sẽ ảnh hưởng học sinh. Vì từ lớp 10, các em đã định hướng thi khối ngành nào, và có những môn học nào. Giờ thêm một số môn không nằm trong kế hoạch ôn tập nên các em không những không ôn kịp mà thậm chí sẽ hoang mang vì chỉ còn 9 tháng nữa thôi.
- Nhiều ý kiến cho rằng Bộ nên làm đổi mới chương trình – sách giáo khoa (CT-SGK) trước, rồi mới tiến tới đổi mới thi cử. Cách làm hiện nay của Bộ là đang ngược, ông nghĩ sao?
- Chúng ta phải đổi mới song song. Không thể đợi 12 năm đổi mới xong CT-SGK mới đổi mới thi cử. Tuy nhiên, đổi mới thi cử vẫn phải dựa vào CT-SGK hiện hành và định hướng của CT-SGK mới.
- Tuyển sinh ĐH năm 2017, Bộ cũng đưa ra nhiều phương án để lựa chọn. Nhưng xem ra, các phương án bộ đưa ra thì hợp lý nhất là các trường lấy kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển bằng một phần mềm chung. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Các trường của VN hiện nay phần lớn vẫn chưa sẵn sàng tự chủ tuyển sinh. Nhưng chúng ta đang thực hiện đổi mới, giao quyền tự chủ cho các trường, nên các trường phải làm việc này.
Đối với các trường, muốn giảm thí sinh ảo, tuyển đúng ý của mình thì phải tự chủ. Còn các trường chưa sẵn sàng thì vẫn còn một năm để chuẩn bị. Các trường phải vào cuộc.
Các trường không thể dồn việc mãi cho Bộ GD&ĐT cũng như Bộ không thể ôm mãi việc của các trường. Điều này khác với thí sinh. Chúng ta phải cho các em vài năm để định hướng chứ không phải chỉ 9 tháng. Do đó, Bộ cũng phải kiên quyết giao quyền tự chủ cho các trường.
Theo Nghiêm Huê/Tiền Phong
Giới trẻ vô cảm với chống tham nhũng
GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bình luận như vậy về kết quả khảo sát cho rằng, 20% số thanh niên sẵn sàng chấp nhận phạm pháp vì người thân; coi trọng thu nhập hơn là liêm chính.
Kết quả khảo sát liêm chính trong thanh niên năm 2014 cho thấy tỷ lệ thanh niên có xu hướng thỏa hiệp với cái xấu cao hơn so với kết quả khảo sát 2011. Theo ông, nguyên nhân do đâu?
GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng. Ảnh: I.T
- Theo tôi, thứ nhất là do kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng còn kém nên thanh niên nhiều khi nới lỏng các giá trị liêm chính, thỏa hiệp với tham nhũng, để đảm bảo quyền lợi cho cá nhân hay gia đình. Ví dụ như đưa người nhà vào bệnh viện, nhân viên bệnh viện có ý vòi vĩnh thì chắc người ta cũng phải thỏa hiệp thôi. Hoặc trường hợp xin việc làm, không thiếu trường hợp người ta phải thỏa hiệp mới mong có một chỗ.
Thứ hai đây có thể là biểu hiện của thói quen nói một đằng, làm một nẻo trong xã hội. Không biết từ bao giờ, ở nước ta rất thịnh hành lối nói theo đám đông, nói theo những điều người khác muốn nghe, chứ không theo suy nghĩ của mình. Trong một cộng đồng như vậy, người ta dần dần sẽ không nói những điều người ta nghĩ và không làm đúng những điều người ta nói nữa.
Kết quả khảo sát này sẽ giúp thay đổi thế nào trong công tác phòng chống tham nhũng, thưa ông?
- Khảo sát này rất cần thiết vì giúp cho xã hội, cơ quan chức năng thấy được tình hình thực tế như thế nào, cũng là góp thêm một tiếng chuông báo động để xã hội đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nếu không có những khảo sát này có thể một số người nghĩ tình hình rất tốt.
Từ kết quả khảo sát của mình, các tổ chức, cá nhân thực hiện cuộc khảo sát này đã đưa ra một số kiến nghị nhưng những kiến nghị đó có thực hiện được hay không thì phụ thuộc vào các cơ quan và tổ chức hữu quan, vào chính sách chung. Chính sách chung là phải quyết tâm chống tham nhũng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để bảo vệ thể chế, phát triển đất nước. Chứ đã coi tham nhũng là giặc nội xâm rồi mà cứ chung sống hòa bình với nó thì có ngày hỏng hết cơ đồ.
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng thanh niên ở khu vực nông thôn, học vấn thấp có niềm tin hơn vào việc phòng chống tham nhũng. Đây có phải là tín hiệu tích cực không?
"Biện pháp có rồi thì quan trọng nhất là quyết tâm từ lãnh đạo. Có quyết tâm thì biện pháp mới được áp dụng triệt để, không hình thức, nửa vời".
Ông Nguyễn Minh Thuyết
- Theo kết quả khảo sát, những thanh niên có học vấn thấp có nhiều niềm tin hơn trong phòng chống tham nhũng đó có thể là do họ không có đủ thông tin về những chuyện tham nhũng. Nhưng cũng vì không đủ thông tin và vì phải lo đánh vật với cuộc sống hằng ngày mà họ cũng dễ nới lỏng liêm chính hơn.
Người dân chưa được tiếp cận thông tin đầy đủ có phần do hoàn cảnh sống của mình. Nhưng để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan nhà nước, vì Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân.
Ông có kiến nghị gì để công tác phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả hơn?
- Theo tôi, biện pháp thì có hết rồi. Nếu thiếu, ta có thể học hỏi biện pháp của nước ngoài, từ nước có chế độ xã hội giống ta đến nước có chế độ xã hội khác ta. Bởi vì đối với bất cứ chế độ nào, đất nước nào, tham nhũng cũng là tội phạm nguy hiểm, đều phải tìm những biện pháp hữu hiệu để chống nó.
Biện pháp có rồi thì quan trọng nhất là quyết tâm từ lãnh đạo. Có quyết tâm thì biện pháp mới được áp dụng triệt để, không hình thức, nửa vời. Như việc kê khai tài sản, nếu quyết tâm thì sẽ không làm chiếu lệ, qua loa. Tôi đề nghị không nên coi bản kê khai tài sản là bí mật cá nhân.
Hay việc phát hiện, xử lý tham nhũng, có quyết tâm thì sẽ thấy ngay vấn đề. Ví dụ, không khó để kiểm tra dư luận nhân dân về những khối tài sản siêu khổng lồ của ông A, ông B. Lương của ông thế, lấy đâu ra khối tài sản to như vậy? Nhưng có quyết tâm rồi, còn phải có sức mạnh. Có đủ sức mạnh thì mới thắng được giặc. Sức mạnh ấy ở đâu ra?
Từ xưa đến nay, Việt Nam mình đất không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế, quân sự đều không mạnh nhưng vẫn thắng các thế lực ngoại xâm hùng mạnh nhất. Đó là nhờ biết phát huy sức mạnh của nhân dân. Nếu lãnh đạo khơi được nguồn sức mạnh từ nhân dân thì chắc chắn sẽ thắng được giặc tham nhũng.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Việt