GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình mới không hướng tới thực hiện nền giáo dục đồng phục

Theo dõi VGT trên

Dự kiến trong tháng 10, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được ban hành. GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình có những chia sẻ về triết lý giáo dục của chương trình này.

Chương trình trả lời cho câu hỏi: “Học xong, làm được gì?”

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT), chương trình được xây dựng nhằm chuyển nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về phẩm chấtnăng lực cho người học. Nếu như chương trình trước đây trả lời câu hỏi: “Học xong học sinh biết được những gì?” thì chương trình này trả lời câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh làm được những gì?”.

“Để thể hiện triết lý Thực học, thực nghiệp, trước hết, chương trình phải xuất phát từ các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực mà chọn nội dung dạy học thiết thực cho học sinh. Thứ hai là phải tổ chức cho học sinh hoạt động để khám phá, thực hành và vận dụng kiến thức” – GS Thuyết khẳng định.

Chương trình GDPT mới cũng thể hiện triết lý “Học để biết”. Nhưng “biết” không chỉ có nghĩa là biết kiến thức mà còn bao hàm nghĩa “biết cách học để tự học suốt đời”.

GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình mới không hướng tới thực hiện nền giáo dục đồng phục - Hình 1

Chương trình này trả lời câu hỏi: “Học Chương trình trả lời cho câu hỏi học xong học sinh làm được những gì?Ảnh minh họa Ảnh: T.L

Một triết lý khác cũng được thể hiện rõ trong Chương trình GDPT mới là “Học để tự khẳng định mình”, học để trở thành chính mình. Nhà trường phải khơi dậy tiềm năng của mỗi người, nói cách khác là không thực hiện nền giáo dục đồng phục mà phải tạo ra môi trường học tập thân thiện, học sinh được chọn những nội dung học tập mà các em yêu thích, qua đó phát hiện năng lực của mình để rèn luyện và trưởng thành.

Chương trình cũng thể hiện triết lý “Học để cùng chung sống” của UNESCO. Càng ngày nhân loại càng đề cao giá trị “Tôn trọng”. Nhà trường phải dạy cho học sinh cách tôn trọng sự khác biệt của nhau, miễn là sự khác biệt đó không vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.

Học sinh được lựa chọn nội dung học phù hợp với nguyện vọng, sở trường

Theo GS Thuyết, ngay từ tiểu học, chương trình sẽ cho học sinh được quyền lựa chọn một số nội dung phù hợp với nguyện vọng và năng lực. Nhưng tính phân hóa thể hiện rõ nhất là ở cấp THPT. Học sinh sẽ không phải học tất cả các môn nữa, ngoài các môn công cụ như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và những môn mà luật bắt buộc phải học như Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, học sinh được lựa chọn học 5 môn theo sở thích và định hướng nghề nghiệp của mình.

GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình mới không hướng tới thực hiện nền giáo dục đồng phục - Hình 2

Theo GS Thuyết, chương trình sẽ cho học sinh được lựa chọn nội dung học phù hợp với nguyện vọng, sở trường. Ảnh: Nguyễn Hà

Video đang HOT

Các môn học lựa chọn được chia thành 3 nhóm: Nhóm khoa học xã hội gồm các môn Lịch sử, Địa Lý, Giáo dục khoa học pháp luật; nhóm khoa học tự nhiên gồm Vật Lý, Hóa học, Sinh học và nhóm Công nghệ và nghệ thuật gồm Công nghệ, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc. Theo đó, học sinh được lựa chọn 5 môn trong 3 nhóm này, với yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn ít nhất 1 môn.

Với quy định như vậy, học sinh vừa được giáo dục toàn diện nhưng có khả năng được phân hóa sâu hơn. Những em nào muốn đi sâu vào một số ngành sẽ có thêm 35 tiết/năm để học các chuyên đề học tập. Riêng môn Giáo dục thể chất sẽ được dạy theo hình thức các câu lạc bộ thể thao tự chọn, học sinh thích môn nào như bóng rổ, bóng bàn, khiêu vũ thể thao… có thể chọn môn đó.

“Khi nói đến điều này, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, không phải nơi nào, trường nào cũng có đầy đủ để thực hiện việc dạy học phân hóa như vậy. Nhưng chúng ta không thể vì một số nơi còn khó khăn mà kéo cả nước xuống cho “công bằng”. Ngược lại, địa phương nào, trường nào có điều kiện tiến xa đến đâu thì phải tạo điều kiện cho địa phương đó, trường đó phát triển đến đấy.

Để giúp học sinh lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp, thầy cô cũng như cha mẹ học sinh cần tư vấn cho các em, chứ không nên ép buộc các em. Cha mẹ lựa chọn không phù hợp với nguyện vọng, sở trường của con có thể làm thui chột khả năng tiềm ẩn trong con mình” – GS Thuyết phân tích.

NGUYỄN HÀ – ĐẶNG CHUNG

Theo laodong

Thẩm định chương trình, viết sách giáo khoa: Còn nhiều việc để lo

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đang bước vào giai đoạn thẩm định để ban hành nhưng lại có những thông tin về việc một số thành viên soạn thảo chương trình đang tham gia viết sách giáo khoa (SGK).

Thẩm định chương trình, viết sách giáo khoa: Còn nhiều việc để lo - Hình 1

Một tiết học của học sinh lớp 1/2 Trường tiểu học Kỳ Đồng Q.3, TP.HCM. Chương trình SGK GDPT mới sẽ triển khai đại trà cho lớp 1 vào năm học 2019-2020 - Ảnh: N.HÙNG

GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình GDPT mới, cho biết: Sau khi Quốc hội ban hành nghị quyết về đổi mới chương trình, SGK GDPT, để chủ động trong công việc, Nhà xuất bản Giáo Dục đã mời một số chuyên gia tham gia các đề tài xây dựng chương trình giả định, biên soạn thử một số bài soạn và bản thảo sách.

Tôi được mời tham gia các công việc nói trên. Tôi đã hoàn thành các đề tài nghiên cứu về mô hình SGK môn tiếng Việt - ngữ văn, hoàn thành một bản thảo sách tiếng Việt lớp 1.

Tuy nhiên, từ khi nhận lời làm tổng chủ biên chương trình GDPT mới, tôi không còn thời gian để tiếp tục các công việc trên. Chương trình giả định đang phác thảo cũng được "đóng băng" từ khi Bộ GD-ĐT tổ chức Ban phát triển chương trình GDPT.

Có nghiên cứu, viết thử

* Nhưng có thông tin nơi này, nơi khác đã chuẩn bị sẵn bộ SGK mới để "đón trước" khi chương trình được ban hành?

- Việc nghiên cứu, viết thử, tôi nghĩ là có. Tôi được biết có nhà xuất bản đang chỉ đạo làm một lúc 5 bộ sách. Nhưng theo tôi hiểu, đây chỉ là những hoạt động có tính chất chuẩn bị, tập dượt. Có như vậy mới bảo đảm tiến độ mà nghị quyết của Quốc hội đề ra.

Nhưng khi chương trình chưa ban hành thì cho dù sách có viết ra cũng không đủ điều kiện thẩm định. Kể cả có tổ chức, cá nhân nào nói là đã viết được sách từ lớp 1 đến lớp 12 thì đó vẫn không phải SGK. Các bản thảo chỉ trở thành SGK khi được hội đồng thẩm định thông qua và được bộ trưởng phê duyệt.

* Theo ông thì người biên soạn chương trình có được tham gia viết sách không?

- Không có quy định nào cấm người biên soạn chương trình viết SGK sau khi đã hoàn thành công việc biên soạn chương trình. Thậm chí người biên soạn chương trình tham gia viết sách sẽ có thuận lợi vì hiểu chương trình thì viết sẽ tốt hơn. Dĩ nhiên là họ phải được các tổ chức biên soạn SGK mời. Tác giả viết SGK không thể là thành viên của hội đồng thẩm định SGK.

Thẩm định chương trình, viết sách giáo khoa: Còn nhiều việc để lo - Hình 2

GS Nguyễn Minh Thuyết - Ảnh: V.D.

Thẩm định: có hội đồng liên cấp và đơn cấp

* Việc thẩm định và ban hành chương trình GDPT mới được thực hiện như thế nào?

- 25 hội đồng thẩm định chương trình đang làm việc. Mỗi hội đồng đều có các nhà khoa học, nhà sư phạm, giáo viên phổ thông; một số hội đồng có đại diện một số tổ chức xã hội. Riêng giáo viên phổ thông tham gia ở mỗi hội đồng sẽ chiếm khoảng 30%.

Ngoài các hội đồng thẩm định chương trình của môn học ở một cấp học, có một số hội đồng liên cấp tiểu học - THCS, một số hội đồng thẩm định chương trình cả ba cấp về môn văn, môn toán...

Nếu chương trình môn học được thẩm định có liên quan tới các môn học khác của cấp học dưới hoặc cấp học trên thì ban soạn thảo chương trình phải cung cấp chương trình có liên quan để hội đồng thẩm định có cơ sở đánh giá về tính kế tiếp, liên thông.

* Vai trò của ban soạn thảo chương trình ở giai đoạn này là gì?

- Ban soạn thảo chương trình các môn học có trách nhiệm gửi cho hội đồng thẩm định dự thảo chương trình, báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức xã hội, các sở GD-ĐT, các chuyên gia, giáo viên và dư luận báo chí về chương trình và ý kiến tiếp thu, giải trình của ban soạn thảo, báo cáo về kết quả thực nghiệm.

Nếu hội đồng có yêu cầu thì ban soạn thảo phải cử người trực tiếp đến báo cáo, giải trình những điều hội đồng thắc mắc.

* Cho tới thời điểm này chưa công bố được chương trình thì theo ông liệu có bị chậm tiến độ không?

- Tiến độ thẩm định có chậm hơn so với dự kiến vì phải thực hiện nhiều bước lấy ý kiến, phân tích các ý kiến góp ý để chỉnh sửa. Nhưng tôi nghĩ mục tiêu đề ra triển khai đại trà lớp 1 vào năm học 2019-2020 thì vẫn đảm bảo.

* Bộ GD-ĐT được giao trách nhiệm tổ chức biên soạn một bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 12. Việc tổ chức biên soạn bộ sách này như thế nào?

- Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư về tiêu chuẩn SGK; quy trình biên soạn, thẩm định SGK; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định SGK. Tuy nhiên, chỉ đến khi chương trình được ban hành, Bộ GD-ĐT mới có thể bắt tay vào việc tổ chức biên soạn bộ SGK và chỉ đạo công việc biên soạn SGK của các tổ chức, cá nhân. Tôi không phụ trách việc làm SGK nên cũng chỉ nắm được định hướng chung như vậy.

* Theo ông, với chương trình GDPT mới, những người viết SGK sẽ đối mặt với những thách thức gì?

- Đây là chương trình đặt ra mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất người học. Trong bối cảnh có một chương trình nhiều bộ SGK, một điểm thuận lợi là có thể sẽ có nhiều tác giả, nhóm tác giả tâm huyết, có tư tưởng sáng tạo. Nhưng nếu người có kinh nghiệm viết SGK dễ đi vào lối mòn, thì người mới tham gia công việc này cũng có thể sẽ gặp khó vì phải đối diện với những khó khăn mang tính đặc thù mà họ chưa trải qua.

Tuyển chọn công khai, minh bạch

* Có thông tin Bộ GD-ĐT sẽ chỉ định thầu để chọn đơn vị biên soạn SGK, điều này trái với nguyên tắc mà Ngân hàng Thế giới (World Bank - đơn vị cho vay vốn thực hiện chương trình) đặt ra là phải tổ chức đấu thầu và đơn vị dự thầu không phải là doanh nghiệp nhà nước...

- Tôi chưa bao giờ được nghe đến việc chỉ định thầu. Tôi chỉ được nghe ý kiến bộ trưởng quán triệt trong các cuộc họp về việc thực hiện nghị quyết số 88 và nghị quyết số 51 của Quốc hội là các công việc phải được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng và tiến độ.

* Việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK có ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng giữa các nhóm làm SGK hay không?

- Trước đây, tôi cũng đã có ý kiến là Bộ GD-ĐT chỉ nên thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước, không nên gánh vác các công việc nghiệp vụ. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ được nghị quyết số 88 của Quốc hội giao để bảo đảm chắc chắn khi triển khai chương trình có đầy đủ SGK tất cả các môn học.

VĨNH HÀ - NGỌC HÀ thực hiện

Theo tuoitre.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu hạng A Vbiz công bố 7 bức ảnh chưa từng thấy sau khi quay lại với bạn trai cũHoa hậu hạng A Vbiz công bố 7 bức ảnh chưa từng thấy sau khi quay lại với bạn trai cũ
22:37:04 01/02/2025
Mỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tàiMỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tài
21:33:42 01/02/2025
Xuất hiện phim Việt được netizen "kêu gào" đòi giải cứu, Trấn Thành cũng bị vạ lâyXuất hiện phim Việt được netizen "kêu gào" đòi giải cứu, Trấn Thành cũng bị vạ lây
23:22:25 01/02/2025
Nhóc tì nhà hoa hậu Đỗ Mỹ Linh 'đốn tim' fan với biểu cảm cực đáng yêu ngày TếtNhóc tì nhà hoa hậu Đỗ Mỹ Linh 'đốn tim' fan với biểu cảm cực đáng yêu ngày Tết
22:39:54 01/02/2025
Một nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãiMột nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãi
23:11:03 01/02/2025
Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oanPhim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan
22:06:34 01/02/2025
Hoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc ThuậnHoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc Thuận
23:27:48 01/02/2025
Trấn Thành: Tôi cảm thấy bị chà đạpTrấn Thành: Tôi cảm thấy bị chà đạp
21:38:13 01/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"

Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"

Thế giới

07:09:03 02/02/2025
Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích kế hoạch của Tổng thống Donald Trump về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Mỹ.
Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Phía LPL gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T1 vì đã vô địch CKTG 2024, ngẫm lại thì "quá hợp lý"

Mọt game

07:03:46 02/02/2025
Chức vô địch CKTG gần nhất của T1 hóa ra lại là điều tốt đối với sự phát triển của LPL. Phía LPL cảm ơn T1 vì đã vô địch CKTG 2024
Messi: Kỷ lục và con số điên rồ với Inter Miami năm 2024

Messi: Kỷ lục và con số điên rồ với Inter Miami năm 2024

Sao thể thao

07:01:20 02/02/2025
Nhìn lại thành tựu của Messi trong năm 2024 trước khi siêu sao Argentina và Inter Miami sẽ bước vào mùa giải 2025 với nhiều giải đấu quan trọng.
Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

Tin nổi bật

07:00:24 02/02/2025
Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã phát hiện nam tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp khoảng 5 lần mức kịch khung trên cao tốc.
Nếu bạn chán ăn thịt và các món chiên xào trong 3 ngày Tết rồi, làm ngay món hấp này chỉ 15 phút mà mềm, mịn, ngon vô cùng

Nếu bạn chán ăn thịt và các món chiên xào trong 3 ngày Tết rồi, làm ngay món hấp này chỉ 15 phút mà mềm, mịn, ngon vô cùng

Ẩm thực

06:56:20 02/02/2025
Đây là một món hấp ngon, đẹp mắt và dễ làm. Vào ngày Tết ăn nhiều thịt và các món chiên xào gây cảm giác ngán thì hãy làm món ăn này, đảm bảo ai cũng thích!
Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?

Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?

Lạ vui

06:56:10 02/02/2025
Thế giới thật rộng lớn và đầy những điều kỳ diệu. Thiên nhiên chứa đầy những bí mật, nhiều trong số đó thật khó hiểu.
Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?

Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?

Sáng tạo

06:53:48 02/02/2025
Hiện nay thời tiết ngày càng lạnh hơn. Nhiệt độ đã giảm mạnh ở nhiều nơi trên cả nước. Nó khó chịu đến mức ngay cả việc bật điều hòa và sưởi ấm vào ban đêm cũng có thể không có tác dụng gì.
Chấn động đầu năm: BIGBANG đại náo concert Taeyang, tuyên bố thông tin hot về G-Dragon!

Chấn động đầu năm: BIGBANG đại náo concert Taeyang, tuyên bố thông tin hot về G-Dragon!

Nhạc quốc tế

06:53:12 02/02/2025
Fan Kpop như đang sống lại thời hoàng kim gen 2, khi chứng kiến G-Dragon tái xuất và BIGBANG một lần nữa phá đảo làng nhạc.
Phim Hàn được yêu thích nhất dịp tết

Phim Hàn được yêu thích nhất dịp tết

Phim châu á

06:51:17 02/02/2025
Phim Trung tâm chăm sóc chấn thương (The Trauma Code: Heroes on Call) đứng đầu top phim được yêu thích nhất ở Hàn Quốc trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Điều tra vụ tài xế xe ôm công nghệ bị nhóm người say xỉn đánh

Điều tra vụ tài xế xe ôm công nghệ bị nhóm người say xỉn đánh

Pháp luật

06:50:59 02/02/2025
Anh N. cho biết không xảy ra va quẹt, không mâu thuẫn với nhóm người trên nhưng những người này vẫn hùng hổ xông vào chửi bới và tấn công anh N...
'Trò chơi con mực' mùa 3 ấn định ngày chiếu, mùa 2 lập 'đỉnh' mới

'Trò chơi con mực' mùa 3 ấn định ngày chiếu, mùa 2 lập 'đỉnh' mới

Hậu trường phim

06:49:47 02/02/2025
Nền tảng trực tuyến Netflix vừa ấn định ngày chiếu dự kiến của mùa 3 Trò chơi con mực (Squid Game) trong năm nay, kèm theo đó là tung ra những hình ảnh mới nhất trong mùa phim này.