GS. Nguyễn Lân Dũng: Mong ngành giáo dục không ngừng sáng tạo để vượt qua giai đoạn khó khăn

Theo dõi VGT trên

Ai cũng biết giáo dục là một lĩnh vực khó, liên quan đến mọi gia đình, mọi thế hệ trong xã hội, vì dễ so sánh với các nước trên thế giới

GS. Nguyễn Lân Dũng: Mong ngành giáo dục không ngừng sáng tạo để vượt qua giai đoạn khó khăn - Hình 1

GS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng, giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt từ khi thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện. (Nguồn: VTC)

Bức tranh giáo dục Việt Nam có thể hình dung cả hai phía, phía sáng và phía tối, nói cách khác là cả thành tựu và tồn tại.

Về thành tựu, không thể phủ nhận những bước tiến của sự nghiệp giáo dục từ khi thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW.

Về giáo dục mầm non, đến năm 2017, 63/63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tháng 8/2018, đã thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em diện phổ cập.

Về giáo dục phổ thông, đã có trên 67% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã đổi mới theo hướng tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng.

Đồng thời, đã dần khắc phục tình trạng học lệch, học tủ ở trường phổ thông và hiện tượng luyện thi tràn lan. Thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực liên tục duy trì ở mức cao.

Về giáo dục đại học, đến năm 2018 có 5 cơ sở giáo dục đại học nằm trong nhóm 400 trong bảng xếp hạng đại học châu Á của QS World Rating.

Lần đầu tiên Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng đại học quốc tế, hai Đại học Quốc gia nằm trong nhóm 1.000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng đại học QS World (thế giới có hơn 21.000 trường đại học).

Ngoài ra, cũng đã có 3 trường đại học khác đạt mức 3 sao, 1 trường đạt mức 4 sao theo chuẩn gắn sao đại học thế giới. Trong đó, hai Đại học Quốc gia nằm trong nhóm 150 trường tốt nhất châu Á (châu Á có 6.000 trường đại học).

Về giáo dục thường xuyên, đã có 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện và 99,9% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 80,3% đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Cái khó nhất đối với ngành giáo dục chính là tìm cách khắc phục các yếu kém còn tồn tại trong ngành giáo dục. Đó là nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành còn nặng, chưa quan tâm đúng mức tới giáo dục kỹ năng sống; đổi mới phương pháp dạy học có nhiều cải tiến nhưng chưa thật ổn định; một số vấn đề như dạy thêm học thêm, lạm thu… chưa được giải quyết triệt để.

Tiến độ triển khai chương trình, sách giáo khoa mới chưa đảm bảo tiến độ theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội. Chất lượng sách giáo khoa mới chưa đáp ứng được mong muốn của xã hội.

Video đang HOT

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên ở một số cơ sở giáo dục còn chưa đạt yêu cầu. Chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút được sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.

Chính sách tiền lương đối với nhà giáo chưa thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 29. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp còn chênh lệch và nhiều nơi chưa đạt yêu cầu. Việc dạy ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên không đạt yêu cầu mong muốn.

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng muốn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu thì cần phải có chiến lược thế nào? Chính sách thu hút hiền tài ra sao? Làm sao để xây dựng chính sách để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai?

Ở vấn đề này, tôi đồng ý với Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khi ông phát biểu: Đổi mới để chuyển mạnh từ trang bị kiến thức, truyền thụ bị động, sang tăng cường sự sáng tạo, năng động của cả thầy và trò, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học. Lấy mục tiêu ưu tiên số 1 của giáo dục phổ thông là dạy người, dạy thái độ sống, kỹ năng sống, trách nhiệm xã hội, năng lực tự học, đi cùng với các năng lực khác về nhận thức, về tư duy…, làm nền tảng để tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều cần phải kiên định, kiên trì, xuyên suốt…

Tôi muốn nhắc lại phần giáo dục và đào tạo mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo… Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi trọng dạy, học và sử dụng tiếng Anh. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Đường lối đã rõ ràng, chỉ cần có quyết tâm thực hiện, có biện pháp thiết thực để triển khai có hiệu quả các mục tiêu đã được xác định.

Bước sang năm mới, tôi rất tin tưởng vào sự đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tôi muốn có một đóng góp cụ thể, dù nhỏ bé vào sự đổi mới này. Qua truyền hình, tôi được biết câu chuyện một nữ sinh đạt giải thưởng Olympic và được Chính phủ tặng Huân chương Lao động.

Truyền hình kể lại việc em này được cô giáo bồi dưỡng bằng cách cho đọc thêm một cuốn sách tham khảo. Qua màn hình tôi thấy đó là bản dịch sách Sinh học của Campbell và cộng sự. Một cuốn sách dành cho sinh viên, dày đến 1.277 trang và giá đến 1.750.000 đồng.

Tôi nảy ra ý định viết một cuốn Sinh học – Khoa học về sự sống, đúng chương trình Sinh học ở bậc phổ thông nhưng sâu hơn nhiều. Tôi đã cộng tác với hai giáo viên phổ thông để hoàn thành cuốn sách này.

Sách đã được xuất bản, như vậy là giáo viên Sinh học nào (hoặc các học sinh chuyên ban) đều có thể mua được. Có nội dung cao hơn sách giáo khoa rõ rệt, tôi tin tưởng thầy cô giáo sẽ dạy hay hơn, tốt hơn rất nhiều.

Các em học sinh chuyên ban có điều kiện tốt hơn để ôn tập khi muốn thi vào các trường đại học có tính cạnh trao cao, hay thi Olympic quốc tế. Hồi âm của các giáo viên Sinh học khi sử dụng cuốn sách này làm tôi rất phấn khởi.

Tôi đã gặp Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam và mong Liên hiệp Hội đề nghị với các Hội Khoa học chuyên ngành đều in các cuốn sách tương tự cho tất cả các môn học. Nếu làm được điều này tôi tin sẽ có sự thay đổi rõ rệt cho việc dạy và học ở tất cả các trường phổ thông. Đó có phải là một đóng góp đáng hy vọng hay không?

Đối mặt với đại dịch Covid-19, ngành giáo dục gặp vô vàn khó khăn nhưng đã chuyển mình, thích ứng bằng hình thức học online, để học sinh ngừng đến trường nhưng không ngừng học. Đặc biệt, Việt Nam có chương trình rất nhân đạo là “Sóng và máy tính cho em”…

Mong rằng ngành giáo dục tiếp tục nỗ lực, không ngừng sáng tạo, không ngừng học hỏi, cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này, đảm bảo quyền được học tập của trẻ. Đồng thời, cần giảm những áp lực học tập, áp lực thành tích cho học sinh, nhất là trong bối cảnh dạy học trực tuyến.

Giải bài toán thừa, thiếu giáo viên

Thiếu giáo viên là nguyên nhân dẫn đến quá tải ở nhiều trường học. Nhưng khó khăn này không chỉ riêng ngành Giáo dục có thể giải quyết khi biên chế là câu chuyện liên quan đến nhiều bộ, ngành.

Giải bài toán thừa, thiếu giáo viên - Hình 1

Việc thừa, thiếu giáo viên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Ảnh: Quang Vinh.

Mong minh bạch thông tin

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), hiện cả nước còn thiếu 94.714 giáo viên, song cũng thừa đến 10.178 giáo viên ở các cấp học. Bộ GDĐT cho biết, năm học 2020 -2021 đã hướng dẫn các địa phương trong việc rà soát việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên hợp lý, hiệu quả; đồng thời có giải pháp lâu dài để quy hoạch, tuyển dụng và bố trí đủ giáo viên dạy đúng và đủ các môn học, thực hiện điều tiết từ nơi thừa sang nơi thiếu.

Căn cứ số thừa, thiếu giáo viên trên cả nước, Bộ GDĐT đã đề nghị Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ giao bổ sung 94.714 biên chế trong giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, riêng năm 2021, đề nghị bổ sung khoảng 30.000 biên chế (gồm 20.000 biên chế giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, cấp THPT và 10.000 biên chế giáo viên mầm non cho các địa phương vùng sâu, vùng xa khó khăn, vùng dân tộc thiểu số).

Là một trong số 65 cán bộ nhận quyết định thuyên chuyển của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đến trường học mới trong năm học này, cô giáo N.T.H., giáo viên dạy Văn có nhiều tâm tư. Theo cô H., việc luân chuyển, điều động giáo viên giữa các trường trong cùng một huyện là việc làm không mới, đã thực hiện nhiều năm qua và là chính sách chung của ngành Giáo dục song khi quyết định điều động, nên có trao đổi, thông báo trước với giáo viên thay vì bất ngờ nhận được quyết định mà không được giải thích gì thêm.

Bên cạnh đó, khi thực hiện việc này phải dựa trên kết quả bình xét của trường thay vì điều chuyển không theo nguyên tắc, tiêu chí nào hoặc phải công khai các tiêu chí này, cũng nên xem xét đến các yếu tố hoàn cảnh gia đình, có như vậy giáo viên mới ổn định tư tưởng, yên tâm công tác. "Cũng cần tính đến địa bàn xã khó khăn thì cử giáo viên đi biệt phái phải có thời hạn rõ ràng, chẳng hạn không quá 3 năm hoặc giáo viên tình nguyện viết đơn thuyên chuyển thì tùy từng trường hợp để xem xét" - cô H. bày tỏ.

Trên thực tế, quyết định điều động giáo viên từ nơi thừa về nơi thiếu và ngược lại không phải là câu chuyện mới, đã được các địa phương triển khai nhiều năm qua. Nhưng có những nơi, những trường hợp các quyết định thuyên chuyển này không nhận được sự đồng thuận của người trong cuộc. Như câu chuyện ở tỉnh Quảng Nam là một ví dụ. Sau khi có ý kiến phản ánh, sở này đã mời 61/63 giáo viên được tăng cường trong năm học này và hiệu trưởng của các trường THPT gặp mặt để lắng nghe ý kiến... Từ đây, có thể thấy, nếu như trước khi tiến hành điều động, các giáo viên được hướng dẫn, giải thích, động viên thì hẳn sẽ không có những bức xúc, băn khoăn.

Bên cạnh đó, điều giáo viên và dư luận mong mỏi đó là cần thiết phải xây dựng những quy định cụ thể về điều động, điều chuyển giáo viên ở mỗi địa phương, từ đó làm cơ sở để thực hiện việc này thay vì làm ngẫu nhiên, cảm tính không theo một tiêu chí nào. Và thời hạn luân chuyển cũng cần được tính đến và ghi rõ trong quyết định để giáo viên biết, chuẩn bị tinh thần "một đi không trở lại" hay đi vài năm rồi sẽ điều động trở lại hoặc đến nơi khác. Khi mọi thứ được công khai, minh bạch thì chắc chắn giáo viên được điều động cũng sẽ vui vẻ chấp hành.

Giải bài toán thừa, thiếu giáo viên - Hình 2

Thiếu giáo viên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều trường học. Ảnh: Quang Vinh.

Không thể chỉ là giải pháp tình thế

Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh Bình Phước có 429 trường/8.159 lớp, nhóm với gần 259 nghìn học sinh các cấp. Đây là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho lớp 2 và lớp 6. Cơ sở vật chất trường, lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy học, không có phòng học tạm, mượn. Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn thiếu 1.316 giáo viên và 586 cán bộ, nhân viên.

Giải pháp tạm thời ở một số trường đó là dồn lớp, chấp nhận không đảm bảo theo quy định về số học sinh/lớp. Đơn cử như tại Trường TH&THCS Lê Văn Tám, xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành năm học này đã dồn học sinh khối 8 từ 4 lớp thành 3 lớp, trung bình 52 học sinh/lớp. Đồng thời, trường không nhận học sinh lớp 1 ở xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương như năm học trước đó. Như vậy, năm nay trường còn 1.295 học sinh/32 lớp, giảm 2 lớp, giảm 30 học sinh so với năm học trước. Tuy nhiên, theo biên chế số học sinh/lớp thì Trường TH&THCS Lê Văn Tám cần 57 giáo viên đứng lớp mới đảm bảo quy định nhưng hiện chỉ có 41 giáo viên, thiếu 16 giáo viên. Khó khăn còn chồng chất hơn khi năm học này kế toán nghỉ việc, 2 giáo viên đang thời kỳ nghỉ sinh, 1 giáo viên sắp nghỉ hưu.

Tăng hợp đồng ngoài biên chế, xã hội hóa đối với một số môn học trên cơ sở phụ huynh có nhu cầu, đề nghị nhà trường thực hiện, chịu trách nhiệm quản lý và kinh phí phụ huynh chi trả... là một số giải pháp tình thế ngành Giáo dục Bình Phước đang thực hiện. Nhưng rõ ràng, để đảm bảo chất lượng dạy và học, bài toán thiếu giáo viên cần sớm được giải quyết. Ông Lý Thanh Tâm, Giám đốc Sở GDĐT Bình Phước cho biết Sở đang đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ và các huyện, thị xã, thành phố tiến hành điều động giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu (khoảng 586 người); đồng thời, tiếp tục thẩm định bổ sung biên chế cho các địa phương theo tổng biên chế được giao.

Cả nước đã bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, 2 và 6 và sẽ tiếp tục với các khối lớp khác ở các năm tiếp theo. Để đảm bảo thành công của chương trình, nhiều chuyên gia đã chỉ ra vấn đề là phải đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo đúng quy định của Bộ GDĐT nhưng ở nhiều tỉnh thành, nhất là ở các khu vực nội đô đông dân, việc đảm bảo quy định về sĩ số là một yêu cầu khó khi cơ sở vật chất thiếu, giáo viên không đủ.

Ông Nguyễn Văn Diễn, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng GDĐT huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cho biết, nếu phân bổ đủ biên chế giáo viên, huyện sẽ sẵn sàng đầu tư xây dựng thêm phòng học, mua sắm đầy đủ trang thiết bị và sẽ tách lớp. Khi đó, huyện sẽ không còn tình trạng quá tải như những năm qua.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chuyến làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước vừa qua đã gợi mở địa phương bên cạnh chỉ tiêu cho phép, cần triển khai đa dạng các giải pháp, trong đó có thể tính đến giải pháp xã hội hóa đối với các môn như ngoại ngữ, tin học, thông qua việc ký hợp đồng với doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ trong thiết kế bài giảng E-learning, mô hình dạy học trực tuyến,...

Đối với giáo viên cho các trường mầm non, nhà trẻ ở các khu công nghiệp hiện nay vẫn còn thiếu ở đa số các địa phương, Bộ trưởng Sơn cho rằng giải pháp trước mắt đó là cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục, nhất là ở thành phố, những nơi mức sống cao hơn, tập trung nhiều hơn vào cấp mẫu giáo, mầm non, tiểu học - việc này sẽ giúp giảm bớt khó khăn về thiếu giáo viên.

Về phía Bộ GDĐT cũng đang tính đến các giải pháp về chính sách nhằm huy động các lực lượng hỗ trợ nhân lực giảng dạy Tiếng Anh và Tin học; trong đó để giảm số lượng giáo viên có thể lưu ý phát huy và tận dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy 2 môn học này.

Giải bài toán thừa, thiếu giáo viên - Hình 3

Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 2 giải pháp căn cơ

Giáo viên nơi này thừa, nơi kia thiếu là bài toán nhiều năm vẫn chưa có lời giải triệt để, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục đào tạo bởi ai cũng biết, khi lớp học quá đông, giáo viên không thể quan tâm tới tất cả mọi học sinh. Không phải tự nhiên lại có quy định về số học sinh một lớp. Hay quy định về số tiết của giáo viên trong 1 năm học để bên cạnh việc dạy học trên lớp, giáo viên còn rèn luyện, bồi dưỡng, tự học nâng cao năng lực, kiến thức... nhưng nếu trường thiếu giáo viên, phải dạy tăng số tiết thì thời gian đâu để tự bồi dưỡng? Vì vậy, tôi cho rằng cần thiết phải rà soát, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp một cách trách nhiệm, quyết liệt để giảm điểm trường, số trường, tăng trường liên cấp, liên xã và bán trú từ đó giảm giáo viên. Bên cạnh đó là đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở những nơi có điều kiện. Đi kèm với đó là phải rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để hoàn thiện cơ chế, tạo điều kiện để các trường, các địa phương tự chủ, xã hội hóa thuận lợi.

Giải bài toán thừa, thiếu giáo viên - Hình 4

Cục Trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo Vũ Minh Đức: Đổi mới đào tạo đội ngũ giáo viên

Việc thiếu giáo viên chủ yếu xảy ra ở các môn học như Tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học... bởi chế độ đãi ngộ và mức lương chưa hấp dẫn so với các công việc khác cùng chuyên ngành. Đặc biệt là có tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở những địa phương có các khu công nghiệp, bởi mức lương của công nhân tại các khu công nghiệp cao hơn hẳn mức lương của giáo viên, không thu hút được nguồn nhân lực tham gia giảng dạy, nên có tình trạng nhiều lao động chấp nhận công việc ở các khu công nghiệp thay vì công việc dạy học.

Một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng này là việc đào tạo đội ngũ giáo viên cũng cần phải được thay đổi để vừa đảm bảo nâng cao chất lượng, vừa có thể điều chỉnh, sắp xếp đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình thực tế. Các trường sư phạm cũng phải đổi mới quá trình đào tạo của mình để cho một giáo viên có thể giảng dạy được nhiều môn theo hướng tích hợp liên môn như vậy thì khi có thừa thiếu cục bộ thì có thể điều chuyển được và sẽ hạn chế được tình trạng thừa thiếu cục bộ. Bản thân các nhà giáo cũng phải nhận thức tình hình hiện nay đối với nhu cầu việc làm cũng như nhu cầu về sự nghiệp giáo dục để thích ứng với việc là dạy tích hợp liên môn và đặc biệt là phải luôn luôn có ý thức vươn lên, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đạo đức nhà giáo, để đáp ứng yêu cầu thì mới có thể giữ được việc làm ổn định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâuCách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu
06:43:02 22/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?
07:16:59 22/01/2025
Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượngTáo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng
05:56:15 22/01/2025
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệtClip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt
06:20:55 22/01/2025
Showbiz Việt từng có đám cưới sao nữ với con trai tỷ phú: Loạt chi tiết cực xa hoa, 2 quy tắc giống lễ ăn hỏi Phương Nhi và thiếu gia Vingroup!Showbiz Việt từng có đám cưới sao nữ với con trai tỷ phú: Loạt chi tiết cực xa hoa, 2 quy tắc giống lễ ăn hỏi Phương Nhi và thiếu gia Vingroup!
07:50:11 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump

Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump

Thế giới

08:16:19 22/01/2025
Đây không phải là chiến thắng bình thường. Đây là ngã ba đường của nền văn minh nhân loại. Chiến thắng này thực sự quan trọng. Cảm ơn vì đã giúp điều này xảy ra! Cảm ơn , ông Musk hào hứng nói.
Đặt camera trong KTX để biết "trung bình" sinh viên ngày giáp Tết: Thân ở trường học nhưng tâm hồn đã về quê từ bao giờ

Đặt camera trong KTX để biết "trung bình" sinh viên ngày giáp Tết: Thân ở trường học nhưng tâm hồn đã về quê từ bao giờ

Netizen

08:10:08 22/01/2025
Những ngày giáp Tết, ai cũng háo hức, mong chờ giây phút được đoàn tụ bên gia đình. Đặc biệt là các bạn sinh viên đi học xa nhà, niềm háo hức ấy còn được nhân lên gấp bội.
Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Sao châu á

08:05:26 22/01/2025
Sở hữu âm sắc trong trẻo cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt, Beyoncé xứ Hàn Ailee vẫn duy trì sức hút sau hơn một thập kỷ gắn bó với làng nhạc Hàn Quốc.
Cải vàng, mai anh đào khoe sắc ở đồi hoa xóm Mừng, Hòa Bình

Cải vàng, mai anh đào khoe sắc ở đồi hoa xóm Mừng, Hòa Bình

Du lịch

08:04:41 22/01/2025
Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, từ lâu đã thu hút du khách bởi khí hậu mát mẻ, những mái nhà sàn ẩn hiện bên ruộng bậc thang.
Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Sáng tạo

08:00:43 22/01/2025
Năm này qua năm khác, gia đình thực sự tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết, thậm chí có những thứ họ biết sẽ không bao giờ dùng đến nữa nhưng vẫn không vứt đi đúng lúc.
Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao việt

08:00:08 22/01/2025
Trung Quân khoe món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc chăm chỉ, Ngô Thanh Vân cùng ông xã chụp bộ ảnh mới đón Tết.
Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Sao âu mỹ

07:52:55 22/01/2025
Những cú twist liên tiếp làm cư dân mạng cảm thấy xoay như chong chóng . Trước đó, nhiều người nêu thuyết âm mưu vợ chồng Justin Bieber gặp trục trặc, rồi ekip chiêu trò...
'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

Phim châu á

07:17:49 22/01/2025
Bất chấp những ý kiến trái chiều, Anh hùng xạ điêu có Tiêu Chiến - Trang Đạt Phi đóng chính vẫn là phim tết được mong chờ nhất tại Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán.
Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Pháp luật

07:09:59 22/01/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm người liên quan đến vụ án Lê Xuân Định can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Khương Điền, Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Phúc Phát Điền.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.