GS Ngô Bảo Châu: Người ta không tin tôi
Chia sẻ với hàng nghìn bạn trẻ có mặt tại hội trường ĐH Bách Khoa Hà Nội chiều nay, 13/3, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết, ông từng… thi trượt vào một viện nghiên cứu ở Pháp, vì “người ta không tin tôi”.
Chiều 13/3, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu nói chuyện với các bạn trẻ ở ĐH Bách Khoa Bách Khoa Hà Nội với chủ đề “Phương pháp học tập” trong dịp về Việt Nam tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á.
Rất nhiều sinh viên đặt câu hỏi cho GS Ngô Bảo Châu và mong GS chia sẻ những câu chuyện đời thường, và cả băn khoăn về nghiên cứu khoa học.
“Người ta không tin tôi”
Đạt được kết quả nghiên cứu như hôm nay, Giáo sư phải vượt qua những khó khăn như thế nào? Làm sao để duy trì niềm say mê trong cuộc sống?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Khi bạn muốn làm điều gì khó thì phải… khó khăn. Cái khó khăn cá nhân tôi gặp phải thì các bạn trẻ cũng gặp phải. Khi bắt đầu, rất nhiều người không tin mình thành công nên tôi nói về quả cảm là vì thế.
Sau khi làm xong luận án tiến sĩ ở Pháp, tôi được tuyển vào một viện nghiên cứu. Lần đầu tiên thi tuyển, tôi bị trượt. Cuộc phỏng vấn đầu tiên, người ta hỏi anh muốn nghiên cứu vấn đề gì, tôi nói tôi muốn nghiên cứu “Bổ đề cơ bản”. Họ phá lên cười và đánh trượt tôi. Rõ ràng, họ không tin mình. Khó khăn rất lớn là người khác không tin mình, vì đó là vấn đề quá khó.
Đến năm 2002 – 2003, tôi quay lại “Bổ đề cơ bản”, lúc đó có một số ý tưởng mới, có lẽ là cách nhìn khác hẳn. Năm 2003, tôi có một bài báo và sau đó cùng một thầy giáo khác, tôi có một bài báo được công nhận. Năm 2006, tôi cố gắng theo đuổi, mở rộng chương trình với giáo sư của tôi, nhưng tôi nghĩ mình đi vào con đường cụt. Khi đó, tôi không tin vào bản thân mình nữa.
Giáo sư Ngô Bảo Châu
Đó là hai khó khăn lớn mà tôi phải vượt qua khi nghiên cứu khoa học: khi người ta không tin vào mình và khi mình không tin vào mình nữa. Mỗi người phải tự tìm ra phương án của mình.
Giáo sư có thể chia sẻ thêm về sự kiện có dấu ấn bước ngoặt trong quá trình nghiên cứu khoa học?
Video đang HOT
Khi có cảm tưởng rơi vào vô vọng và tất cả những cố gắng của mình không đi đến đâu, thì tình cờ tôi nói chuyện với một người viết một công trình đã 20-30 năm, nhưng chưa đăng tải và cho rằng nó không có giá trị. Ngay lập tức, tôi hiểu rằng, cái mẩu cuối cùng trong miếng thiếu ấy đã xuất hiện.
Tất cả những cái tưởng như vô vọng trước đây mà tôi có được ghép lại, và miếng ghép cuối cùng từ người bạn, ngay lập tức toàn bộ bức tranh hiện ra. Nhưng nên nhớ nếu không có cố gắng nghiên cứu trước đó thì không thể nhận ra mảnh cuối cùng còn thiếu.
Đừng đưa đố kị vào khoa học
Theo Giáo sư, có cách nào có thể thu hút các nhà Toán học trẻ ở nước ngoài về nước phục vụ nước nhà?
Đó là điều mà tôi và các thành viên của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán đang cố gắng làm. Trong khuôn khổ chương trình Toán học trọng điểm quốc gia, nhà nước đã đặt ra cơ chế rất thuận lợi để làm việc đó. Viện không có biên chế chính thức cho các nhà khoa học Việt Nam, cũng như người Việt ở nước ngoài. Các giáo sư nước ngoài gửi hồ sơ làm việc từ 2 – 6 tháng.
Viện đã có những thành công nhất định khi mời được 65 nhà khoa học Việt Nam, khoảng 20 giáo sư nước ngoài. Còn quá sớm để đánh giá kết quả chất lượng khoa học nhưng tôi rất mừng, hiện nay, các hoạt động của Viện đã đúng hướng.
Hiện nay, trong các trường đại học, nhiều đề tài sau khi bảo vệ thành công, không được áp dụng. Vậy, làm thế nào để nghiên cứu khoa học phát triển?
Theo tôi, phải giải quyết sự mâu thuẫn về mặt quyền lợi trong các trường đại học bằng cách bức vách do chính lãnh đạo nhà trường đặt ra, để những người làm khoa học được ưu tiên, ưu đãi hơn những người khác mà không bị sự ganh ghét, đố kỵ xen vào.
Viện nghiên cứu cao cấp về toán là một trong những mô hình như vậy. Những người đến làm việc ở Viện trong vòng 2 – 3 tháng, họ không được hưởng một mức lương kếch xù, nhưng được hưởng mức lương có thể đảm bảo cuộc sống; không phải lo toan việc khác, để tập trung hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học.
Đã bao giờ Giáo sư không còn đam mê với con đường đã chọn và quá trình vượt qua điều đó để tìm thấy niềm đam mê như thế nào?
Niềm say mê không bao giờ ổn định. Bạn có thể học điều gì đó vài ngày nhưng nói chung là thường trừ một số trường hợp rất đặc biệt, sau vài ngày ai cũng chán cả. Chính vì thế, học phải có kỷ luật, tập thể. Kể cả khi không còn niềm đam mê cũng phải học để hoàn thành công việc, bổn phận của mình.
Cái thứ hai là niềm đam mê đó có thể chia tay bạn, nhưng nó có thể quay lại. Không có gì vĩnh viễn ra đi cả. Cái chính là không bỏ cuộc.
Gia đình ấm áp làm tôi bình tâm làm khoa học
Một ngày bình thường của Giáo sư như thế nào?
Một ngày thường của tôi khi làm ở Viện nghiên cứu cao cấp về Toán là họp từ sáng đến tối. Còn khi tôi ở ĐH Chicago (Mỹ), thì đơn giản và đơn điệu thôi. Ngoài công việc gia đình, sáng tôi đến cơ qua đúng giờ. Tôi tôn trọng kỉ luật nên đi làm đúng giờ, dù không ai kiểm soát việc đó.
Cũng… đúng giờ, tôi gặp sinh viên và nghiên cứu sinh, những người làm việc với tôi. Bạn có ý tưởng mới hay không có ý tưởng mới nhưng cũng cứ đúng giờ gặp tôi. Như thế có khi rất khó chịu, nhưng chính sự khó chịu đó làm cho họ phấn đấu để lần sau cố tìm ra cái gì đó cho khỏi ngượng.
Sáng tôi thường gặp gỡ sinh viên, cố gắng giải quyết tất cả các vấn đề, trả lời email; buổi chiều làm việc. Buổi tối ở nhà, tôi hay ngồi tâm sự với con gái bé, tâm sự với bạn ấy rất là thích. Sau khi bạn ấy đi ngủ, tôi đọc sách.
Lập gia đình sớm có ảnh hưởng đến việc nghiên cứu khoa học của Giáo sư?
Tôi nghĩ lập gia đình sớm tốt với sự nghiệp nghiên cứu của mình. Người vất vả thực sự không phải là tôi mà là vợ tôi. Cuộc sống gia đình ấm áp là nơi có thể làm cho con người bình tâm nghiên cứu khoa học.
Theo 24h
GS Ngô Bảo Châu nói về tương lai học viên ở Viện Toán
GS Ngô Bảo Châu cho biết, ông sẵn sàng đứng ra giới thiệu các em sinh viên năm cuối có năng lực về Toán tới các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới để theo học.
Chia sẻ về lớp học do mình phụ trách tại Viện cao cấp về Toán, GS Châu cho biết, từ khi Viện Toán ra đời mọi thứ đều suôn sẻ hơn so với dự định. "Mọi người tham gia Viện đều rất nhiệt tình, thiện tâm", GS Châu chia sẻ.
GS Ngô Bảo Châu cũng cho biết, hiện Viện Toán có 2 lớp học đang được triển khai. Các học viên là giảng viên các trường và sinh viên năm cuối các trường ĐH. Viện đang có 14 thành viên trong hội đồng khoa học. Nói chung các lớp học ở dạng này được đánh giá cao về khả năng tiếp cận.
Tuy nhiên, đối với những học viên là giảng viên các trường ĐH cần có cách tiếp cận riêng. Về vấn đề này GS Châu cho biết, mỗi lớp sẽ có những phương pháp riêng không giống nhau. Các giảng viên sẽ được học trên máy với tất cả những gì liên quan tới toán học, từ việc truyền thống trong tin học như nhận dạng tiếng nói, nhận dạng chữ viết, cho tới các ngành mới như vi sinh, nghiên cứu các phần tử tế bào.
GS Ngô Bảo Châu nói rằng, ông sẵn sàng giới thiệu cho các học viên đang theo học tại Viện cao cấp về Toán được ra nước ngoài học tại các trường ĐH nổi tiếng, nếu học viên đó có năng lực.
"Riêng lớp của tôi dạy là Toán lý thuyết gồm hơn 10 em là sinh viên năm cuối các trường ĐH (ĐH QGHN, ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học Huế, ĐHQG TP.HCM, cùng với một số em đang làm nghiên cứu ở Mỹ và Hàn Quốc cùng về tham gia lớp học). Các em có trình độ khác nhau nhưng học tập rất sôi nổi, tôi tin vào việc học chủ động chứ không đơn thuần là thầy giáo giảng bài học sinh chép bài", GS Ngô Bảo Châu cho hay.
GS Châu cũng bật mí, hiện Viện Toán đang có hai chương trình để cho các học viên theo học, hai chương trình này mở ra mới mục đích giúp các em có trình độ không giống nhau sẽ không có cảm giác bị mất phương hướng. Xen kẽ với hai chương trình này là những buổi học nhóm về các vấn đề thời sự trong lý thuyết số. Riêng phần này cũng được chia thành nhiều mảng.
Các học viên đang theo học tại Viện cao cấp về Toán.
Một trong những vấn đề khó khăn mà Viện Toán đang gặp phải là phát triển Toán ứng dụng. Về vấn đề này GS Châu cho biết, Toán ứng dụng đòi hỏi kinh phí phải nhiều hơn, từ công sức tới tài chính. Tuy nhiên, bằng năng lực của các Giáo sưToán học hàng đầu Việt Nam, hiện nay chúng ta rất tự tin để mời được các giáo sưhàng đầu quốc tế về giảng dạy tại Viện. Trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục thực hiện phương châm này.
Trong một lần thăm Viện cao cấp về Toán, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gợi ý Viện Toán cần mở rộng đào tạo cho các giảng viên dạy Toán trong các trường ĐH. Tuy nhiên, việc thu hút người học toán, mê toán cần có nhiều phương pháp.
Về vấn đề này, GS Ngô Bảo Châu cho biết không đồng tình khi nói rằng phải cần có một phương pháp nào đó mới thu hút được người học.
"Mọi người nói nhiều tới phương pháp, nhưng theo tôi trước hết người học toán phải có trình độ khoa học. Hiện nay ở nước ta hầu như không có giảng viên có trình độ Tiến sĩ để giảng toán trong trường ĐH, tôi nghĩ là có vấn đề, vì thực tế bạn có phương pháp, có nhảy múa quay cuồng nhưng không hiểu toán thì cũng không dạy được. Thực chất giảng dạy ở các trường ĐH nhỏ không nhất thiết phải có được những công trình nghiên cứu sắc bén, gây được tiếng vang nhưng người đó phải nắm vững kiến thức cơ bản của Toán học", GS Châu chia sẻ khi nói về việc phát triển nguồn lực giảnh viên dạy Toán ở các trường ĐH.
Được biết, trước đó Viện cao cấp về Toán đã có chương trình phối hợp đào tạo với Viện Toán Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để bồi dưỡng nguồn nhân lực. Lớp này đã cho ra lò khoảng hơn 100 em và được gửi sang Pháp học theo Đề án 322. Khi sang Pháp học, các em có cơ hội nhận các học bổng tiến sĩ tại đây. Như vậy, trong vòng 5 năm sẽ có khoảng nửa số đó trở về nước để phục vụ. Tuy nhiên, chương trình đang thực hiện tốt thì mới đây Đề án 322 cạn kinh phí nên chương trình phải dừng lại.
Hiện tại Viện cao cấp về toán đang triển khai các chương trình đào tạo học viên là giảng viên các trường ĐH, các sinh viên năm cuối có học lực giỏi về Toán. GS Châu cho biết, ông sẵn sàng đứng ra giới thiệu các em sinh viên năm cuối có năng lực về toán tới các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới để theo học.
GS Ngô Bảo Châu: "Tôi chủ yếu làm việc bằng email" Chia sẻ về những khó khăn, thuận lợi khi phải đi đi, về về trong mỗi lần công tác, GS Ngô Bảo Châu cho biết, bản thân ông cảm thấy có sự khó khăn với gia đình. Bình thường các Giáo sư khác có thể ung dung dùng 2 tháng hè để "ngao du" và nghỉ ngơi, nhưng GS Châu thì dùng 2 tháng đó để về nước làm việc với Viện Toán. "Công việc của tôi chủ yếu làm từ xa và qua email. Lớp học trong Viện thực sự hoạt động tốt hơn so với những gì tôi mong đợi. Tôi chỉ cần giao cho các em làm rồi tôi kiểm tra, nói chung có một số thì không tốt lắm nhưng phần lớn là tốt", GS Châu chia sẻ.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Tuyển dụng giáo viên công tác tại Trường Sa Sở GD-ĐT Khánh Hòa vừa có thông báo tuyển dụng giáo viên tiểu học giảng dạy tại các xã đảo thuộc huyện Trường Sa. Theo đó sẽ tuyển dụng 6 giáo viên dưới hình thức xét tuyển mới và xét chuyển công tác giáo viên đang giảng dạy tại các trường trong toàn tỉnh Khánh Hòa. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của...