GS Ngô Bảo Châu: Người dân đổ tiền tư vào giáo dục rất nhiều
“Tôi không nghĩ rằng người dân không muốn đổ tiền công vào giáo dục vì bản thân họ đổ tiền tư rất nhiều vào khoản này”, GS Ngô Bảo Châu.
Ngày 20/4, trên trang Học Thế Nào đã diễn ra buổi thảo luận trực tuyến với chủ đề Hỏi đáp về đổi mới sách giáo khoa.
Tại đây, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ không đồng tình với quan điểm dịch sách nước ngoài để làm sách giáo khoa cho Việt Nam, bởi nỗi lo chi phí sẽ đè nặng người dân. “Ngoài việc đồng ý chọn ra một bộ sách mà tôi cho rằng bất khả thi, nếu dịch sách, sẽ phải trả tiền bản quyền cho từng quyển sách bán ra, sẽ là một gánh nặng không nhỏ cho người dân”, GS Châu chia sẻ.
GS Ngô Bảo Châu.
Trước nhiều thắc mắc của độc giả về các con số khái toán đầu tư cho đề án đổi mới sách giáo khoa, cùng đó là tiền bản quyền sẽ nằm trong giá bán sách giáo khoa khi có nhiều bộ sách do tính chất không độc quyền, GS Châu nói: “Tôi không nghĩ rằng người dân không muốn đổ tiền công vào giáo dục vì bản thân họ đổ tiền tư rất nhiều vào khoản này. Như vậy nó chỉ phản ánh chỉ số lòng tin vào hiệu quả đầu tư công của giáo dục”.
Bàn về việc nên chăng sử dụng một bộ sách giáo khoa chung, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, cụ thể với thực tế ở Việt Nam, đối tượng giáo dục ở các địa phương có sự khác nhau rõ rệt. Vì vậy, theo ông nếu có nhiều bộ sách giáo khoa, thì từng địa phương và các trường học có thể chọn cho mình những bộ sách phù hợp nhất với điều kiện hoàn cảnh nhất định.
Liên quan đến việc đánh giá chất lượng của sách giáo khoa hiện hành, Giáo sư Châu nêu lên thực trạng: “Tôi thấy một việc quan trọng mà chúng ta chưa làm được đó là lấy ý kiến của giáo viên và học sinh”. Theo ông, vì thiếu đánh giá đầy đủ, khoa học, nên khi phải bảo vệ việc thay đổi sách giáo khoa, lập luận vướng, lại phải bám vào nghị quyết.
Theo Infonet
Video đang HOT
Chương trình - SGK: Dưới góc nhìn của GS Ngô Bảo Châu
Từ ĐH Chicago, Mỹ, GS Ngô Bảo Châu đã gửi một bài viết nhan đề "Tự hỏi và trả lời về chương trình, sách giáo khoa" để chia sẻ một số trăn trở, suy nghĩ của ông về vấn đề này.
- Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa (SGK) một lần?
- Không có lập luận thực sự thuyết phục cho việc đổi SGK định kỳ 10 năm một lần. Tại sao phải đổi SGK theo định kỳ? Nếu định kỳ thì tại sao lại là 10 năm, chứ không phải 5, 20 hay 50 năm? Việc cần làm định kỳ là đánh giá chất lượng SGK thông qua thực tế sử dụng.
- Lấy gì làm luận cứ cho việc thay đổi SGK?
- Để làm lại, cần phải chỉ ra những nội dung nào trong SGK hiện hành là lạc hậu, hay thiếu chính xác, hay những phương pháp tiếp cận nào là không phù hợp. Để thay đổi một cái gì đó, cần phải phân tích, đánh giá chính cái mà mình muốn thay đổi. Luận cứ cho việc đổi mới SGK chỉ có thể là kết quả của việc đánh giá chất lượng thông qua thực tế sử dụng. Kết quả này có thể cho thấy SGK tốt rồi, không cần thay đổi, hoặc cơ bản là tốt, nhưng cần sửa sai, cập nhật ở một số chỗ nhưng không cần thay đổi cấu trúc chung, hay là sách hiện hành hỏng cơ bản, phải làm lại từ đầu.
Lựa chọn sách tại Nhà sách Tiền Phong 292 Tây Sơn - Hà Nội.
- Ai là người rà soát đánh giá chất lượng SGK? Ai là người kiến nghị việc thay đổi?
- Quốc hội, Chính phủ là những cơ quan quyết định việc thay đổi SGK, nhưng những cơ quan này không thể tự kiến nghị việc này. Đánh giá định kỳ chất lượng và kiến nghị thay đổi nếu cần thiết cũng không thể giao cho những người làm sách như Nhà xuất bản Giáo dục hay viện Khoa học Giáo dục, vì họ có quyền lợi liên quan. Việc giám sát và kiến nghi thay đổi SGK này cần được ủy thác cho một Ủy ban giáo dục quốc gia độc lập với các cơ quan hành chính sự nghiệp của bộ GD&ĐT.
- Nếu làm lại thì biên soạn sách haychương trình trước?
- Trên lý thuyết, phải có chương trình rồi mới viết SGK, bởi không ai xây nhà xong mới mời kiến trúc sư vẽ thiết kế. Trên thực tế, xây dựng chương trình trước khi viết sách là một việc khó, không có ai được đào tạo và có kinh nghiệm để làm tổng công trình sư cho việc xây dựng chương trình học và viết SGK. Trong thực tế, chúng ta thường viết SGK xong rồi mới soạn chương trình.
"Việc làm SGK phức tạp hơn nhiều vì cần có sự phối hợp của nhiều người. Phối hợp như thế nào cần được thiết kế trước", GS Ngô Bảo Châu
Những người làm sách đều biết, tác giả ít khi xử lý mục lục trước khi viết sách. Những người đã từng viết sách đều biết phải bắt đầu soạn một mục lục nháp, viết một vài chương sẽ thấy không ổn, sửa lại rồi lại viết tiếp...
Việc làm SGK phức tạp hơn nhiều vì cần có sự phối hợp của nhiều người. Phối hợp như thế nào cần được thiết kế trước. Theo thông lệ quốc tế, cần có hai nhóm độc lập, một nhóm làm chương trình, một nhóm viết sách. Nhóm làm chương trình thẩm định công việc của nhóm viết sách, nhóm viết sách phản biện lại nhóm làm chương trình trên cơ sở những bất cập gặp phải trong quá trình viết sách.
GS Ngô Bảo Châu.
- Tại sao không dịch nguyên SGK nước ngoài để sử dụng?
- SGK các nước rất khác nhau. Ngay trong mỗi quốc gia, các bộ SGK thường cũng rất khác nhau. Không có luận cứ vững chắc cho việc chọn ra một bộ nào đó, coi nó là tốt nhất, thích hợp nhất với Việt Nam rồi dịch nguyên xi để dùng. Khó có thể làm khác với cách chúng ta vẫn thực hiện từ trước đến nay là chọn ra một số bộ SGK tốt của nước ngoài, "tích cực" tham khảo để viết ra sách cho mình.
- Cần thay đổi trước hết những gì trong chương trình và SGK hiện hành?
- 1. Ngoại ngữ: Chất lượng học tiếng Anh là yếu tố bất bình đẳng căn bản trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Trẻ xuất thân từ các gia đình khá giả được học tiếng Anh tốt hơn nhiều.
2. Xã hội & Nhân văn: Nếu như giáo trình về toán và khoa học tự nhiên của Việt Nam không khác đáng kể so với nước ngoài thì SGK và chương trình về xã hội và nhân văn khác nhiều cả về nội dung cũng như phương pháp. Hiểu biết và khả năng của trẻ Việt Nam về toán và khoa học cũng không khác nhiều so với trẻ em các nước khác, nhưng hiểu biết về nhân văn và khả năng ứng xử xã hội thì lại có một khoảng cách rất lớn. Vì vậy, cần có những thay đổi cơ bản trong chương trình và SGK nhân văn, cả về nội dung và phương pháp.
3. Sức khỏe, lối sống, đạo đức: Xã hội thay đổi nhanh, nhiều gia đình mất phương hướng, nhà trường phải đảm nhiệm một phần vai trò giáo dục của gia đình: Trẻ em cần được học những kỹ năng cơ bản để giữ gìn sức khỏe, những nguyên tắc cụ thể để sống chan hoà với cộng đồng.
4. Kỹ thuật: Cần mở rộng việc dạy lập trình từ rất sớm.
Bộ Giáo dục chỉ dành 100 tỷ để viết sách giáo khoa
Trong số hơn 34.000 tỷ đồng mà Bộ GD-ĐT đề xuất trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, chỉ có 105 tỷ đồng dành cho việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa.
Theo Tiền phong
GS Ngô Bảo Châu giao lưu tại ĐH Quy Nhơn Chiều 12.8, nhân dịp tham dự sự kiện "Gặp gỡ Việt Nam" tổ chức tại TP.Quy Nhơn, Bình Định, GS Ngô Bảo Châu đã có buổi gặp gỡ, giao lưu với giảng viên và sinh viên Trường đại học Quy Nhơn. Ngoài những câu chuyện làm thế nào vượt qua thất bại để thành công, GS Ngô Bảo Châu còn có những chia...