GS Ngô Bảo Châu: ‘Đại học Tôn Đức Thắng đánh đồng khái niệm giáo sư’
Các cơ sở giáo dục tự bổ nhiệm chức vụ giáo sư là xu hướng của thế giới, song GS Ngô Bảo Châu cho rằng Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm này trong bối cảnh ở Việt Nam.
- Việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam và nước ngoài khác nhau thế nào thưa ông?
- Đầu tiên là cách hiểu nghĩa từ “giáo sư” ở Việt Nam và nước ngoài không giống nhau. Ở nước ngoài, nội hàm của từ này là một vị trí làm việc tương đương với trách nhiệm và mức thu nhập nhất định. Việc phong giáo sư là quyết định tuyển dụng giữa cơ sở giáo dục với nhà khoa học – một cá nhân.
Còn ở Việt Nam, từ xưa tới nay giáo sư không phải là vị trí công tác mà là một học hàm, là sự công nhận của Nhà nước đối với nhà khoa học, rất danh dự. Ở đây, việc phong hàm giáo sư của Việt Nam hơi trái khoáy so với các nước khác. Theo tôi, chúng ta nên trả lại từ giáo sư về đúng nghĩa của nó, tức là một vị trí làm việc. Nhà nước cũng nên trao quyền bổ nhiệm này cho các cơ sở giáo dục bởi phù hợp với chủ trương chung là giao quyền tự chủ cho các trường đại học.
GS Ngô Bảo Châu: “Việt Nam nên trả từ giáo sư về với bản chất của nó”. Ảnh:Nguyễn Loan
- Giáo sư nghĩ gì về việc trường Đại học Tôn Đức Thắng bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư?
- Trên thế giới các trường bổ nhiệm giáo sư là chuyện bình thường.Nhưng tôi nghĩ việc làm của trường Tôn Đức Thắng là đánh đồng nghĩa của từ giáo sư ở nước ngoài với Việt Nam. Rõ ràng những giảng viên của Đại học Tôn Đức Thắng nếu mang ra Hội đồng giáo sư Nhà nước sẽ không được công nhận.
Giáo sư họ bổ nhiệm đương nhiên là giáo sư của trường Đại học Tôn Đức Thắng, song ở Việt Nam dễ gây hiểu nhầm với học hàm giáo sư do Nhà nước phong. Đây là trường đã tránh tráo khái niệm. Nếu trường tự phong giảng viên xuất sắc của Đại học Tôn Đức Thắng thì không có vấn đề gì.
- Ông đánh giá thế nào về việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam hiện nay?
- Nói thật, tôi thấy một số người được Hội đồng giáo sư Nhà nước phong hàm nhưng lại không xứng đáng vì chức danh giáo sư gắn liền với việc nghiên cứu khoa học. Vấn đề không phải là cần nới lỏng các tiêu chí hay quy trình để phong học hàm giáo sư cho nhiều người hơn nữa. Nhưng về quy trình thì theo tôi cần phải thay đổi để chức danh giáo sư tương xứng với công việc nghiên cứu khoa học của họ. Chứ giáo sư không phải liên quan tới những chức quyền như một số người ở Việt Nam.
Video đang HOT
- Quy trình phong hàm giáo sư ở một số nước trên thế giới như thế nào thưa ông?
- Pháp cũng có Hội đồng giáo sư quốc gia thẩm định những người đủ tiêu chuẩn ứng cử vào chức danh giáo sư. Những người đạt tiêu chuẩn trước đây do Tổng thống ký, còn hiện nay là do Bộ trưởng Giáo dục công nhận.Tuy nhiên, đây chỉ là vòng đầu, khá dễ.
Sau đó, từng cơ sở giáo dục sẽ tuyển chọn trong số người đã được Hội đồng giáo sư quốc gia công nhận để bổ nhiệm vào trường. Đây mới là vòng khó bởi có hay không được các cơ sở giáo dục uy tín chọn.
Nó giống với Việt Nam là quyết định phong giáo sư vẫn là của Hội đồng giáo sư Nhà nước quyết định. Nhưng về quy trình thì ngược lại. Ở Việt Nam những ứng cử viên được các trường đề cử lên, sau đó Hội đồng giáo sư nhà nước sẽ thẩm định, phong hàm.
Trong khi đó ở Mỹ ai muốn có chức danh giáo sư cũng được. Có những người không có bằng tiến sĩ, không có trình độ đại học cũng có thể là giáo sư miễn là họ được Hội đồng giáo sư trong trường công nhận. Khi họ có những nghiên cứu xuất sắc thì các trường sẽ tuyển và bổ nhiệm vào trường. Tất cả những quyết định phong hàm, bổ nhiệm đều do các cơ sở giáo dục quyết định.
- Chức danh giáo sư của ông được bổ nhiệm như thế nào?
- Tôi có nhiều chức danh giáo sư khác nhau. Một là giáo sư do Pháp phong vào năm 2004, quy trình bổ nhiệm giống như những gì tôi đã nói. Sau khi được Hội đồng giáo sư quốc gia công nhận tôi được bổ nhiệm làm giáo sư ở cơ sở giáo dục vào năm 2005. Đến năm 2010, khi tham gia giảng dạy ở Đại học Chicago (Mỹ) tôi được cơ sở giáo dục này phong làm giáo sư của trường thông qua Hội đồng giáo sư nhà trường.
Theo Nguyễn Loan (Vnexpress)
Phá bỏ lực cản đổi mới từ chính người học
GD&TĐ - Trong thực tế, ý thức của sinh viên có thể được coi là một nguyên nhân chủ yếu cản trở việc đổi mới phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học.
Thất bại nếu sinh viên thụ động
Đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành yêu cầu quan trọng đối với mỗi giảng viên. Ý thức đổi mới phương pháp cũng là điều canh cánh của giảng viên mỗi khi lên bục giảng.
Tuy nhiên, chia sẻ của tiến sĩ Phạm Tiến Đạt (Phó trưởng khoa Tài chính) qua thực tiễn dạy học tại Học viện Ngân hàng, dù giảng viên đã áp dụng phương pháp dạy mới ở khá nhiều môn học nhưng chất lượng học tập của sinh viên vẫn chưa được cải thiện nhiều.
"Khi giảng viên đưa ra các câu hỏi thảo luận trước lớp, thường chỉ có sự đóng góp của một số thành viên tích cực, các thành viên khác lại có thái độ giao phó trách nhiệm cho trưởng nhóm hoặc một số thành viên khác, thờ ơ trước vấn đề được đưa ra thảo luận.
Do đó, cách dạy mới vô hình trung không những không mang lại hiệu quả mà còn dễ dẫn đến phân hóa chất lượng học tập của sinh viên trong một số lớp.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do sinh viên vẫn giữ thói quen thụ động, chỉ biết ngồi nghe và chép bài, không phát huy được khả năng tự đặt vấn đề, đưa ra ý kiến của mình.
Nếu cứ giữ tình trạng như vậy thì cho dù giảng viên có tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy thì kết quả đào tạo vẫn sẽ cứ "dậm chân tại chỗ" - tiến sĩ Phạm Tiến Đạt cho biết.
Đi sâu vào phân tích một số nhược điểm của sinh viên hiện nay, tiến sĩ Phạm Tiến Đạt cho rằng, lối học "chờ thầy dọn sẵn" đã trở thành lối mòn trong nhiều sinh viên khiến sinh viên lười đọc bài trước khi đến lớp, chưa chủ động nghiên cứu, tìm tòi trong học tập. Cách học nặng về ghi chép vẫn diễn ra phổ biến.
Không ít sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất vẫn giữ cách học không mấy khác biệt so với phổ thông, đó là học thuộc lòng kiến thức đã học, khiến vừa tốn nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả lại không cao.
Sinh viên cũng chưa biết kết hợp giữa việc học và tự nghiên cứu, học ở nhà và học trên lớp. Do đó, những kiến thức được học trên lớp lại không được thường xuyên mài giũa, nghiên cứu lại trong quá trình học tập ở nhà và ngược lại.
Một điều nữa cũng rất phổ biến là việc đầu tư thời gian và dồn việc học vào giai đoạn cuối chuẩn bị kỳ thi đã khiến cho kỳ thi học kỳ hết sức nặng nề với nhiều sinh viên, trong khi kết quả đạt được không cao. Cách học này khiến phần lớn sinh viên không còn nhớ kiến thức đã học trong học kỳ trước khi đang học những môn mới.
Nhiều sinh viên sau một thời gian học tập không biết môn học có ý nghĩa gì và chưa đánh giá hết tầm quan trọng của môn học đó...
Khắc phục bằng tăng cường các môn thi trắc nghiệm
Để giúp việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả, tiến sĩ Phạm Tiến Đạt cho rằng, nên tăng cường cho sinh viên thi trắc nghiệm ở những môn mang tính nghề nghiệp cao và có nhiều bài tập như Kế toán, Tài chính doanh nghiệp...
Khi thi trắc nghiệm, mỗi sinh viên sẽ có một đề riêng, thời gian làm bài rất ngắn, tùy vào số lượng câu hỏi. Như nếu có 30 câu chỉ thi từ 25 đến 30 phút; 50 câu, thi từ 30 đến 40 phút... Như vậy, sinh viên sẽ không đủ thời gian để hỏi bài bạn hay quay cóp.
Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt cho rằng, việc áp dụng thi trắc nghiệm sẽ tiết kiệm được thời gian cho cả người dạy và người học cũng như người thi, người chấm.
Người học không mất quá nhiều thời gian để học thuộc lòng từng câu từng chữ; chỉ cần quan tâm đến những ý lớn và những ý mang tính suy luận mà giáo viên nhấn mạnh ở trên lớp. Thời gian chú ý nghe giảng ở trên lớp tỷ lệ nghịch với thời gian học bài về nhà. Sinh viên càng chú ý nghe giảng bao nhiêu càng nắm bắt được tốt hơn những điểm nhấn của giáo viên - đây là những thông tin quan trọng chắc chắn có trong đề thi.
Cùng với đó, bản thân người dạy cũng đặt ra những phương pháp dạy học phù hợp hơn với hình thức thin a ỳ. Bài giảng không còn quá chú trọng vào câu chữ, cách dạy ngắn gọn và mở rộng vấn đề, thảo luận nhiều hơn.
Việc ứng dụng CNTT vào bài giảng cũng vô cùng cần thiết, trong đó có sử dụng máy chiếu vào dạy học. Tuy nhiên, lưu ý của tiến sĩ Phạm Tiến Đạt là: Máy chiếu chỉ là phương tiện hỗ trợ nên chỉ trình chiếu những nội dung cơ bản của bài giảng. Giảng viên nên thiết kế sline dưới dạng mô hình, đồ thị, bảng biểu, luôn cập nhật thông tin thực tế để bổ sung vào bài giảng của mình.
Ở cuối mỗi chương, giảng viên cần đưa ra câu hỏi thảo luận để sinh viên củng cố kiến thức và khắc sâu hơn về bài học; tổng kết vấn đề trọng yếu của chương đó và giải đáp thắc mắc của sinh viên trong quá tr trình thảo luận.
"Một điều quan trọng nữa là trước mỗi chương học mới, giảng viên cần cung cấp cho sinh viên bản sline để chuẩn bị bài trước. Từ đó, hạn chế công việc ghi chép do những nội dung cơ bản đã có trong slide. Sinh viên nghe giảng chỉ ghi những phần giải thích thêm, phần mở rộng bài giảng vào slide đã in sẵn" - Tiến sĩ Phạm Tiến Đạt gợi ý thêm.
Theo GD&TĐ
Người thầy bước ra từ cánh cửa trại giam Tương lai vừa mở ra trước mắt của Thành đã bị cánh cửa trại giam đóng lại sau lần anh lầm lỡ. Với quyết tâm làm lại cuộc đời, thanh niên này đã trở thành giảng viên đại học. Từ một tấm gương sáng Nguyễn Trung Thành vừa bước sang tuổi 34, người nhỏ, nhanh nhẹn, có vẻ già hơn tuổi, gương mặt...