GS Ngô Bảo Châu chia sẻ bí quyết học giỏi môn Toán
GS Ngô Bảo Châu cho rằng để học giỏi và yêu thích môn Toán, học sinh cần biết cách hệ thống hóa kiến thức.
Mới đây, GS Ngô Bảo Châu có buổi trò chuyện, giao lưu cùng độc giả về chủ đề “Tình yêu và Toán học” trong hội sách Mùa thu 2016.
Ông giới thiệu một vài cuốn sách khoa học với độc giả. Cũng trong chương trình, GS Châu còn chia sẻ về bí quyết học Toán của bản thân cùng vai trò của Toán học đối với đời sống.
“Được làm Toán vui như gặp người yêu”
Kể về con đường đến với môn Toán, GS Châu cho biết, ban đầu chọn học chuyên Toán là do sức ép từ gia đình, nhưng sau đó càng đi sâu, ông càng thích thú với môn học này.
GS Ngô Bảo Châu kể về việc học thời cấp 2: “Vào năm lớp 6 tôi không được giỏi lắm. Trước đó, tôi học trường thực nghiệm và bố mẹ muốn đưa tôi ra học trường khác. Thú thực, lúc đó, tôi học hơi đặc biệt, biết mỗi thứ một ít và tự tin, vui vẻ, khám phá”.
Ông cho biết khi lên cấp hai, ông thi vào chuyên Toán thì bị trượt. Ông nói không biết mình có giỏi hay không nhưng lúc nào cũng cực kỳ “máu”, càng học càng cảm thấy mình kém, càng học càng thấy… sướng.
“Lúc học lớp 6, ngoài việc đi học thêm, tôi có vài quyển sách. Lúc đầu không làm được bài nào cả, tôi ức ghê lắm. Một bài toán trông rất đơn giản nhưng một tiếng cũng giải không được, hai tiếng cũng không được. Đến lúc nản quá, phải len lén mở trang cuối xem lời giải thế nào”, GS Ngô Bảo Châu nhớ lại.
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về bí quyết học giỏi Toán và tình yêu Toán học. Ảnh: VOV.
GS Châu cũng chia sẻ thêm, mỗi lần trải qua cảm giác khó chịu, bứt rứt vì không giải được bài giúp ông học giỏi hơn. Ông nhớ có lần một người bạn cho 3 cuốn sách. Cuốn đầu tiên là “Định lý hình học và các biện pháp chứng minh”, ông phải chiến đấu đến 6 tháng trời mới làm hết quyển đó. Mỗi lần cố làm không được, ông lại lén xem bài giải.
Video đang HOT
Sau cuốn đó, hai cuốn còn lại là “Dựng hình” được ông đọc trong vòng 2 tuần và cuốn cuối cùng thì trong 1 tuần là xong.
“Như vậy, sau khi tự luyện một cách nghiêm túc, luôn cảm thấy mình dốt thật thì tôi mới tiến bộ được. Nhờ lúc nào cũng có sự nhiệt huyết như vậy nên lên lớp 7, lớp 8, tôi đã học tốt tất cả các môn, trong khi trước đó, năm lớp 6 và lớp 7 tôi đã rất vất vả”, GS Châu kể.
Nói về tình yêu Toán học, GS Châu cho hay, trải qua 2.400 năm lịch sử, con người luôn cố đi tìm định nghĩa về tình yêu, nhưng dường như vẫn chưa thể tìm ra nhưng biểu hiện của nó thì dễ dàng nhận thấy.
“Những biểu hiện của tình yêu như gặp thì vui mà không gặp thì nhớ nhung buồn bã, điều này giống hệt với yêu Toán. Trong 2 tháng trở về Việt Nam, do công việc bận bịu, ít thời gian làm Toán, tôi cảm thấy nhớ Toán kinh khủng. Còn khi được làm Toán, cảm giác giống như được gặp lại người yêu, người bạn cũ rất thân thiết mà mình nhớ bấy lâu”, ông nói.
GS chia sẻ vui: “Những lúc các bạn thấy tôi khó chịu hoặc kém dễ thương nghĩa là lúc đó tôi lâu không được làm Toán. Và nếu đẩy sự mong muốn này lên quá cao thì nhiều lúc có cảm giác muốn đánh nhau”.
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ tình yêu, sự đam mê là điều quan trọng để học tốt môn Toán cũng như bất kỳ công việc nào khác trong cuộc sống.
Để giỏi Toán, không cần học nhiều
Ngoài ra, học tốt môn Toán cần chú ý đến việc hệ thống hóa kiến thức. Khi làm một bài toán cần nhanh chóng tư duy xem bài đó thuộc dạng nào từng làm để tìm ra cách giải.
Hơn thế, muốn học tốt môn Toán, GS Châu khuyên các bạn trẻ cần học cách khắc nghiệt với bản thân trong việc làm Toán. Trong trường hợp chưa tìm ra lời giải thì vẫn phải cố gắng tìm ra bằng được. Ngay cả khi đã có lời giải cũng không nên bằng lòng với điều đó, mà phải tiếp tục tìm hiểu những cách giải mới.
GS Châu cho rằng sai lầm lớn trong việc học Toán là học quá nhiều. Chỉ nên học ít, nhưng hiểu thật sâu và nắm thật chắc bản chất của vấn đề.
Theo GS Ngô Bảo Châu, Toán học là nền tảng để phát triển tư duy. “Không phải bất cứ đứa trẻ nào sinh ra cũng có một tư duy mạch lạc ngay từ đầu, mà nó được bồi đắp và phát triển qua quá trình giáo dục. Việc học các nguyên lý, định lý, công thức tính toán giúp hình thành nên tư duy mạch lạc, rõ ràng, logic”.
GS Châu cho rằng việc học Toán đem đến một khả năng phát triển tư duy trên ba khía cạnh. Thứ nhất là khả năng diễn đạt, xây dựng ngôn ngữ. Thứ hai là sự logic và cuối cùng là khả năng tính toán nhanh nhạy.
Từ nhận định rằng việc học Toán cũng giúp phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách logic, hợp lý của GS Ngô Bảo Châu. Câu hỏi đặt ra đang được rất nhiều người quan tâm là liệu rằng việc Bộ GD&ĐT đưa ra dự thi THPT trong đó môn Toán được thi theo hình thức trắc nghiệm có làm mất đi cái hay của môn Toán và có đánh giá được đúng năng lực của học sinh?
Trả lời về vấn đề này, GS Châu cho hay: “Thực ra, từ xưa đến nay, việc thi Toán ở Việt Nam hoặc nhiều nước chủ yếu vẫn là thi viết, có tính toán, có một chút chứng minh dù không nhiều lắm. Tuy nhiên, gần đây xu thế một số nước như Mỹ, đã thi Toán bằng phương pháp trắc nghiệm. Tôi nghĩ cần có những xem xét kỹ càng và thấu đáo hơn trước khi phát biểu về vấn đề này”.
Theo Nguyễn Trang / VOV
Tiết giảng đặc biệt của giáo sư Ngô Bảo Châu
Lớp 1A của trường TH Lũng Luông, Thường Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên chiều 5/9 đặc biệt, vì người đứng giảng cho các em học sinh là giáo sư Ngô Bảo Châu.
Một chút ngơ ngác khi người bước vào lớp không phải là cô giáo chủ nhiệm nên các em học sinh có phần bối rối. Tuy nhiên, vì học sinh lớp 1 của trường 100% là người dân tộc H'Mông nên tiếng Việt chưa sõi, chưa nghe được nhiều từ nên GS Ngô Bảo Châu và các em vẫn cần "người phiên dịch" là cô giáo chủ nhiệm.
Màn chào hỏi diễn ra khá sôi nổi. Sống trong điều kiện kinh tế khó khăn nên thể chất của học sinh trong trường không như vùng thuận lợi. Các em ngồi hay đứng cũng chỉ cao hơn mặt bàn học một chút. Tuy nhiên, khi được giới thiệu tên, các em đều nói tròn vành rõ chữ.
Tiết học bắt đầu với một phép tính của GS Ngô Bảo Châu 1 1 = ?.
Kết quả của phép tính khi được hỏi các em đều trả lời đúng. Nhưng bất ngờ, GS Ngô Bảo Châu đặt phép tính 1 1>2?
- Phép tính này đúng không, các em?
- Có ạ! - cả lớp đồng thanh.
GS NGô Bảo Châu nói chuyện với học sinh lớp 1A của trường tiểu học Lũng Luông. Ảnh: Tiền Phong.
Nhưng không học sinh nào giải thích được lý do. Lúc đó, GS Ngô Bảo Châu tươi cười cho biết, phép tính này đúng khi có thêm một ký hiệu đó là cần thêm một trái tim bao quanh dấu cộng ( ). Cả lớp cùng giáo viên chủ nhiệm thích thú cười ồ. Và tiết học kết thúc.
Niềm vui của học trò vùng cao
Hôm qua, 5/9, hòa chung không khí khai giảng của cả nước, thầy cô và học sinh trường tiểu học Lũng Luông, xã Thường Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên còn có thêm một niềm vui mới là được học trong ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp và có một kiến trúc đậm chất nghệ thuật.
Trường tiểu học Lũng Luông được tách ra từ trường tiểu học Thường Nung năm 2014, với 2 điểm trường, 136 học sinh. Thường Nung là một trong xã thuộc chương trình 135 của Chính Phủ và Lũng Luông là xóm khó khăn nhất của huyện Võ Nhai.
Cách trung tâm huyện 40 km, người dân nơi đây sống chủ yếu bằng làm nương rẫy, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 90%. Các em học sinh chủ yếu là con gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sống trên địa bàn xã.
Phát biểu tại buổi lễ khai giảng và khánh thành trường hôm qua, GS Ngô Bảo Châu, Chủ tịch danh dự quỹ Học trò nghèo vùng cao đã kể lại câu chuyện cách đây 2 năm khi ông đặt chân tới vùng đất đặc biệt khó khăn này.
GS cho biết: "Cách đây 2 năm, quỹ Học trò vùng cao, chương trình cơm có thịt cùng với người bạn tôi được lên Lũng Luông. 2 năm sau, không thể tưởng tượng mọi thứ thay đổi nhanh đến vậy. Ngày đó, đường chưa được bê tông hóa và chúng tôi lúc nào cũng lo ngay ngáy không biết bao giờ lên được đến nơi. Nhưng cái đó không phải điều quan trọng mà là ánh mắt dẫn đường của cô hiệu trưởng Đinh Thị Hoa. Khi trở về Hà Nội, kỳ vọng một ngôi trường mới thành công ngoài sức tưởng tượng của tôi".
Được biết, trường tiểu học Lũng Luông là ngôi trường duy nhất nằm trên đỉnh núi cao của huyện Võ Nhai và được thiết kế bởi những kiến trúc sư tài ba. Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, công ty kiến trúc 1 1>2 chia sẻ, khi thiết kế ngôi trường này, ông mong muốn có ngôi trường hòa nhập với cảnh quan của núi rừng. Do đó, ở góc độ nào của trường cũng nhìn thấy khe suối, thấy rừng, thấy núi.
Các lớp học kết nối với nhau bằng hệ thống hành lang cũng uốn lượn như những con đường trên núi đến trường. Cũng theo ông Hào, kinh phí để xây dựng hoàn thiện ngôi trường này là gần 6 tỷ. Trong đó, quỹ Phượng Hoàng tài trợ chính, quỹ học trò nghèo vùng cao là chủ đầu tư và công ty 1 1>2 tài trợ kiến trúc.
Trong lễ cắt băng khánh thành trường, ngoài học sinh, thầy cô còn có rất nhiều phụ huynh đến dự. Trong ánh mắt họ, niềm vui, niềm tin được lấp đầy bởi từ năm học mới này, con em họ được học trong một ngôi trường có kiến trúc đẹp, độc đáo nhất Thái Nguyên và có đầy đủ các phòng học theo yêu cầu.
Theo Nghiêm Huê/Tiền Phong
GS Ngô Bảo Châu: Việt Nam nhập khẩu nhiều cuộc thi GS Ngô Bảo Châu cùng nhiều khách mời tại tọa đàm "Thi đấu Toán học, ích gì?", đã thảo luận về lý do Việt Nam phải nhập khẩu nhiều cuộc thi từ nước ngoài. Có mặt tại buổi tọa đàm "Thi đấu Toán học, ích gì?" trong khuôn khổ Ngày hội Toán học mở 2016 diễn ra tại ĐH Bách khoa Hà Nội,...