GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn: Một đời nặng chữ văn
Theo thầy: Dạy văn lấy cảm làm đầu/ Một đời tôi chỉ một câu dặn mình/ Dạy văn dạy nghĩa dạy tình/ Dạy văn mà cũng dạy mình dạy ta…
Gần trưa, điện thoại di động của tôi reo liên tục và nhận tin nhắn ào ạt. Tất cả chỉ một nội dung: Thầy chúng tôi, GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn vừa trút hơi thở cuối cùng. Mới đây mấy ngày, PGS-TS Trần Hữu Tá, tôi và nhà giáo Nguyễn Thanh Văn đến thăm thầy, mừng thầy vẫn còn khang kiện, vẫn còn trò chuyện vui vẻ dẫu khi nhớ khi quên. Tết này, con trai thầy vừa xây xong căn nhà khang trang và dành cho thầy chỗ nghỉ, chỗ tiếp khách tốt nhất. Chúng tôi đều mừng cho thầy và tin thầy sẽ còn mạnh khỏe vài ba năm nữa là ít, vậy mà… Thầy ơi!
Đậu thành chung, thầy chọn nghề dạy học, nhưng văn chương Tự lực văn chương ngày đó “cứ như gan ruột” của lớp người mới xuất thân từ trường Pháp – Việt, và thầy thấy cần phải học thêm mới có thể bước chân vào làng văn. Tấm gương tự học của thầy, tôi nghĩ, những lớp người trẻ tuổi cần phải học tập. Ngày đó, trường thầy dạy có cụ Nguyễn Tường Đôn dưới Hội An lên dạy chữ Hán và thầy xin học. Cứ đều đặn mỗi tuần, thầy Đôn lên dạy là trả bài làm của “học trò” Lê Trí Viễn và ra bài làm mới.
giữa), PGS Trần Hữu Tá (bìa phải) cùng nhà văn – nhà báo Vu Gia, Xuân Nhâm Thìn 2012.
Chẳng bao lâu, thầy đọc được tân thư chẳng mấy khó khăn. Muốn thi tú tài (thí sinh tự do), thầy bèn nghỉ dạy, xin làm chân giám thị tại Trường Quốc học (Huế). Muốn học môn gì thì cứ đứng ở cửa sổ nghe thầy giảng, rồi đêm về tra lại sách vở. Môn tiếng Anh (sinh ngữ phụ) thì thầy theo học vị mục sư trong làng, ấy mà kỳ thi tú tài năm 1945, bài luận tiếng Anh, thầy viết chạy 8 trang giấy thi. Kết quả, thầy đỗ thủ khoa.
Khi kháng chiến bùng nổ, thầy được phân công đi dạy học. Thế là nghề giáo đeo theo thầy cho đến cuối đời. Lắm lần, thầy xin tổ chức chuyển ngành để theo đuổi nghiệp văn chương, nhưng không được. Vẫn bám trường, bám lớp, yêu nghề nhưng thầy không bỏ văn chương. Theo thầy: Dạy văn lấy cảm làm đầu/ Một đời tôi chỉ một câu dặn mình/ Dạy văn dạy nghĩa dạy tình/ Dạy văn mà cũng dạy mình dạy ta… Với thầy, đó cũng là một đời với văn.
Video đang HOT
Chữ nghĩa chưa thông thì chớ viết, chớ giảng
Mỗi lần đọc sách tôi biếu, thầy đều có ý kiến cụ thể từng câu, từng chữ sau một thời gian không lâu. Trong một lần trò chuyện, thầy kể có một thời, đồng nghiệp cho rằng thầy khó tính. Ngày đó thầy làm lãnh đạo Khoa Ngữ văn (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), thường gạch những chỗ sai trong văn bản của cán bộ trẻ, kể cả ở các đơn xin phép của sinh viên.
Khi gạch dưới những chữ sai, thầy giảng giải vì sao sai và đề nghị sửa tại chỗ. Thầy nói, thầy không khó tính nhưng đó là thói quen và phải truyền đạt thói quen đó cho nhiều người. Thầy giáo dạy văn, đứng trước một bài thơ, bài văn, nhất là văn thơ cổ, điều đầu tiên phải chú trọng tìm hiểu là chữ nghĩa. Chữ nghĩa chưa thông thì chớ viết, chớ giảng. Dĩ nhiên cũng có lúc phải… lờ đi, nhưng đó là vấn đề khác. Cái đáng sợ nhất là không hiểu mà tưởng hiểu.
Tôi nghĩ thầy cầu toàn mà nói thế thôi, chứ biết bao giáo trình, biết bao bài nghiên cứu khoa học, cứ sai đăng đăng đê đê ra đó, có ai đính chính gì đâu, và cũng có lắm người chép lại. Thầy dặn đi dặn lại hãy nghĩ kỹ trước khi viết, nếu muốn đi xa trong nghề. Thầy kể, lúc viết lại chương Nguyễn Khuyến trong Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (tập 4), thầy giật mình vì lâu nay vẫn đọc hai câu luận trong bài Nhớ cảnh chùa Đọi là Dặm thế ngõ đâu từng trúc ấy/ Thuyền ai khách đợi bến đâu đây, trong lúc nó phải là Dặm thế ngõ đâu từng trúc ấy/ Thuyền ai khách đợi bến dâu đây. Lỗi chỉ một cái dấu: dâu thành đâu, nhưng vì âm vang câu thơ rất hay nên bị tê liệt cảnh giác, không đặt vấn đề thắc mắc gì cả…
Những lời dạy của thầy, con luôn đưa vào cuộc sống, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu. Bây giờ, nghĩ về thầy, nhớ về thầy nhưng thầy đâu còn nữa. Thầy ơi!
GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn sinh ngày 10-3-1918, tại xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM. Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1971). Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.
Theo Vu Gia
Người Lao Động
Vĩnh biệt thầy của những bậc thầy
Gần trưa 3/2, mấy đồng nghiệp đã liên tiếp gọi điện thoại bằng một giọng thảng thốt, buồn thương, báo cho tôi biết tin giáo sư - nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn vừa mới từ trần.
Tôi thật sự bàng hoàng, vì mới đây - những ngày giáp Tết Nhâm Thìn, tôi và hai bạn văn Vu Gia - Nguyễn Thanh Văn còn đến thăm, chúc tết thầy. Chúng tôi mừng vì thầy tuy ngồi xe lăn nhưng hồng hào, tỉnh táo. Càng mừng hơn vì thầy được vợ chồng cháu Hoa Qui - con trai và con dâu thầy, chăm sóc chu đáo, chí tình. Thầy trò chúng tôi trò chuyện vui vẻ. Xin phép thầy để ra về, thầy còn lưu giữ để tiếp tục câu chuyện - chuyện thơ, chuyện đời, chuyện dạy học... Mới đấy, có hơn mười ngày, vậy mà hôm nay chúng tôi phải vĩnh biệt thầy.
(trái) tại lễ thượng thọ 90 tuổi của giáo sư được tổ chức ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
73 năm dạy học
Dù biết ở tuổi 95 (1918-2012) thầy thuộc thế giới những người đại thọ, nhưng với quan hệ thầy trò gắn bó đã 56 năm, lòng riêng tôi không tránh được nỗi đau xót. Tâm trạng ấy chắc chắn không phải chỉ của riêng tôi, mà là của hàng trăm ngàn người đã được học thầy suốt 73 năm qua, từ năm 1939, lúc thầy dạy Trường tiểu học Bảo An - rất gần nơi chôn nhau cắt rốn của thầy (thôn Bào Đông, xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Trong lịch sử giáo dục của dân tộc ta, có ai đạt đến tuổi nghề cao như thế không?
Từ điểm xuất phát ban đầu khiêm tốn ấy, thầy lần lượt được tổ chức tín nhiệm giao cho những nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn: dạy trung học trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954), biên soạn sách giáo khoa (1955-1957), dạy đại học (từ năm 1958) và trên đại học (từ năm 1973). Thầy đã lãnh đạo khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong 15 năm liền (1963-1978), nhưng rồi thầy đã từ chối chức vụ hiệu trưởng nhà trường và chuyển vào giảng dạy tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Đến tuổi hưu, thầy vẫn tiếp tục nhận lại lời mời của trường, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, đồng thời làm hiệu trưởng một trường tư thục nổi tiếng có tới hơn 6.000 học sinh - Trường trung học phổ thông Nguyễn Khuyến. Càng gần gũi, hiểu thầy, chúng tôi càng quý trọng thầy về nhiều phương diện.
Thầy đã nêu gương sáng về công phu học tập - tự học thật lặng lẽ, kiên trì và quyết liệt. Tự học để đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài triết học năm 1945. Tự học để chiếm lĩnh những tri thức khoa học liên ngành, cần thiết cho việc giảng dạy và nghiên cứu văn học. Tự học để từ cái vốn chữ Nho ít ỏi được người cha truyền dạy thuở ấu thơ và trình độ tiếng Pháp còn hạn chế của bậc cao đẳng tiểu học để rồi nắm vững hai ngôn ngữ quan trọng bậc nhất ấy, tạo đà cho việc nghiên cứu văn học cổ, soạn hàng ngàn trang giáo trình Hán Nôm và chuyển ngữ (hoặc góp phần chuyển ngữ) hàng chục tác phẩm kinh điển của V.Hugo, H.Balzac, A.Dante, Lỗ Tấn.
Người thầy tinh tế và tài hoa
Cũng như nhiều giáo sư, học giả nổi tiếng khác, từ lâu thầy đã hình thành cho mình sự gắn kết cần thiết giữa giảng dạy và nghiên cứu. Tính đến nay thầy đã cho công bố 46 công trình. Thầy tinh tế và tài hoa trong bình và giảng văn (Những bài giảng văn ở đại học - 1982, Bình thơ xuân - 1986, Đến với thơ hay - 1997...). Thầy là đồng tác giả của bộ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam dày hơn 1.000 trang, gồm ba tập (1958). Thời kỳ làm chuyên gia ở ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), thầy viết và cho xuất bản tại chỗ bộ sách Một số vấn đề về lịch sử văn học Việt Nam (1961). Các tác gia lớn của văn học cổ điển như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến... được thầy quan tâm đặc biệt trong nhiều công trình dày dặn.
Lễ viếng giáo sư - nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn bắt đầu từ chiều 3-2 tại tư gia ở địa chỉ nhà 68 đường A4, khu K300, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM. Lễ động quan sẽ được tổ chức lúc 7g30 ngày 6-2, sau đó đưa đi an táng tại nghĩa trang huyện Củ Chi, TP.HCM.
Trên cơ sở "thâm canh" ấy, thầy đã có hai chuyên luận mang tính khái quát cao: Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam (1996), Quy luật phát triển của lịch sử văn học Việt Nam (1998). Bộ Lê Trí Viễn toàn tập (2006) gồm bảy cuốn, non 6.000 trang khổ lớn là tập đại thành của những ngày thầy miệt mài bên bàn viết, kể cả 15 năm làm chủ nhiệm khoa văn - một khoa lớn, đông hàng ngàn sinh viên - trong đó có non 10 năm sơ tán hết lên núi rừng Việt Bắc lại về với đồng ruộng Hưng Yên.Se la môt thiêu sot nêu không đê câp những thanh công cua thây trong lĩnh vực sang tac. Hang chuc truyên ngăn đăng trên cac tap chi văn nghê cua Liên khu 4 (Thương nư, Nui che măt trơi, Trương hoc Lương Sơn Bac...), qua đo có thể thây niêm vui va long tin cua tac gia trước "chât lang man va khi phach Việt Nam khang chiên". La môt người thiên vê sông nôi tâm, thây thường tim đên vơi thơ ca. Nhưng câu thơ co khi rât tai hoa:
Đêm Thuy Kiêu sang nha Kim Trong
Nguyên Du tăt bơt trăng va văn thâp ngon đen
Anh đên vơi em đêm thân tiên ây
Trăng vơi đen chênh choang hơi men.
Không it bai thơ lai co y vi khac - chân môc, lăng đong lai ngân vang rât sâu. Chăng han, trong dip thây đưa ca đai gia đình tư TP.HCM va Hà Nội vê thăm quê hương. Quê đây, nhưng nha đâu, me gia tân tao nơi đâu... ơ tuôi 86, thây đã nghen ngao xuc đông:
Co quê ma chăng co nha
Đanh đem giâc ngu gửi ba con thôi
Nưa đêm sưc tinh bôi hôi
Me ơi, con chêt nưa người, me ơi!
Tac gia cua những câu thơ thâm đâm nghia tinh ây, nha nghiên cứu uyên bac va cân trong ây, nha giao hêt long vi hoc tro ây - giáo sư - nhà giáo nhân dân Lê Tri Viên, giơ đây đã thanh người thiên cô. Binh tinh nghi lai, đung như Nguyên Công Trư đã viêt, đo la "Nhân sinh tư cô thuy vô tư" (Ngươi đơi tư xưa ai ma không chêt). Nhưng điêu quan trọng hơn, có thể tin thây tôi cũng như cac hoc gia kha kinh tiên bôi đã qua đơi se tiêp tuc hiên diên trong cuôc sông hôm nay, ân cân nhăc nhơ chi dân cac thê hê tri thưc lôi sông, cach sông va ly tương sông, bơi vi thầy đã "lưu đăc đan tâm chiêu han thanh" (côt được tâm long son lưu truyên sư xanh).
Theo Trần Hữu Tá
Tuổi Trẻ
Những ứng xử tối kỵ trong nghề dạy học Các giáo viên non tuổi nghề và không tâm huyết với nghề dạy học hay mắc phải nhiều sai lầm trong ứng xử với học sinh. Tuy nhiên, sự mất cân bằng về giàu nghèo cũng như tiền lương của giáo viên quá thấp đã dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng tiếc. Trẻ con cũng cần sĩ diện Cô Hoàng Hoa, một giáo...