GS Mỹ: Lương giảng viên VN từ 183-368 USD
“Báo cáo cập nhật giáo dục đại học tháng 7/2014″ của 7 ngành khoa học kỹ thuật tại 14 trường ĐH lớn của Việt Nam do các GS Hoa Kỳ thực hiện đã đưa ra một số quan sát đáng lưu tâm,
“Cơ chế cận huyết”
Đoàn nghiên cứu đưa ra thuật ngữ mới, tạm gọi là “khuynh hướng vùng miền” để chỉ thực tế sinh viên theo học tại trường ĐH gần nhà mình nhất, rồi giảng dạy tại trường đó sau khi tốt nghiệp, học tiếp chương trình sau đại học cũng tại trường đó, và nếu làm kinh doanh cũng tuyển nhân viên tốt nghiệp từ chính trường mình.
Báo cáo lý giải: Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ văn hóa gia đình và dòng họ lâu đời. Trong quá trình phỏng vấn, một số sinh viên nói rằng đã dựa vào sự hỗ trợ của gia đình, kể cả mặt tài chính lẫn tình cảm, trong khi số khác cho hay mình còn có trách nhiệm với gia đình, do vậy không muốn đi học quá xa nhà. Một số ít bày tỏ mình không muốn giảng dạy ở trường khác hay chuyển tới một vùng khác của VN.
Các GS giải thích, tại Hoa Kỳ, khuynh hướng vùng miền dẫn tới quan hệ cận huyết trong học thuật.
Điều này được cho là làm hạn chế việc trao đổi ý tưởng và phương pháp tiếp cận mới, cũng như gây bất lợi cho cá nhân, trường đại học cũng nhưnghiên cứu trong một lĩnh vực cụ thể.
Đánh giá “xu hướng này không dễ thay đổi”, báo cáo đã đề xuất các giải pháp như tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành, mở các khóa học mùa hè, tăng cường sự tham gia diễn giả quốc tế…. để các giảng viên được tăng cường tương tác với nhau.
Video đang HOT
Giáo dục ĐH VN đã có nhiều thay đổi so với các năm 2006 và 2007 nhưng vấn đề giờ lên lớp của cả giảng viên lẫn sinh viên vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Lương thấp, dạy nhiều
Đây là báo cáo thứ 3 về giáo dục ĐH VN do Qũy Giáo dục Việt Nam thực hiện.
Theo báo cáo năm 2014, giáo dục ĐH VN đã có nhiều thay đổi so với các năm 2006 và 2007, như học thuộc lòng đã được thay thế bằng mô hình học tập tích cực; hầu hết SV có máy tính cá nhân và truy cập internet, chương trình có thay đổi…Nhưng một vấn đề chưa được cải thiện đáng kể,đó là giờ lên lớp của cả giảng viên lẫn sinh viên vẫn quá nhiều.Phương pháp học tập tích cực (làm việcnhóm, thảo luận) đòi hỏi giảng viên phải dành nhiều thời gian giảng dạy. Các giảng viên cho rằng phương pháp học tập tích cực phù hợp với lớp có sĩ số khoảng SV, nhưng thực tế với lớp học 70 – 150 SV như hiện nay sẽ trở thành thách thức cho giảng viên khi không trợ giảng.Các tác giả của báo cáo 2014 nhận thấy, 2 báo cáo trước đều lo ngại việc sinh viên phải hoàn thành quá nhiều tín chỉ để tốt nghiệp do không có đủ thời gian để tiếp thu và nghiên cứu những nội dung đã học. Tuy nhiên đến nay, dường như số giờ lên lớp của SV không giảm đi, số giờ lên lớp của phần lớn giảng viên lại tăng lên.Cụ thể, năm 2007, Bộ GD-ĐT chuyển từ hệ đào tạo theo đơn vị học trình sang hệ tín chỉ (1 tín chỉ lại tương đương 1.5 đơn vị học trình). Một chương trình đào tạo trước đây yêu cầu 180 đơn vị học trình thì bây giờ là 120 tín chỉ với thời lượng lên lớp gần như ngang bằng nhau, dù số giờ thực hành, làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tập đã được tính trong số tín chỉ.Theo phản hồi của các điều tra, lương trung bình của giảng viên có bằng cử nhân là 183 USD/tháng, 250 USD/tháng (thạc sĩ) và 368 USD (tiến sĩ); còn mức lương trung bình của cán bộ quản lý là 407 USD.”Tuy nhiên, lương cũng chưa nói lên thu nhập. Lương của giảng viên tại VN được tính theo số giờ lên lớp, chính vì vậy các giảng viên có xu hướng dạy quá nhiều, dạy thêm ở các trường khác” – báo cáo viết.Có một “điểm nhấn” là lương của giảng viên chương trình tiên tiến cao hơn đáng kể, nhưng cả nước chỉ có 34 chương trình này.
Thu nhập khiêm tốn từ nghiên cứu
Trong phiếu điều tra trực tuyến, 95% giảng viên cho biết họ tham gia nghiên cứu, còn cán bộ quản lý cho rằng 66% giảng viên tham gia hoạt động này.”Ngay cả khi con số 95% là cường điệu, phải ghi nhận thực tế rằng việc nghiên cứu đã phát triển hơn so với những năm 2006 – 2007″ – báo cáo viết.Do đó, giảng viên có thêm thu nhập từ nghiên cứu. Cán bộ quản lý các trường cho biết 49% nghiên cứu ở trường được nhà nước hỗ trợ kinh phí, 33% từ nguồn của nhà trường, 25% từ doanh nghiệp và 30% từ các nguồn tài trợ khác (phiếu điều tra cho phép lựa chọn nhiều hơn 1 nguồn trong phần trả lời).
Khuyến nghị cải thiện thu nhập
Nhận thấy ngân sách tăng lương hạn chế, các tác giả của bản báo cáo đã khuyến nghị những pháp như: giảm số giờ giảng dạy nhưng không giảm lương, khen thưởng giảng viên có thành tích nghiên cứu, duy trì giờ hướng dẫn SV, lấy việc đánh giá giảng viên (ý kiến đánh giá của SV và đánh giá ngoài) để xét tăng lương, nâng bậc, minh bạch hóa quy trình nâng bậc, cất nhắc qua website nhà trường.
Đoàn nghiên cứu cũng kiến nghị xem xét giảm bớt một số môn không cần thiết ra khỏi chương trình đào tạo, không nên bỏ môn cơ bản của các ngành khoa học kỹ thuật dù có thể chưa được ứng dụng ngay, mà nên bỏ môn không liên quan tới khoa học kỹ thuật hoặc kỹ năng mềm.
Theo Hạ Anh/Báo Vietnamnet
Hiệu trưởng thu, chi sai hơn 1 tỷ đồng chỉ bị hạ bậc lương
Sau những tố cáo của tập thể giáo viên trong trường, đã cho thấy có nhiều vi phạm về quản lý tài chính.
Tận thu từ tiền giấy thi, tiền ăn của học sinh
Trong đơn kiến nghị, tập thể giáo viên trường THCS Lam Sơn đã đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ các sai phạm của bà hiệu trưởng Kha Lệ Thanh từ năm 2002 đến nay về việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái những chủ trương... Riêng trong năm học 2013-2014, chỉ tiêu của trường là 327 học sinh nhưng đã tuyển sinh thực tế 523 học sinh.
Theo các giáo viên, bà Thanh và nhóm lợi ích riêng (gồm hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng, thủ quỹ, 2 kế toán, 5 giám thị và 1 cấp dưỡng) đến đầu năm 2014, lần đầu tiên nhà trường mới dán công khai bảng lương, bồi dưỡng của tháng 11/2013 (chưa đầy đủ).
Lúc này, cán bộ giáo viên trong trường mới phát hiện những bất hợp lý như lương hiệu trưởng trên 33 triệu đồng, lương 2 phó hiệu trưởng trên 25 triệu đồng, lương giám thị (đã nghỉ hưu, được lưu dụng lại) trên 14 triệu đồng, lương nhân viên cấp dưỡng trên 7,2 triệu đồng... trong khi mức lương thấp nhất của giáo viên chỉ trên 2,7 triệu đồng.
Theo thanh tra Q.6, trường đã có nhiều sai phạm trong thu chi tài chính như thu tiền ăn bán trú của học sinh 10 tháng/năm, không trừ những ngày học sinh được nghỉ theo quy định (lễ, tết).
Học sinh trong trường.
Đến tháng cuối năm học, kế toán bán trú tính tổng số ngày học sinh được nghỉ trong năm học để làm cơ sở hoàn trả tiền ăn thừa cho phụ huynh. Cụ thể năm 2011-2012 số tiền phải hoàn trả là trên 309 triệu đồng, năm học 2012-2013 số tiền phải trả trên 1 tỉ đồng. Sau khi hoàn trả, số tiền vẫn còn thừa của hai năm học là trên 215 triệu đồng, đã chuyển vào nguồn thu cơ sở vật chất bán trú. Trong khi theo quy định, số tiền trên muốn sử dụng vào mục đích khác phải họp xin ý kiến phụ huynh. Năm 2006, khi chuyển từ mô hình bán công sang công lập, học sinh của trường được học miễn phí tại phòng lab 1 tiết/tuần từ tiền ngân sách nhưng từ đó đến nay trường vẫn đều đặn thu mỗi học sinh 10.000 đồng/tháng. Trong suốt gần 10 năm trời với sĩ số học sinh gần 2.000, đây là một số tiền khổng lồ.
Tận dụng được giấy thi thừa của các kỳ thi tổ chức tại trường, nên trong nhiều năm gần đây, trường không phải in giấy thi, nhưng vẫn tận thu tiền giấy thi của học sinh.
Yêu cầu thu hồi gần 1,2 tỷ đồng
Bên cạnh việc tận thu bằng mọi cách là đủ kiểu chia chác lọt vào túi bà hiệu trưởng Kha Lệ Thanh và nhóm lợi ích như chi 20% tiền nha học đường bồi dưỡng cho ban giám hiệu, kế toán, thủ quỹ; 4% BHYT theo quy định để hỗ trợ những người thực hiện công tác thu khoản tiền này nhưng lại được chia cho ban giám hiệu, kế toán, thủ quỹ, nhân viên y tế.
Trong hai năm 2012-2013, ban giám hiệu trường không thực hiện đủ số tiết đứng lớp theo quy định nhưng hiệu trưởng Kha Lệ Thanh và hai hiệu phó là Trần Nguyên Nhứt và Từ Thị Thu Trang vẫn lĩnh hàng chục triệu đồng tiền chế độ phụ cấp ưu đãi. Theo đoàn thanh tra, các khoản chi từ các nguồn thu như học phí buổi hai, vi tính, quản lý bán trú cho giáo viên, bảo dưỡng, ban giám hiệu hàng năm đều thay đổi theo hướng tăng nhiều hơn cho các bộ phận gián tiếp, theo đó hiệu trưởng được hưởng phần nhiều nhất.
Từ các khoản chi sai quy định trong 2 năm (2012, 2013), thanh tra Q.6 đề nghị thu hồi từ 12 cá nhân số tiền hơn 1,18 tỷ đồng. Trong đó, hiệu trưởng Kha Lệ Thanh bị đề nghị thu hồi cao nhất trên 225,7 triệu đồng. Ngay khi bắt đầu công tác thanh tra, bà Thanh đã xin từ nhiệm chức hiệu trưởng.
Tại cuôc hop kiêm điêm ba Kha Lê Thanh, bà Thanh đã tự nhận hình thức kỷ luật hạ bậc lương và được phòng GD-ĐT Q.6 chấp thuận. Theo ông Đào Công Định - Chủ tịch CĐ nhà trường cho biết hình thức kỷ luật này là chưa thỏa đáng vì thanh tra Q.6 mới chỉ làm rõ các sai phạm của bà Thanh trong năm 2012, 2013 trong khi những sai phạm này đã kéo dài nhiều năm trước đó.
Theo Bạch Dương/Báo Lao động
Nhờ đến dọn phòng, thầy giáo hại đời nữ sinh lớp 6 Ngày 31/3, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xét xử phúc thẩm vụ án "hiếp dâm trẻ em" đối với Lê Đôn Thắng (SN 1984, trú tại xã Bắc Lương huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa) là giáo viên dạy môn toán của trường THCS Xuân Lộc (Thường Xuân - Thanh Hóa). Thắng nhờ học sinh của mình đến dọn phòng...