GS. Maurizio Trevisan, Viện trưởng Viện Khoa học Sức khoẻ, ĐH VinUni: “Việt Nam cho tôi một thách thức mới trong nghề”
Từng giữ chức Hiệu trưởng sáng lập một trường Y tế Cộng đồng, một trường Y khoa tại Mỹ và hiện đang là một trong những nhà khoa học có các công trình nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới, GS. Maurizio Trevisan mới đây đã đảm nhiệm vai trò Viện trưởng Viện Khoa học Sức khoẻ (thuộc ĐH VinUni).
Chính những thách thức mới trong công việc đã thu hút ông đến với Việt Nam – một đất nước đầy mới mẻ.
Nhân lực ngành y cần thích nghi tốt với môi trường quốc tế
Là GS, bác sĩ hàng đầu thế giới, tại sao GS lại quyết định sang Việt Nam và làm việc ở ngôi trường mới như VinUni?
VinUni là một trường đại học rất đặc biệt mà tôi đã may mắn được hợp tác. Đây là một tổ chức mà tôi có cùng quan điểm về giá trị và triết lý giáo dục, đặc biệt cách tiếp cận sáng tạo của giáo dục liên ngành và đa môn. Tôi rất ngưỡng mộ và luôn đi theo phương châm của VinUni: Tư duy khác biệt, Hành động khác biệt!
GS. Maurizio Trevisan :”VinUni là một trường đại học rất đặc biệt mà tôi đã may mắn được hợp tác”
Với cương vị lãnh đạo Viện Khoa học Sức khỏe, tôi được trao cơ hội để cùng VinUni tạo ra những thế hệ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe mới cho Việt Nam. Đó sẽ là những người có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tài năng chuyên môn trong lĩnh vực y khoa và điều dưỡng cùng với sự thấu cảm, y đức tuyệt vời. Họ sẽ cống hiến những đóng góp lớn, những nghiên cứu giá trị cho sự tiến bộ của y học Việt Nam và thế giới.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, GS đánh giá thế nào về tầm quan trọng của Khoa học Sức khoẻ trong việc khống chế những dịch bệnh mang tính toàn cầu?
Virut Covid-19 đưa toàn thế giới vào tình thế nguy cấp chưa từng xảy ra trước đây. Sự nguy hiểm của dịch bệnh mà chúng ta đang đối mặt cho thấy rằng, trong một thế giới “phẳng” như hiện nay, không có biên giới dịch bệnh giữa các quốc gia, giữa người giàu và người nghèo.
Vì thế, điều kiện căn bản để có thể giải quyết những vấn đề liên quan tới sức khỏe là một đội ngũ y tế có kiến thức nền tảng y khoa tốt, chuyên môn cao và tính thích nghi tốt trong môi trường quốc tế.
Mỗi nước có đặc thù riêng về mô hình bệnh tật và mô hình chăm sóc sức khỏe. Giáo sư sẽ phải đối mặt với những thách thức mới này như thế nào?
Việt Nam cho tôi một thách thức mới trong nghề. Tôi xác định những thách thức của hệ thống y tế Việt Nam hiện nay chính là thử thách của chúng tôi.
Thách thức đầu tiên là cần trang bị cho sinh viên những hoạt động giảng dạy lâm sàng chất lượng cao tại những cơ sở lâm sàng tiêu chuẩn. Và VinUni rất may mắn đã có Vinmec với vai trò đối tác lâm sàng.
Tiếp theo là làm sao để đào tạo được nguồn lực nhân lực ngành y sẵn sàng làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn được công nhận trên thế giới. Sự hợp tác với trường Y khoa của ĐH Pennsylvania cùng những trường Y danh tiếng khác trên thế giới sẽ giúp VinUni được tiếp cận và đào tạo sinh viên của mình trong một môi trường như vậy.
GS Trevisan cùng các cộng sự tại lễ kỷ niệm của trường Y khoa (City University New York – CUNY)
Video đang HOT
Hiện nay, tỷ lệ bác sĩ/bệnh nhân của Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước khác ở châu Á. Chúng ta có thể phát triển, mở rộng lực lượng lao động này và đào tạo họ với chương trình giảng dạy dựa trên năng lực, kết hợp phương pháp đào tạo dựa trên bằng chứng và tiếp cận liên ngành.
VinUni sẽ đưa chương trình giáo dục vượt ra khỏi phạm vi giảng đường
VinUni đang rất tích cực trong việc tuyển sinh để chuẩn bị cho năm học đầu tiên. Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của các sinh viên ngành Khoa học Sức khỏe mà VinUni đã tuyển chọn?
Đến nay, hàng trăm hồ sơ ứng tuyển đã được chúng tôi đánh giá và rất nhiều bạn đã được phỏng vấn trong Đợt tuyển sinh sớm. Tôi rất hài lòng với chất lượng của các ứng viên, sự tò mò, ham học hỏi, niềm đam mê của các em đối với ngành y, ngành điều dưỡng.
Điển hình như các ứng viên được trao học bổng toàn phần của Viện Khoa học Sức khỏe lần này đều là những học sinh xuất sắc trong học tập, có đam mê và mục tiêu rõ rệt đối với ngành Y.
“VinUni sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự trong đào tạo Khoa học Sức khỏe tại Việt Nam” – GS Trevisan chia sẻ
Kế hoạch của ông cho VinUni trong thời gian tới là gì, thưa GS?
Tôi tập trung vào ba ưu tiên lớn:
Thứ nhất là phương pháp giáo dục dựa trên bằng chứng và mô hình giảng dạy kết hợp với bệnh viện thực hành, bằng cách liên kết chặt chẽ với Hệ thống Y tế Vinmec. Các chuyên gia từ Vinmec sẽ giảng dạy tại VinUni và chương trình học lâm sàng của chúng tôi sẽ được triển khai tại Vinmec với tư cách là bệnh viện thực hành chính của khối Khoa học Sức khỏe.
Chúng tôi sẽ đưa chương trình giáo dục vượt ra khỏi phạm vi giảng đường. VinUni cũng đang lên kế hoạch tiếp cận hợp tác với các trường đại học và bệnh viện khác (bao gồm cả các bệnh viện công) ở Việt Nam. Viện Khoa học Sức khỏe (ĐH VinUni) đặt ra tiêu chuẩn cao, tương đương với các chuẩn thực hành tốt nhất ở các nước phát triển.
GS Trevisan và các sinh viên trường Y khoa, City University New York (CUNY), nơi ông từng là Viện trưởng sáng lập
Thứ hai là việc đào tạo đội ngũ giảng viên. Tôi khâm phục kỹ năng và chuyên môn giỏi của các bác sĩ Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều nơi, là một thầy thuốc giỏi chưa chắc đã là một thầy giáo giỏi. Chính vì vậy chúng tôi sẽ phải xây dựng các chương trình đào tạo đặc biệt cho các chuyên gia lâm sàng, tăng cường huấn luyện họ trở thành những giảng viên lâm sàng giỏi, kết hợp bề dày kinh nghiệm và tài năng chuyên môn của họ với kỹ năng và phương pháp giáo dục y khoa tiên tiến.
Thứ ba là việc xây dựng chương trình Bác sĩ nội trú (Residency). Nhu cầu ngày càng lớn về đào tạo bác sĩ chuyên khoa hệ nội trú đặt áp lực lớn cho chương trình nội trú của chúng tôi. Chương trình của chúng tôi được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn năng lực quốc tế, hướng theo kiểm định chuẩn ACGME-I. Việc này sẽ giúp tạo ra nguồn nhân lực cốt lõi cần thiết ở mọi bệnh viện để chính họ sau đó quay lại giảng dạy và giúp phát triển những thế hệ bác sĩ trẻ tài năng mới.
Chắc chắn, VinUni sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự trong đào tạo Khoa học Sức khỏe tại Việt Nam.
Xin cảm ơn GS!
Tiến sĩ Maurizio từng là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Viện trưởng và Trưởng khoa tại các trường đại danh tiếng nhất nước Mỹ. Sự nghiệp của ông rất đặc biệt, gắn liền với việc đặt nền móng phát triển cho các viện đào tạo y dược và khoa học sức khoẻ của nhiều trường đại học uy tín như of City University New York (CUNY), State University of New York tại Buffalo và Đại học Nevada.
Giáo sư Maurizio Trevisan đã xuất bản hơn 300 công trình nghiên cứu trên nhiều tạp chí có ảnh hưởng lớn như Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (Journal of the American Medical Association), Biên niên sử về Nội khoa (Annals of Internal Medicine) và Tạp chí Y học New England (The New England Journal of Medicine)…
VG
Ngạc nhiên với những sinh viên "con nhà người ta" ở Đại học tinh hoa
Sở hữu bảng thành tích "đẹp từng centimet" cùng những năng lực "vạn người mê", 3 chủ nhân các suất học bổng toàn phần 36.500 USD/suất/năm của Viện Kinh doanh Quản trị, trường Đại học VinUni đã phản ánh chính xác triết lý đánh giá tài năng của trường này, đó là đánh giá con người một cách toàn diện.
Lê Linh Đan - đạt điểm SAT Toán học tuyệt đối sau 2 tháng tự học
Điểm chung của 3 chủ nhân học bổng toàn phần ngành Quản trị Kinh doanh là các em đều là những "sát thủ tiếng Anh" - một điều kiện cần để có thể theo học với các giáo sư hàng đầu nước Mỹ tại VinUni. Riêng Lê Linh Đan, nữ sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) còn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi dù chưa từng một ngày học thêm em vẫn đạt 8,0 IELTS và 1.500 SAT.
Chứng chỉ SAT được coi là "tấm vé vào cửa" của các trường đại học Mỹ. Với mức điểm 1.500, Linh Đan "dư dả" để ứng tuyển vào các trường top 50 của nền giáo dục hàng đầu thế giới. Đặc biệt, với điểm số tuyệt đối 800/800 SAT Toán học, nữ sinh Nghệ An được đánh giá là có khả năng tuyệt vời trong phân tích và giải quyết vấn đề một cách logic. Điểm SAT Toán học tuyệt đối còn đưa Linh Đan "đứng chung" với nhóm 25% những sinh viên xuất sắc tại những trường top đầu thế giới như Harvard, Princeton hay MIT...
Linh Đan (đứng hàng đầu, thứ 2 từ trái sang) cùng đội tuyển HSG Quốc Gia môn Anh lớp 12
Thông thường, để cầm trong tay chứng chỉ SAT, học sinh Việt Nam phải "cày ngày cày đêm" tối thiểu 6 - 8 tháng. Nhưng Linh Đan tiết lộ, cô thi SAT chỉ sau... 2 tháng tự học. Một phần là nhờ điểm Toán luôn trên 9,0 của Đan trong những năm học cấp 3.
Chia sẻ về lý do từ bỏ dự định đi du học và chọn VinUni, nữ sinh xứ Nghệ cho biết cô được truyền động lực từ bố, một cán bộ quân đội, cũng là một "fan" lớn của Tập đoàn Vingroup.
"Bố giúp em hiểu rằng VinUni là một thiết kế hoàn hảo, nơi mang tầm nhìn toàn cầu áp dụng cho giáo dục Việt Nam", Linh Đan tin tưởng. "Với sự đầu tư tâm huyết, bài bản cùng sự đồng hành của các đối tác Cornell và UPenn, VinUni sẽ giúp hiện thực hóa ước mơ của những người Việt Nam có khát khao cống hiến."
Nguyễn Trần Phương Linh - "cô gái nghìn đô" từng lên Vogue Italy
Cùng với mục tiêu phải giành học bổng của VinUni để được "du học trường Ivy League Mỹ ngay tại Việt Nam" cũng như... tiết kiệm tiền cho gia đình, Nguyễn Trần Phương Linh, học sinh Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, đã đặt quyết tâm 200% cho "lựa chọn cuối cùng" của mình.
Phương Linh chia sẻ, muốn học Quản trị Kinh doanh để phát triển nhãn hiệu thời trang riêng của bản thân và một chuỗi bán lẻ trong tương lai
Giống như rất nhiều học sinh chuyên khác, Phương Linh cũng lên kế hoạch du học ngay từ năm đầu cấp 3. Em đã tích góp cho mình một bảng thành tích đáng nể: Điểm trung bình lớp 10, 11 lần lượt là 8,7 và 9,1; IELTS 8,5; Huy chương Bạc Olympic Tiếng Anh cấp Quốc gia...
Ấn tượng hơn, nữ sinh chuyên Anh còn là thành viên Ban tổ chức Evandria - dự án nhằm quảng bá những giá trị cốt lõi trong văn hóa ứng xử của người Việt đến với bạn bè quốc tế, Đại sứ cho Girl Up Vietnam - tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ quyền lợi cho trẻ em gái... Đặc biệt, nhờ niềm đam mê với thời trang và tư duy sáng tạo vượt trội, Phương Linh từng được xuất hiện trên phiên bản online của tạp chí Photo Vogue Italy danh tiếng. "Bảng vàng" thành tích giúp Phương Linh giành một suất học bổng của London College for Fashion and Design - một trong những đơn vị đào tạo về thiết kế hàng đầu Anh quốc.
"Bộ trang phục do Phương Linh thiết kế nằm trong bộ sưu tập "Identity" xuất hiện trên Vouge Italy phiên bản điện tử tháng 3/2019 (NAG: Thạch Minh Hiếu thực hiện)"
Tuy nhiên, sau khi tham gia Hội thảo "Talents made in Vietnam" do Đại học VinUni tổ chức, Phương Linh đã xác định được "hướng đi của cuộc đời mình".
"VinUni không phải là lựa chọn đầu tiên nhưng là lựa chọn cuối cùng của em. Cũng vì thế em đã 'đặt cược' 200% khi nộp hồ sơ", Phương Linh tự tin. "Em muốn học Quản trị Kinh doanh để phát triển nhãn hiệu thời trang riêng của bản thân và một chuỗi bán lẻ trong tương lai."
Phương Linh cũng bộc lộ năng khiếu làm kinh tế "không đợi tuổi" khi cộng tác với nhiều nhà thiết kế và hãng thời trang nổi tiếng. Biệt danh "cô gái nghìn đô" ra đời chính từ những khoản thu nhập "khủng" nhờ các dự án kinh doanh của nữ sinh gốc Thái Bình.
"Linh đặc biệt có ý chí tự lập và dám nghĩ lớn. Nếu gia nhập VinUni, em sẽ là một đại sứ quan trọng cho thế hệ nữ sinh viên mới của Việt Nam", GS. Rohit Verma, Hiệu trưởng Trường Đại học VinUni đánh giá sau khi Linh điểm tuyệt đối phần phỏng vấn trực tiếp.
Phan Hải Đăng - chàng trai "luôn hà khắc với bản thân"
Những người biết Phan Hải Đăng, nam sinh Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) đều nhận xét ngắn gọn: "con nhà giàu vượt... sướng", khi gia đình thuộc loại "có điều kiện" ở đất Hà thành.
Bố mẹ Đăng có cách dạy con rất đặc biệt. "Em được dạy rằng tất cả những gì gia đình đang có đều là công sức lao động vất vả của bố mẹ", Đăng tâm sự. "Thứ duy nhất bố mẹ cho em là cơ hội học hành. Còn tiền bạc thì từ nhỏ, ngay cả những khoản tiêu vặt em cũng phải làm việc mới có."
Được chuẩn bị từ bé để trở thành "công dân toàn cầu" với mục tiêu du học, nhưng Phan Hải Đăng đã chọn VinUni
Được rèn luyện tính tự lập từ bé nên chàng trai sinh năm 2002 tự nhận là "luôn hà khắc với bản thân" này có những suy nghĩ rất già dặn. Cậu chia sẻ, từ nhỏ đã học được cách tự học, tự chăm sóc bản thân, tự xây dựng các mục tiêu cho tương lai và tìm cách thực hiện chúng.
Quả thực, bố mẹ Đăng chưa bao giờ phải lo lắng về cậu con trai đang theo học tại ngôi trường cấp 3 top đầu Thủ đô. Ngay cả việc Đăng được 4 trường Đại học ở Úc xem xét cấp học bổng, các phụ huynh cũng chỉ biết khi "mọi chuyện đã rồi".
Trường đại học VinUni vừa công bố danh sách các ứng viên xuất sắc nhận học bổng toàn phần cho vòng tuyển sinh sớm 2020. Đây là những ứng viên đã vượt qua các vòng xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn bởi các giáo sư, chuyên gia đầu ngành đến từ Cornell và Penn - hai đối tác chiến lược của VinUni. Theo đánh giá của Hội đồng tuyển sinh, các ứng viên này không chỉ chứng tỏ năng lực học tập mà còn thể hiện ấn tượng khả năng lãnh đạo, dẫn dắt xuất sắc, quyết đoán và có niềm tin mãnh liệt vào mục tiêu của mình.
"Chúng tôi hiểu năng lực và tin tưởng ở tiềm năng của các thí sinh Việt Nam. Năm học đầu tiên, tôi và các giáo sư viện trưởng cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng từng sinh viên được mời nhập học", GS. TS. Rohit Verma, Hiệu trưởng trường ĐH VinUni cam kết. Các ứng viên xuất sắc này sẽ nhận học bổng toàn phần trị giá hơn 850 triệu đồng/năm (tương đương 36.500 USD).
Được chuẩn bị từ bé để trở thành "công dân toàn cầu" với mục tiêu du học, nhưng Đăng lại tiếp tục khiến bố mẹ bất ngờ khi quyết định từ bỏ học cơ hội bổng Úc để nộp hồ sơ vào ngành Quản trị Kinh doanh của Đại học VinUni. Đặc biệt, Đăng còn xuất sắc rinh về suất học bổng toàn phần trị giá 36.500 USD/năm (hơn 850 triệu đồng) với nhận xét được hội đồng tuyển sinh ghi đậm trong hồ sơ: "Học rất giỏi, kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo tuyệt vời!".
"Mục đích lớn nhất của đi du học là để tiếp cận nền giáo dục tốt hơn. Nhưng khi tìm hiểu sâu về tầm nhìn đưa giáo dục Việt Nam đạt đẳng cấp thế giới của VinUni, em hoàn toàn tin rằng trường chính là một môi trường giáo dục mà em mong muốn. Hơn nữa, các trường ở Úc hay ở Mỹ sẽ không có sự chuẩn bị về kiến thức kinh tế, xã hội Việt Nam bằng chính các trường Việt Nam", nam sinh 18 tuổi lý giải cho lựa chọn "không giống ai" của mình.
VG
GS.TS Hoàng Chí Bảo: Định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng GD đại học GS.TS Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, cần phải xây dựng một triết lý giáo dục đại học (ĐH) làm cơ sở lý luận định hướng việc lựa chọn những giải pháp thực tiễn đổi mới giáo dục ĐH. Giáo dục ĐH đang đứng trước cơ hội lớn để đổi...