GS Hoàng Như Mai – nhà giáo đa tài
Sáng 22/11, hơn 100 chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã tham dự hội thảo GS-NGND Hoàng Như Mai Cuộc đời và sự nghiệp diễn ra tại TP.HCM.
Cố GS Hoàng Như Mai sinh năm 1919, tại Bắc Giang. Ông là nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hóa, nhà thơ, kịch tác gia, là thầy của nhiều thế hệ trí thức và giảng viên ĐH ngành Ngữ văn.
Về sự nghiệp của cố GS-NGND Hoàng Như Mai, PGS.TS Trần Hữu Tá, người liên tục gần gũi với GS Hoàng Như Mai trong 55 năm, người đi chung với cố GS trên con đường giảng dạy và nghiên cứu văn học khẳng định.
Trong 60 năm cầm bút, cố GS Hoàng Như Mai quan tâm đến nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội, nhưng sự đóng góp về nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học hiện đại nổi trội hơn cả.
PGS.TS Đoàn Lê Giang, PGS.TS Trần Hữu Tá tại hội thảo.
Công trình quy mô dày dặn của cố GS là chuyên khảo Văn học Việt Nam hiện đại (1945 -1960) gồm 24 chương, 510 trang chủ yếu phục vụ việc dạy học cho các khoa Ngữ văn đại học. Trong đó giá trị chủ yếu của công trình này chủ yếu là 19 chương đầu nghiên cứu về văn học trong hơn một năm bản lề (19/8/1945- 19/12/1946) và bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
Ở một lĩnh vực khác dù chỉ “tạt ngang” nhưng cố GS Hoàng Như Mai đã có những đóng góp quý báu là thơ ca và sân khấu. Cố GS Hoàng Như Mai để lại nhiều vở kịch như Tiếng trống hà hồi, Dòng sông biên giới, Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu…
NSND-TS Bạch Tuyết bộc bạch “thầy tôi đã cống hiến một đời không nhỏ cho lĩnh vực sân khấu, kịch nghệ. Nghệ sĩ cải lương chúng tôi mang ơn thầy…”
Video đang HOT
Nhà giáo đa tài
Trong mắt nhiều thế hệ là đồng nghiệp và môn sinh cố GS Hoàng Như Mai là nhà giáo đa tài, gần gũi với sinh viên, có tình với văn chương.
GS.TS Huỳnh Như Phương, nguyên trưởng khoa Văn học – Ngôn ngữ, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, một trong những sinh viên các lớp đầu tiên của ông bộc bạch: “Chúng tôi đã từng yêu Màu tím hoa sim, Đôi mắt người Sơn Tây, thầy càng làm cho chúng tôi thêm yêu Núi đôi, Tây Tiến, Bên kia Sông Đuống. Thầy biết chúng tôi chờ đợi những gì trong giai đoạn chuyển đổi còn nhiều hoang mang ấy…
Và những sinh viên hiếu học càng tăng thêm lòng yêu đất nước, quê hương qua những áng văn thơ bỗng nhiên “mọc cánh” từ bài giảng của thầy”.
Qua lời kể của PGS.TS Phạm Quang Long, nguyên phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội: “Những năm 1970, rất nhiều sinh viên các khoa Sử, Triết, Kinh tế trên đường đến nhà ăn phải đi qua giảng đường có giờ thầy dạy, lại đứng chen chân quanh cửa sổ để nghe thầy giảng, quên cả chuyện ăn uống. Làm nghề như thế hỏi có niềm hạnh phúc nào hơn.
Tôi nghĩ ở đó không chỉ có tri thức, tài năng mà còn một tình yêu vô bờ bến với học trò, với nghề nghiệp… mới có được những giờ giảng để đời như thế. Nhiều người thế hệ sinh viên rời ghế Khoa văn Tổng hợp ra trường hàng chục năm vẫn nhớ mãi phong thái ung dung, tác phong nghệ sĩ và nhất là lời giảng hào hùng, giọng đọc thơ ru hồn của cố GS Hoàng Như Mai. Người nghe bị cuốn hút bởi cách phân tích sắc sảo, tinh thần học thuật tự do và nhất là cái tình với văn chương”.
“Bốn chân lý toát ra từ thầy tôi”
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký khẳng định cuộc đời tôi may mắn được nhiều người yêu thương, giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu không có GS Hoàng Như Mai thì không có Nguyễn Ngọc Ký của ngày hôm nay. Tôi nghiệm ra bốn chân lý toát ra từ người thầy tôi.
Thầy tôi không học sư phạm ngày nào (thầy học CĐ Y khoa, chuyển sang khoa Luật, đến với giảng dạy là sự tình cờ và ngẫu hứng khi nhận lời một người bạn tạm thời dạy giúp cho trường trung học tư thục) – nhưng khi đứng trên bục giảng, thầy trở thành Nhà giáo nhân dân, tấm gương điển hình ngành sư phạm. Điều đó chứng tỏ bằng ý chí, nghị lực hết mình sự kết hợp hài hòa, làm hết lý tưởng có thể yêu nơi mà lúc đầu không mơ ước.
Thứ hai, các giảng viên ĐH xưa và nay mỗi khi đến lớp chỉ quan tâm đến việc truyền bá kiến thức, hiếm quan tâm đến học trò, nhiều thầy dạy không hề biết tên một sinh viên nào trong lớp.
Với GS Hoàng Như Mai – ông đã vượt qua điều đó. Tiếp xúc với thầy khi ngồi học ở lớp hay khi gặp gỡ thường ngày, dù biết sự cách biệt giữa thầy với trò 1-2 thế hệ nhưng ai cũng cảm thấy nồng đượm sự trân trọng ấm áp, thân thương, gần gũi không có khoảng cách.
Chân lý thứ ba rút ra từ thầy là một tiết văn chỉ có thể thành công khi người thầy không chỉ thể hiện một tư tưởng sáng trong, cao cả mà còn thể hiện khối óc minh mẫn của nhà sư phạm.
Chân lý thứ tư, thầy là người truyền ngọn lửa cháy hết mình của lòng đam những giá trị nhân văn, cao cả. Nghệ thuật lên lớp không chỉ kiến thức sâu sắc, chuẩn mực, độc đáo mà còn cả trái tim cồn cào cảm xúc thăng hoa cùng tiếng lòng trào dâng, yêu thuơng cuộc sống…
Theo Lê Huyền/Báo Vietnamnet
Người thầy nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân ở tuổi 95
Trong số 39 nhà giáo nhân dân được phong tặng năm nay, người cao tuổi nhất là GS Lê Quang Long, 95 tuổi.
GS.TS Lê Quang Long được biết đến là người thầy tiêu biểu trong thế hệ giáo viên đầu tiên ở các cấp trung học dưới chế độ mới.
Với đào tạo đại học, thầy cũng là thế hệ giảng viên đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - là người thầy đầu tiên của khoa Sinh học, ĐH Sư phạm Hà Nội - đào tạo nên thế hệ các nhà Sinh học Việt Nam đầu tiên.
Những cựu học sinh của thầy Lê Quang Long tại các trường trung học sau này đều trở thành những nhà hoạt động chính trị, xã hội, quân sự và khoa học, nhà giáo dục thành đạt. Nhiều sinh viên của thầy đã trở thành những nhà khoa học Sinh học đầu ngành, công tác tại những trung tâm khoa học lớn của đất nước như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam...
GS Lê Quang Long nhận danh hiệu từ Chủ tịch nước.
Trong thời gian công tác tại khoa Sinh học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, GS.TS Lê Quang Long đã chủ trì nhiều đề tài khoa học, từ khi đất nước còn trong chiến tranh và cho tới sau này. Như những công trình nghiên cứu về cá, các đề tài nghiên cứu phục vụ Quốc phòng (trong chiến tranh gọi là đề tài tuyệt mật).
Tính từ năm 1970 đến nay, ông đã viết gần 100 đầu sách, trong đó 50 đầu sách được viết trong những năm về hưu. Đó là những giáo trình đại học, sách giáo khoa phổ thông, sách tham khảo, chuyên đề sau đại học và từ điển. Ông trở thành tác giả được Nhà xuất bản Giáo dục tín nhiệm với những đầu sách hay, sách đẹp, được tái bản nhiều lần như: Bộ ba Từ điển tranh về động vật, về thực vật; Từ điển Sinh học phổ thông; ba tậpChuyện lạ có thật về động vật, về thực vật, về con người... Bên cạnh đó, GS.TS Lê Quang Long còn có rất nhiều công trình khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và ngoài nước.
Công trình đáng nói nhất của ông là cuốn Hóa điện phản xạ và trí nhớ (xuất bản năm 1973, tái bản năm 2003). Trong lời giới thiệu, GS. TS Tạ Quang Bửu có đoạn viết: "Vì cuốn sách viết rất rõ ràng và hấp dẫn về những vấn đề quan trọng nên tôi đã đọc một mạch và sau khi đọc xong, sách để lại cho tôi một cảm giác thoải mái vì đã tiếp thu được rất nhiều mà không phải lao động nhiều lắm".
Có người gọi ông là giáo sư không có tuổi già; còn GS. TSKH, Nhà giáo ưu tú Trần Kiên (nguyên Chủ nhiệm khoa Sinh học, ĐH Sư phạm Hà Nội) viết về ông trong cuốn hồi ký (năm 2008) như thế này: Hệ thống kiến thức bài giảng của thầy được cấu trúc với những nét độc đáo và đặc sắc, trong đó có sự nhuần nhuyễn hợp lý giữa khái niệm, định nghĩa với các ví dụ về những sự kiện khoa học của bài giảng.
Không chỉ đóng góp cho nền giáo dục của Việt Nam, GS Lê Quang Long còn có công lao không nhỏ trong việc khôi phục nền đại học Campuchia sau nạn diệt chủng Pôn Pốt.
Theo đề nghị của Campuchia, phái đoàn Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn đã sang truyền đạt kiến thức cho những người đồng nghiệp tương lai - những người sẽ đặt nền móng cho nền đại học Campuchia. GS Lê Quang Long đã giúp bạn biên soạn và xây dựng 3 bộ giáo trình bằng tiếng Pháp... Với những đóng góp cho nền đại học Campuchia, ông đã được Thủ tướng Hun-xen ký tặng Huân chương Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, trưởng khoa Sinh học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Cá nhân tôi là học trò được thầy dạy dỗ trực tiếp. Thầy giảng thì thú vị đến nỗi chúng tôi chỉ biết nghe, nghe đến say mê mà quên cả ghi chép bài. Tôi học thầy cũng đã 41 năm rồi (vào những năm 1972 - 1973), thế mà đến giờ vẫn còn nhớ những ví dụ thầy dạy: Tại sao ion K lại đi qua màng tế bào dễ hơn ion Na - bởi thầy dạy tôi, giống như hai người, một béo, một gầy tranh nhau đi qua một cái cửa hẹp. Anh gầy bé - nhẹ nhàng có ưu thế, còn anh to béo tranh mãi mà vẫn bị mắc lại. Và cứ những ví dụ như vậy, chúng tôi mới hiểu nguyên lý của dẫn truyền xung thần kinh là thế nào.
Với chúng tôi đã 30-40 năm đi dạy học, cho dù bây giờ người ta nói nhiều tới đổi mới phương pháp dạy học thì cách dạy của thầy và dạy được như thầy vẫn là điều mơ ước".
Theo Ngân Anh/Vietnamnet
Đa tài như nữ sinh viết bài văn điểm 10 gây xúc động Vu Phương Thao từng đạt nhiều giải thưởng về văn học, bơi lội, điểm tổng kết trung bình năm học là 9,3. Bên cạnh đó cô nữ sinh này còn biết chơi đàn guitar, organ. Vu Phương Thao (sinh năm 1999, học sinh lơp 10A1, THPT Đ inh Hoa, Thái Nguyên) được biết đến là chủ nhân của bài văn điểm 10 khiến...