Gs Hồ Ngọc Đại tiết lộ bí mật của Gs Ngô Bảo Châu
GS. TSKH Hồ Ngọc Đại lần đầu tiên bật mí về những kỷ niệm với những học sinh cá biệt trong cuộc đời làm “thầy” của mình.
LTS: Trong cuộc chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam xung quanh vấn đề 3 nữ sinh ở Đồng Hỷ – Thái Nguyên đánh bạn ngất xỉu và có thể bị nhận quyết định thôi học, GS. TS Hồ Ngọc Đại đã kể lại câu chuyện về những “học sinh cá biệt” đi qua cuộc đời mình.
Báo Giáo dục Việt Nam trích đăng để quý bạn đọc cùng suy ngẫm, trải nghiệm và soi một chút vào chính mình để rút kinh nghiệm trong cách giáo dục con trẻ hiện nay.
Cậu học sinh “đầu gấu” và căn “biệt thự” tặng thầy giáo cũ
“Tôi không nhớ rõ đó là năm nào nữa. Chuyện xảy ra cách đây cũng lâu lắm rồi, tôi chỉ lờ mờ nhớ hình như là những năm đầu của đổi mới. Một giáo viên chủ nhiệm lớp lên báo cáo với tôi về một trường hợp học sinh rất cá biệt và đề nghị sẽ thực hiện mức kỷ luật đuổi học với học sinh này.
Tôi hỏi: Cậu học sinh ấy cá biệt ở chỗ nào, đã gây ra những lỗi lầm, sai trái như thế nào để phải nhận quyết định buộc thôi học?
Cô giáo cho biết, mỗi buổi đến lớp, cậu bé đều đánh hết bạn này đến bạn khác. Cả lớp đều rất sợ và không ai dám bén mảng đến gần. Hễ nhìn thấy bạn nào trong lớp, không vừa ý là cậu đánh đấm túi bụi. Cả lớp gọi học sinh này sau lưng là “đầu gấu”, là “ xã hội đen”…
GS. TSKH Hồ Ngọc Đại
Giáo viên chủ nhiệm đã rất nhiều lần nhắc nhở, mời phụ huynh đến lớp và thậm chí có những hình thức xử phạt nhưng cậu bé vẫn không dừng lại việc dùng bạo lực ở lớp học.
Buổi học sáng ngày hôm sau, tôi xuống lớp và hỏi cậu bé lý do vì sao thích đánh bạn đến thế? Tôi vô cùng ngạc nhiên và sững sờ khi cậu bé trả lời: “Em đánh bạn vì em bắt chước bố. Ở nhà, ngày nào em cũng bị bố đánh ít nhất là một lần…”.
Video đang HOT
Tôi liền liên hệ gọi người bố ấy đến trường để hỏi chuyện. Anh này có thừa nhận là ngày nào cũng đánh con nhưng, lại không biết con mình cũng đến lớp đánh các bạn. Tôi đề nghị với người bố ấy: “Anh hãy nghe tôi! Anh hãy dừng việc đánh con lại 1 ngày thôi!”
Người bố ấy đồng ý 1 ngày không đánh con. Ngày thứ 2, tôi lại yêu cầu: “anh hãy dừng đánh con ngày hôm nay nữa!”. Anh này cũng đồng ý không đánh con ngày thứ 2. Ngày thứ 3, “anh hãy dừng đánh con ngày hôm nay nữa!”. Anh này cũng lại đồng ý không đánh… và từ đấy về sau, người bố này không bao giờ đánh con nữa.
Cậu học sinh cũng không còn đến lớp đánh bạn và còn học rất giỏi.
Bẵng đi một thời gian, năm 2005, người bố đánh con năm nào đến tìm gặp tôi và nói: “Cậu bé đánh bạn năm xưa muốn tặng thầy Hồ Ngọc Đại một căn biệt thự”. Tuy nhiên, tôi nhất quyết từ chối. Cậu học trò liền quay sang bàn với bố sẽ tặng thầy giáo cũ một lăng miếu khi trăm tuổi về già…”
“Ngô Bảo Châu, em cứ tiếp tục ngủ với các bạn gái…”
“Chuyện này xảy ra lâu lắm rồi. Năm 1978, trường Tiểu học Thực nghiệm được thành lập, trong đó có tổ chức bán trú cho các cháu ăn, ngủ trưa tại trường. Ngô Bảo Châu là một trong những lứa học sinh “đầu lòng” của trường Tiểu học Thực nghiệm lúc bấy giờ.
Sau một thời gian, có một số giáo viên và học sinh kiến nghị rằng: Ngô Bảo Châu, nó lạ lắm! Nó không chịu nằm ngủ cùng với các học sinh nam mà chui vào ngủ cùng với các em học sinh nữ. Dù còn nhỏ nhưng, con trai, con gái nằm ngủ cùng nhau là không được.
Để giáo dục được trẻ con cần hiểu trẻ con và học cách tôn trọng trẻ con. (Ảnh Thu Hòe)
Tôi gọi Ngô Bảo Châu lên hỏi lý do tại sao thích ngủ với các bạn nữ? Cậu bé Ngô Bảo Châu lúc đó trả lời: Ngủ cùng với mấy bạn nam, các bạn ấy ồn ào lắm, em không ngủ được. Nằm cạnh các bạn nữ, các bạn ấy không gác, không cựa khi ngủ nên em ngủ ngon hơn .“
Tôi bảo: Em cứ tiếp tục ngủ với các bạn gái…”
Cái béo tai và câu nói: “Thầy khỏe thế!”
Đó là câu chuyện về một học sinh 3 lần nghỉ học không phép/tuần. “Cũng lại là một cô giáo lên phàn nàn, đề nghị kỷ luật học sinh vì học sinh mắc lỗi. Tôi hỏi, học sinh mắc lỗi gì? Cô giáo đó nói: Lỗi nghỉ học liên tục không phép.
Tôi gọi học sinh đó lên và hỏi: “Em mắc lỗi gì?
- Dạ, lỗi nghỉ học không xin phép ạ.
- Có biết đó là sai trái không?
- Dạ, có biết ạ.
- Vậy, còn tái phạm nữa không?
- Dạ, có ạ.
Có này…, có này”. Tôi đã béo mạnh vào tai cậu học sinh này khiến tai cậu đỏ ửng lên vì đau.
Bạn biết, tôi nhận lại được gì từ học sinh của mình không? Nó quay lại cười hì hì và nói: “Thầy khỏe thế!” Lức đó vừa bực mình lại vừa buồn cười.
Sau đó, tôi hỏi cậu bé nguyên nhân nghỉ học không phép. Cậu học sinh của tôi kể: Trên đường đi học gặp một ông cụ 1 mình đang hì hụi lớp mái nhà. Thấy ông cụ không có ai giúp đỡ, cậu bé liền “sắn ống tay áo” giúp ông cụ vận chuyển ngói lợp mái nhà. Tưởng chỉ mất ít phút nào ngờ mất luôn cả buổi sáng nên đành phải nghỉ học không phép luôn.
2 lần còn lại cũng là những lý do tương tự như vậy. Nghe xong lời giải thích đó, tôi không những không phạt mà còn biểu dương cậu học sinh trước lớp…”
Bạn đọc nghĩ gì về những câu chuyện này? Mời bạn chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm dạy dỗ con trẻ qua phần comment dưới bài! Chân thành cảm ơn!
Theo GDVN
Dạy học sinh cá biệt: Lạt mềm buộc chặt
Làm sao dạy học sinh cá biệt nên người luôn là câu hỏi khó tìm lời giải. Nhưng có những giáo viên vẫn chịu khó, sáng tạo để tìm ra "thuốc đặc trị".
Đồng cảm và bảo vệ
Ông Trần Tấn Tài - Phó phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM, nhiều năm làm Hiệu trưởng Trường THCS Trần Bội Cơ cho biết, ông đã từng phát hiện, xử lý rất nhiều vụ học sinh (HS) liên quan đến trộm tiền bạn học. Nhưng có điều khá đặc biệt là khi tìm ra thủ phạm, ông không công khai danh tánh mà lại bảo vệ các em. Điều này mới nghe qua có vẻ nghịch lý, nhưng ông cho rằng, nếu nêu tên, bạn học biết mình là kẻ cắp, các em sẽ mặc cảm và ghét bỏ cả thầy cô. Chẳng những thế, khi bị bạn bè chế giễu là kẻ ăn cắp thì các em sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn, dễ dẫn đến chán học.
Tìm cách giải tỏa năng lượng
5 năm trở về trước, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, TP.HCM nằm trong tình trạng "báo động đỏ". Ông Trần Ngọc Minh - nguyên Hiệu trưởng, cho biết: "Chuyện "choảng" nhau của HS trường này trước kia như cơm bữa. Một ngày đánh nhau mấy lần, đánh trong trường, đánh ngoài đường, lôi cả giang hồ vào đánh"... Trước thực trạng này, ông cho thành lập hàng loạt các CLB âm nhạc, hội họa, võ thuật... và tìm cách tuyên truyền để HS cá biệt tham gia. Ông ví HS như năng lượng hạt nhân, mình sử dụng theo mục đích nào là do mình. "Khi vui chơi, hoạt động trong các CLB, các em sẽ hết năng lượng, và khi về nhà là các em ngủ, nghỉ, không đi quậy phá, lâu ngày sẽ thành thói quen. Đồng thời thầy cô giáo phải có quá trình theo dõi sự thay đổi của các em", ông Minh nói.
Mặt khác, ông cũng nhận ra rằng, những HS lớp 10 thường xuyên đánh nhau nhất. Bởi các em đến từ nhiều trường, nhiều nơi khác nhau nên chưa có thời gian hiểu nhau. Do vậy, cứ mỗi đầu năm học, ông lại sinh hoạt cho HS tự giới thiệu để tạo sự gần gũi.
Tìm hiểu tâm lý từng đối tượng
Trong các trường giáo dục thường xuyên, tình hình phức tạp hơn. Theo ông Phan Minh Khoa - Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình (TP.HCM), HS giáo dục thường xuyên thường có học lực yếu, hoàn cảnh cá biệt (nghèo, nhập cư từ các tỉnh, đã nghỉ học, vừa đi học vừa đi làm, lớn tuổi...) nên giáo dục HS này không vi phạm đạo đức là điều rất khó.
Hiểu đặc điểm của HS, ông đề ra biện pháp: giáo viên khi tiếp cận một trường hợp HS hư phải xác định lứa tuổi, giới tính để nắm được tâm sinh lý của HS, nguyên nhân dẫn HS đến chỗ cá biệt (do mâu thuẫn gia đình; cha mẹ thường xuyên cãi vã, ly hôn; cha mẹ nuông chiều; mồ côi cha, mẹ; ở xa gia đình...). Từ đó, giáo viên tiếp cận HS vi phạm bằng cách lắng nghe HS giải trình, thái độ tôn trọng và hòa nhã. Ông Khoa khẳng định: "Đối tượng HS này mình cần phải tìm giải pháp tâm lý sẽ hiệu quả hơn là kỷ luật nghiêm khắc".
Tiến sĩ Trương Công Thanh - Viện Nghiên cứu giáo dục, cho rằng: "Để giáo dục HS cá biệt khó hơn rất nhiều so với dạy HS khá giỏi. Người thầy phải có cái tâm mới có thể chuyển hóa được HS cá biệt, yếu kém thành ngoan hiền. Hiện nhiều trường chỉ có phần thưởng cho những thầy cô giáo bồi dưỡng HS giỏi mà không chú ý đến giáo viên dạy HS cá biệt. Điều này khiến giáo viên không có động lực trong việc cảm hóa, dạy bảo tâm huyết HS cá biệt".
Theo Minh Luân
Thanh Niên
GS Ngô Bảo Châu: "Tính vô thường giúp tôi cân bằng" "Sự nhận thức về tính vô thường của thế giới và của cả con người đã giúp tôi rất nhiều để có một sự cân bằng trong cuộc sống". GS Ngô Bảo Châu trả lời trong một bài phỏng vấn. GS Ngô Bảo Châu: "Văn hóa Phật giáo có thấm sâu vào con người tôi" Trong bài viết mới nhất trên blog cá...