GS. Hồ Ngọc Đại: “Họ lợi dụng tâm lý đám đông tấn công tôi”
GS. Đại nói rằng đứng sau cơn lốc dư luận này hẳn có âm mưu, bằng cách đánh trúng vào tâm lý đám đông…
GS. Hồ Ngọc Đại phát biểu tại tọa đàm về “Công nghệ giáo dục trong kỷ nguyên 4.0″ do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức tại Báo Giao thông ngày 8/9 – Ảnh: Đăng Khoa
GS. Hồ Ngọc Đại vẫn giữ tâm thế vững chãi, điềm nhiên giữa “cơn lốc xoáy” dư luận xã hội với không ít đồn đoán, suy diễn thậm chí cả kết tội cho sản phẩm công nghệ giáo dục – “đứa con tâm huyết” được ông khai sinh từ 50 năm trước. Ông đã có những chia sẻ cởi mở với Báo Giao thông.
Đằng sau lốc xoáy dư luận là lợi ích nhóm
Tồn tại và phát triển suốt chặng đường dài gần 40 năm, chương trình Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục bỗng chốc “nổi như cồn” và nhận không ít gạch đá như thời gian vừa qua. Liệu điều đó có khiến ông buồn?
Ông Hồ Ngọc Đại sinh ngày 3/4/1936, là một nhà khoa học giáo dục. Năm 1968, ông theo học ngành Tâm lý học tại Liên Xô, trường Đại học tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov. Năm 1976, ông hoàn thành luận án Tiến sĩ khoa học tâm lý học về Quy trình kỹ thuật hình thành hệ thống khái niệm khoa học. Năm 1978, ông sáng lập ra Trung tâm Công nghệ Giáo dục để tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục (cả về lý thuyết lẫn thực tiễn).
Chắc chắn đứng sau cơn lốc dư luận này hẳn có âm mưu, bằng cách đánh trúng vào tâm lý đám đông luôn nhạy cảm với cách làm mới, lạ và đặc biệt là liên quan đến giáo dục… Trong đám đông “nổi giận” ấy tôi phân làm 2 loại. Thứ nhất, những kẻ không đủ trình độ hiểu biết, thứ hai là kẻ có ý đồ xấu, đạo đức xấu.
Cũng chắc hẳn kẻ xấu xa đó muốn làm mọi việc để tôi tức, mà tôi tức nghĩa là họ đã thành công. Nhưng tôi không tức sẽ khiến kẻ đó tức và sẽ đau hơn nhiều khi muốn làm hại người khác.
Tôi cũng tin chắc rằng, đằng sau vụ việc này có lợi ích nhóm. Vì chỉ tính riêng chuyện lớp 1 có hơn 1,1 triệu học sinh, nhưng riêng học sinh của tôi (theo chương trình giáo dục công nghệ) đã chiếm tới 800 nghìn.
Nhưng tôi cũng thấy mừng vì chính nhờ “cơn lốc” này mà nhiều người chưa biết về Công nghệ giáo dục của tôi đã mày mò tìm hiểu. Để khi nghe rồi, biết rồi thì họ không “chửi” công nghệ giáo dục của tôi nữa mà thậm chí hưởng ứng với điều này.
Nếu được làm lại, Giáo sư có tiếp tục xin đi dạy lớp 1 hay chọn ghế Thứ trưởng khi từ Liên Xô về nước?
Video đang HOT
Làm Bộ trưởng, Thứ trưởng thì chỉ có nhiệm kỳ 5 năm, 10 năm nhưng với tôi Công nghệ giáo dục là mãi mãi. Tôi tập trung làm tiểu học có lý của tôi. Giai đoạn phát triển quan trọng nhất của một con người là 11 năm đầu đời. Khoảng thời gian ấy nếu không vững chắc trẻ sẽ hoang mang, bố mẹ sẽ lo lắng. Tuổi đó nếu trẻ học tốt thì gia đình yên ấm, xã hội sẽ yên lành. Tôi làm chính trị của tôi là như thế. Đó là lý do tôi làm tiểu học. Một dân tộc muốn phát triển thì cần có nền tảng vững chắc. Nền tảng đó chính là giáo dục. Tôi nghĩ rằng sự phát triển của một dân tộc sẽ bắt đầu từ chính những đứa trẻ lớp 1.
“Tôi không hưởng lợi từ việc in sách”
Liên quan đến câu chuyện bản quyền SGK, cũng như việc in ấn và phát hành sách, nhất là với SGK Công nghệ giáo dục khá chuyên biệt này, nhiều người cho rằng ông có lợi ích trong đó?
Việc năm học nào cũng phải in sách mới cho trẻ, trẻ không dùng lại sách thừa từ anh chị đi trước, đó là quan điểm của tôi. Trước đây, tôi từng đề nghị Thủ tướng Phan Văn Khải tặng sách cho toàn bộ học sinh lớp 1. Bởi, bước vào lớp 1 là khởi đầu quan trọng đối với trẻ, cần dành cho trẻ những gì tốt nhất, mới nhất ví như quần áo mới, đồ dùng học tập mới trong đó là bút mới, cặp mới, sách mới… Trẻ xứng đáng được hưởng điều đó. Có người cho rằng, đó là sự lãng phí, nhưng sâu xa họ không hiểu rằng những điều đơn giản thế thôi nhưng lại vun vén cho tâm hồn trẻ niềm hạnh phúc và niềm hạnh phúc ấy sẽ tiếp tục nảy nở đâm chồi trong suốt quãng đời tiếp theo của trẻ. Chính vì vậy, năm nào tôi cũng yêu cầu học sinh phải được dùng sách mới là vì ý nghĩa đó chứ không phải vì in sách mới để có tiền. Bởi, tôi cũng không hưởng lợi từ điều đó. Điều tôi quan tâm nhất là trẻ đến trường có hạnh phúc, có vui vẻ hay không.
Theo ông, công nghệ giáo dục được đánh giá cao, nhưng vì sao 40 năm qua nó vẫn chỉ là thí điểm? Vì sao không được tổng kết để nhân rộng hoặc dẹp bỏ luôn?
Lẽ ra nên đặt câu hỏi này tới Đảng và Nhà nước. Chương trình này được sự thẩm định và chấp nhận được đưa vào sử dụng suốt 4 đời Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đến năm học 2017 – 2018 và 2018-2019, Bộ trưởng mới lại yêu cầu thẩm định thêm 2 lần nữa và chấp thuận đưa vào giảng dạy. Nếu không thành công sao chương trình được đưa vào giảng dạy ở 49 tỉnh, thành phố cho hơn 800 nghìn học sinh tiểu học. Điều chắc chắn rằng, tất cả học sinh được học bằng phương pháp này đều đọc thông, viết thạo, không sai chính tả, có nền tảng vững chắc… Việc sách chưa được hiểu đúng có nhiều lý do, một phần thuộc về vấn đề xã hội. Tư duy giáo dục nói chung là thấp. Bây giờ nó còn có thêm vụ lợi nữa. Tư duy thấp mà vụ lợi thì không hy vọng gì cả. Những cái đó, trước đây hoặc hiện giờ, cuộc sống còn chấp nhận, rồi cũng đến lúc cuộc sống sẽ tự đào thải, chứ không phải tôi.
Nhiều người có hỏi sao chương trình thành công mà tôi không thuyết phục Bộ GD&ĐT đưa vào làm chương trình giáo dục phổ cập. Đó không phải việc của tôi. Trách nhiệm của tôi là làm ra cho xã hội một sản phẩm giáo dục tinh túy, đảm bảo chất lượng, còn việc dùng nó ra sao là việc của Nhà nước. Và tôi vẫn đang chờ đợi điều đó.
Trẻ đi học phải được vui, được hạnh phúc
Triết lý công nghệ giáo dục mà GS. đưa ra là để “Đừng bắt trẻ con trở thành chúng ta, mà chúng phải là chính nó”. Điều này có xung đột với truyền thống văn hoá phương Đông, thưa ông?
Theo quan điểm của tôi, để viết được sách cho trẻ thì cần phải hiểu trẻ em, mình phải nghe trẻ con, nâng đỡ để trẻ con tự đi, mình phải đi cùng nó, đi sau nó chứ không phải dắt mũi trẻ con.
Ở trường học của tôi luôn có câu khẩu hiệu “mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, trẻ đi học phải vui vẻ, phải hạnh phúc. Ở lớp học mỗi đứa trẻ là một cá thể luôn cần được tôn trọng, không đem so sánh với ai.
Nguyên tắc cô giáo giúp cho trẻ làm việc, cần nhớ là trẻ làm việc, chứ không phải trẻ thụ động nghe giảng, cô đến với từng trẻ một. Trẻ cần được khen to và cần chê nhỏ. “Đúng, đẹp, chưa đúng, chưa đẹp” đối với trẻ phải thân yêu, trân trọng. Nếu trẻ sai thì không nói sai mà cần nói khẽ “chưa đúng, cần làm lại”… trẻ sẽ thấy hạnh phúc dù bị chê và tự thay đổi. Trẻ thích việc thày, cô giáo phải lấy chính sản phẩm của trẻ để động viên, khuyến khích, khẳng định trẻ… Ví khi trẻ viết, có trẻ chưa xong, có trẻ viết nhiều hay có trẻ viết ít, nhưng không vì thế mà bị so sánh trẻ với bất kỳ ai… Cần phải tôn trọng cái tôi cá nhân của trẻ. Mỗi con người không ai giống ai, nên không được so sánh.
Nhiều người bức xúc cho rằng, với cách dạy này của thày, cha mẹ không thể can thiệp, song hành được cùng con. Ông nghĩ sao về điều này?
Người lớn đã lạc hậu, trẻ là tiên tiến. Việc cha mẹ can thiệp theo cách đó là đè nén trẻ, áp đặt trẻ theo cách học cũ kỹ của mình. Cần phải nhớ rõ, việc dạy là của nhà trường, cha mẹ chỉ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Vì thế, xã hội hiện đại mới sinh ra nhà giáo. Trẻ đến trường học, về nhà chỉ chơi thôi, cha mẹ có thể hỏi con học có vui không hay bảo con dạy lại cho mẹ những gì đã học thì được… Đây là cách làm khác hẳn cách cũ nên nhà trường rất có trách nhiệm. Với công nghệ giáo dục này, giáo viên không được tập huấn thì không làm được, cũng không thể làm ẩu được, phải làm xong bước 1 mới sang bước 2…
Ông có lo ngại công nghệ giáo dục lúc nào đó sẽ mai một không?
Tôi luôn tin chắc rằng, nó sẽ vĩnh viễn tồn tại, vì sao ư? Đó là vì nó đúng một cách tự nhiên, hồn nhiên và trong sáng, một bước phát triển tất yếu của lịch sử.
Ông có tin tưởng vào lần cải cách giáo dục toàn diện tới không và theo ông chúng ta cần làm gì cải cách thành công?
Cuộc cải cách giáo dục căn bản toàn diện là một chủ trương đúng, nhưng cần thay đổi cơ bản tận gốc 2 cái: Triết lý giáo dục và công nghệ thực thi giáo dục. Ở đây, việc thực hiện, tôi đánh giá cả triết lý giáo dục lẫn công nghệ thực thi hiện đều là số 0: Vẫn nguyên như cũ!
Chân thành cảm ơn giáo sư!
Theo baogiaothong.vn
Để con hào hứng trở lại trường học sau kỳ nghỉ hè
Ngại đến trường là tâm lý chung của nhiều học sinh mỗi khi bước vào năm học mới. Làm thế nào để tiếp thêm động lực và giúp các em hào hứng trở lại trường học sau một kỳ nghỉ hè dài?
Khởi động năm học mới nhẹ nhàng
Việc được vui chơi và học tập với cường độ nhẹ suốt một kì nghỉ dài khiến đa số các em đều không mấy hào hứng khi bắt đầu năm học mới. Vì vậy, thầy cô và bố mẹ nên giúp con làm quen dần với guồng quay học tập thay vì đột ngột chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang áp lực bài vở.
Khởi động năm học mới bằng các hoạt động vừa học vừa chơi, khối lượng bài tập vừa phải và một vài nội dung sinh hoạt tập thể thú vị sẽ giúp con từ từ bắt nhịp với năm học mới. Điều này không chỉ giúp học sinh cảm thấy bớt áp lực, uể oải mà còn khiến các em hào hứng đến trường hơn.
Bắt đầu bằng những sự vinh danh nhỏ
Bên cạnh những hoạt động kể trên, Nhà trường và Hội Cha mẹ Học sinh cũng nên có các hình thức động viên, khen thưởng phù hợp để khích lệ không khí thi đua đầu năm học và giúp các em hào hứng bước vào năm học mới. Cuối mỗi tuần, các lớp có thể tổ chức những buổi sinh hoạt tổng kết để tuyên dương những học sinh có cố gắng, đạt thành tích cao hay làm nhiều việc tốt trong suốt tuần học qua. Một sự vinh danh nho nhỏ nhưng sẽ là động lực lớn lao để các em nỗ lực hơn trong những tuần học sau đó.
Khen thưởng phù hợp giúp các em hào hứng bước vào năm học mới. (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm)
Để giúp cho việc vinh danh trở thành nguồn động lực lớn, có ý nghĩa và thu hút học sinh hơn, nhà trường và bố mẹ có thể thay đổi hình thức khen thưởng bằng những món quà mới lạ, độc đáo hơn so với phần thưởng truyền thống. Chẳng hạn, một chiếc bút có khắc tên học sinh, một chiếc bảng vinh danh hay cúp nho nhỏ có có thể đặt để trang trí nơi góc học tập sẽ khiến các em thích thú hơn là tập vở hay giấy khen đơn thuần.
Những chiếc cúp nhỏ xinh thay cho giấy khen.
Bên cạnh đó, thay vì chỉ tuyên dương học sinh đạt thành tích giỏi toàn diện, xuất sắc trong học tập, nhà trường và hội phụ huynh nên xem xét khen thưởng từng mặt, để các em thấy rằng mọi sự cố gắng dù là nhỏ nhất đều được xứng đáng được trân trọng và ghi nhận. Điều này không chỉ động viên kịp thời tinh thần của học sinh mà còn giúp duy trì không khí thi đua lành mạnh trong lớp học và tạo dựng văn hóa vinh danh tích cực trong nhà trường.
Quà Việt - Giải pháp vinh danh hàng đầu tại Việt Nam. Với các dòng tặng phẩm vinh danh cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ Ý, Tây Ban Nha, Anh Quốc và Mỹ, bao gồm Cúp Thể thao, Bảng Vinh danh, Biểu trưng Vinh danh & Quà tặng, Quà Việt hi vọng sẽ góp phần xây dựng và lan tỏa văn hóa vinh danh tích cực đến cộng đồng.
Quà Việt Junior là dòng sản phẩm dành riêng cho các hoạt động vinh danh tại nhà trường, với thiết kế bắt mắt, độc đáo, giá cả phải chăng, phù hợp với học sinh từ lứa tuổi nhỏ cho đến sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng. Xem thêm các sản phẩm trong bộ sưu tập Quà Việt Junior tại đây : http://quaviet.com/danh-sach-san-pham/giao-duc
Theo Dân trí
GS Hồ Ngọc Đại "đối thoại" về đổi mới trong giáo dục Sáng nay 8/9, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" của giải pháp công nghệ giáo dục đã có buổi đối thoại liên quan đến công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên 4.0. Bắt đầu buổi hội thảo, GS. Đại kể lại một câu chuyện từ ngày ông còn là một giáo viên dạy Toán. Đó là trong một tiết học có người dự...