GS Herwig Schopper: Việt Nam muốn phát triển khoa học phải đầu tư từ học sinh
GS Herwig Schopper (người Đức), nguyên là Tổng giám đốc của Trung tâm hạt nhân châu Âu (Cern). Ông là một biểu tượng sự đóng góp lâu dài cho khoa học, cho hòa bình trên toàn thế giới. GS Herwig Schopper khuyên Việt Nam nên đầu tư khoa học từ các học sinh, bạn trẻ.
GS Herwig Schopper
GS Herwig Schopper nguyên là Tổng giám đốc của Trung tâm hạt nhân châu Âu (Cern), nguyên Chủ tịch Ủy ban của Trung tâm hạt nhân châu Âu. Trong thời gian ông làm việc có 2 giải Nobel về Vật lý đã được trao cho các nhà khoa học của Cern.
Mặc dù 94 tuổi nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc như một cố vấn, một đại sứ thiện chí cho khoa học hòa bình. Ông hình ảnh là nhà khoa học không biên giới có đóng góp nhiều cho hòa bình thế giới.
Đây là lần thứ 2, GS Herwig Schopper đến Việt Nam dự hội nghị “Khoa học để phát triển” do Hội “Gặp gỡ Việt Nam” tổ chức tại Bình Định, chia sẻ với PV Dân trí bên lề hội thảo, ông cho biết, rất vui khi Việt Nam ngày càng phát triển.
Được biết, ông đã đi nhiều nước trên thế giới, nắm bắt được sự phát triển khoa học của họ, ông nhận xét thế nào về sự phát triển khoa học Việt Nam?
Việt Nam hiện nay giống như 1 số nước khác như Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc… họ cũng xuất xứ từ con số 0 nhưng nhờ khoa học công nghệ mà họ phát triển cho đến ngày nay.
Cho nên Việt Nam cũng cần phải đưa khoa học vào để phát triển mọi lĩnh vực trong đó có công nghệ. Nếu Việt Nam làm được như vậy thì mới phát triển.
Theo GS, Việt Nam nên đầu tư thực hiện phát triển khoa học như thế nào?
Với khoa học phải đầu tư từ các thế hệ học sinh và bạn trẻ vì vậy Việt Nam nên thực hiện đầu tư ngay cho đối tượng này.
Tôi nghĩ rằng, khi có một Trung tâm quốc tế về khoa học và giáo dục liên ngành-ICISE tốt như thế này là một điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ.
Các bạn trẻ muốn nghiên cứu khoa học không thể ở trong một quốc gia được. Muốn phát triển khoa học thì phải mở rộng, phải hợp tác bởi vì kể cả một nước giàu có như nước Mỹ cũng phải hợp tác, phải chia sẻ về khoa học.
Video đang HOT
Điều đó, trung tâm ICISE đã làm được, đã mang rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đến Việt Nam giao lưu và chia sẻ với các nhà khoa học Việt Nam.
Giáo sư năm nay đã 94 tuổi nhưng vẫn tiếp tục đi khắp thế giới để dự hội nghị khoa học. Vậy trong nghiên cứu khoa học có giới hạn lứa tuổi?
Thực ra, ở tuổi tôi không thể nghiên cứu được nhưng những kinh nghiệm của tôi sẽ giúp rất nhiều cho khoa học.
20 năm nay, tôi đã liên tục làm vấn đề về khoa học cho hòa bình. Tư tưởng của nghiên cứu hạt nhân châu Âu mà tôi định hướng trước đây đã lan tỏa sang nhiều nước khác.
Nghiên cứu khoa học đòi hỏi rất lớn về tài chính, điều kiện, phương tiện, cơ sở hạ tầng. Việt Nam còn khó khăn vậy có cần ưu tiên lĩnh vực khoa học nào trước không thưa ông?
Tôi nghĩ rằng, cái quan trọng là mình xây dựng các cơ sở, cơ bản. Trên nghiên cứu khoa học thì không bỏ qua một vấn đề nào, không thể tập trung vào một vấn đề nào cần thiết.
Tất cả đều phải dựa trên nền tảng cơ bản, từ nền tảng này thì mình tiếp tục nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn giáo sư!
Hội thảo Khoa học cho sự phát triển là một trong những hội thảo quan trọng nhất để kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 14, năm 2018 trong chuỗi 11 Hội thảo khoa học và 7 lớp học chuyên đề.
GS Trần Thanh Vân, người sáng lập và điều hành Hội “Gặp gỡ Việt Nam” cho biết, mặc dù khoa học hiện hữu và được biết đến trong xã hội nhưng có vẻ như các nhà khoa học thường không tham gia sớm vào các cuộc thảo luận giải quyết các vấn đề lớn của xã hội cũng như trong việc xây dựng các chính sách có liên quan.
Để giải quyết vấn đề này, cần thiết lập các cầu nối giữa các chính khách, nhà khoa học, nhà ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp độ.
Hội thảo “Khoa học để Phát triển” sẽ thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai của nó dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới.
Tất cả các cuộc thảo luận này cũng tập trung mục đích khuyến khích thảo luận và chuẩn bị các đề xuất cụ thể về vai trò của khoa học trong việc khuyến khích cuộc đối thoại liên văn hoá và đối với hòa bình, cũng như về vai trò của khoa học trong việc khởi xướng đưa ra các cảnh báo sớm và đề xuất các giải pháp giải quyết.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Giáo sư Nobel Vật lý: Không giỏi ngoại ngữ không thể thành công
GS Gerard &'t Hooft - giải Nobel Vật lý năm 1999 đã đến TP Quy Nhơn (Bình Định) để tham dự chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 14. Tại đây, GS Gerard &'t Hooft đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu để thành công trong khoa học.
Giáo sư Nobel Vật lý
Giáo sư Gerard 't Hooft (sinh ngày 05 tháng 7 năm 1946 tại Hà Lan) là nhà vật lý lý thuyết và giáo sư tại Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1999. Các tác phẩm của ông tập trung vào lý thuyết đo, các lỗ đen , trọng lực lượng tử và các khía cạnh cơ bản của cơ học lượng tử. Đóng góp của ông cho vật lý bao gồm một bằng chứng rằng các lý thuyết đo được đều có thể tái chuẩn hóa, chuẩn theo chiều không gian, và tuân theo nguyên tắc holographic.
Gerard 't Hooft tỏ ra quan tâm đến khoa học khi còn rất trẻ. Khi giáo viên trường tiểu học của ông hỏi ông muốn gì khi lớn lên, ông mạnh dạn tuyên bố "một người hiểu biết mọi thứ".
Sau khi học tiểu học, Gerard đã tham dự Dalton Lyceum, một trường học áp dụng các ý tưởng của Kế hoạch Dalton, một phương pháp giáo dục phù hợp với ông. Ông dễ dàng vượt qua các khóa học về khoa học và toán học, nhưng đã phải vật lộn với các khóa học ngôn ngữ của mình.
Tuy nhiên, ông đã thông qua các lớp học của mình bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, cổ điển Hy Lạp và Latin. Ở tuổi mười sáu, ông đã giành được một huy chương bạc trong Olympiad Toán học thứ hai của Hà Lan.
Chia sẻ với báo chí ngày 9/5, bên lề "Gặp gỡ Việt Nam 2018", GS Gerard &'t Hooft - giải Nobel Vật lý cho biết, chúng ta phải có một hệ thống giáo dục đúng cho người dân. Ngay cả những người đoạt giải Nobel thì từ tiểu học phải được hưởng một nền giáo dục đúng cách, trong đó có ngôn ngữ.
" Tôi khuyên các bạn làm khoa học nếu chưa giỏi tiếng Anh phải học ngay, vì đó là ngôn ngữ của khoa học. Người làm khoa học phải biết đặt ra những câu hỏi và trả lời được những câu hỏi này. Nếu không biết đặt câu hỏi thì không thể trả lời được, tức là nghiên cứu không thể thành công", GS Gerard &'t Hooft chia sẻ.
Đây là lần thứ 2, GS Gerard &'t Hooft sang Việt Nam dự Hội thảo "Gặp gỡ Việt Nam" do GS Trần Thanh Vân mời, ông nhận định, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến phát triển khoa học và đó là tiền đề tốt để cho khoa học phát triển.
"Khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Tôi cho rằng các bạn cần có nhiều hơn những cuộc thảo luận quốc tế như thế này, để bàn thảo nhiều vấn đề về phát triển khoa học, bao gồm cả những vấn đề khoa học với xã hội. Đồng thời, đây là cơ hội tốt cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nắm bắt các vấn đề liên quan" - GS Gerard &'t Hooft nhấn mạnh.
GS Gerard &'t Hooft cho biết, các nhà khoa học có thể không tham gia vào xây dựng chính sách về khoa học, nhưng họ rất mong muốn có chính sách để phát triển khoa học, nhất là việc xây dựng chính sách để khích lệ nghiên cứu khoa học trong thế hệ trẻ, đó là điều rất quan trọng mà các quốc gia cần quan tâm.
"Giống như một con chim sải cánh ngoài biển khoa học bao la, nếu nó không có được sự khởi đầu sớm thì sẽ không thể bay cao, bay xa được. Một người nếu được khích lệ, đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học từ sớm thì chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt hơn" .
GS Gerard &'t Hooft chia sẻ, ông đã có dịp gặp gỡ và giao lưu với nhiều sinh viên Việt Nam, ông cho cho hay, sinh viên Việt Nam rất nhiệt tình. Tuy nhiên, các bạn trẻ Việt Nam cần đi ra ngoài nhiều để hiểu biết thêm về cuộc sống ngoài Việt Nam.
GS Gerard &'t Hooft lấy bằng tiến sĩ năm 1972. Sau khi nhận được học vị tiến sĩ của mình, ông có một học bổng tới CERN tại Geneva. Năm 1974, ông trở lại Utrecht là một trợ lý giáo sư.
Năm 1976, ông được mời vào vị trí khách mời tại trường đại học Stanford và là một giảng viên của trường Đại học Harvard với tư cách là giảng viên Morris Loeb.
Năm 2007, Ông trở thành tổng biên tập cho Foundations of Physics, nơi ông tìm cách đưa tạp chí này khỏi cuộc tranh luận về lý thuyết ECE và giữ vị trí này cho đến năm 2016. Ngày 1 tháng 7 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm giáo sư danh dự của Đại học Utrecht.
Hai giáo sư đạt giải Nobel là GS vật lý Gerard t'Hooft và GS kinh tế Finn Kydland sẽ đến Việt Nam tham dự Hội thảo khoa học với chủ đề "Khoa học để phát triển" diễn ra từ ngày 9 và 10-5 tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Hội thảo được tổ chức bởi Tổ chức khoa học và giáo dục Gặp gỡ Việt Nam với mục đích đối thoại khoa học giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, đại diện của các tổ chức quốc tế. Hội thảo là một trong 18 hoạt động của chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 14.
Hội thảo đề cập đến vai trò của khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Hội thảo sẽ thảo luận về tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững cũng như các viễn cảnh tương lai của nó dưới góc nhìn của giới khoa học, công nghệ và đổi mới.
Hội thảo cũng nhằm cung cấp một cái nhìn đa chiều về việc thực hiện chương trình, với sự đóng góp của các nước đang phát triển từ các khu vực khác nhau. Tại hội thảo, các cuộc thảo luận bàn tròn sẽ đề cập đến các tác động kinh tế và xã hội của khoa học đối với xã hội, sự đóng góp của khoa học với việc hoạch định chính sách và sự liên quan của khoa học với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Khai mạc "Gặp gỡ Việt Nam" 2018: Hội tụ các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế Sáng 9/5, tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã chính thức khai mạc chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2018, lần thứ 14 với chủ đề: "Khoa học để phát triển". Hội thảo có sự góp mặt của trên 200 nhà khoa học đến từ 40 quốc gia, vùng...