GS Harvard: Trường ĐH cần sự tự do để toàn cầu hóa
Giáo sư Jorge I. Dominguez, phó hiệu trưởng phụ trách Quan hệ Quốc tế của ĐH Harvard nhấn mạnh rằng các trường đại học cần đẩy mạnh các nghiên cứu của mình như là một trong các cách để trở thành một trường đại học toàn cầu.
Phát biểu tại một diễn đàn mới đây tại Hàn Quốc do báo Korea Times tổ chức với chủ đề “Giáo dục đại học toàn cầu dưới con mắt của ĐH Harvard”, GS Jorge I. Dominguez cho rằng các trường đại học nghiên cứu là những cơ sở giáo dục xác định nhiệm vụ cơ bản của mình là sản sinh ra, ứng dụng và phổ biến kiến thức.
Giáo sư Jorge I. Dominguez, phó hiệu trưởng phụ trách Quan hệ Quốc tế của ĐH Harvard. (Ảnh: Korea Times)
Để trở thành một trường đại học nghiên cứu, theo GS Dominguez, cần có một số sự tự do cần thiết nhất định, trong đó có tự do trước những nhà tài trợ, tự do trước sự kiêu căng, tự do trước quá khứ…
Theo đó, sự tự do so với những người quyên góp tức là chính trường đại học, chứ không phải người quyên góp tiền của, có quyền nhận những sinh viên đặc biệt và quyết định khi nào sẽ tài trợ cho những sinh viên này.
“Một trường đại học nên tích cực tìm kiếm các nghiên cứu được tài trợ nhưng nhà trường không nên tham gia vào những nghiên cứu mà nhà tài trợ ủng hộ. Nghiên cứu đó phải được tự do trong việc thông tin, thảo luận và phân tích và phải được tự do khỏi những quyết định được can thiệp từ nghiên cứu được tài trợ, GS Dominguez nói.
Video đang HOT
Một sự tự do khác cũng cần thiết để các trường đại học toàn cầu hóa là sự tự do khỏi sự kiêu căng. Một trường đại học không được kiêu căng nghĩ rằng khoa của trường mình là tốt nhất.
“Sử dụng tốt nhân lực trong khoa của mình là một điều tốt, nhưng nếu chỉ như thế thôi thì không tốt. Các trường cũng cần thuê giảng viên từ những nơi khác trên thế giới về giảng dạy tại trường mình”, GSd Dominguez nói.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc một tác giả cuốn sách để các học giả khác đánh giá cuốn sách của mình trước khi xuất bản.
“Hệ thống đánh giá của đồng nghiệp là trung tâm sống còn và phát triển của các trường đại học. Các trường đại học phải thoát khỏi việc tin rằng tổ chức nội bộ của mình là tốt nhất. Các trường phải có sự xem xét, đánh giá từng chương trình theo một hệ thống”.
Các trường đại học cũng cần phải tự do trước những nhà quản lý của nhà trường.
“Tự do học thuật phải lấy các giáo sư làm trung tâm. Chỉ các giáo sư mới được chọn những chủ đề mà họ làm việc, họ là những người thiết kế nên các nghiên cứu và quyết định các cuộc tranh cãi”, GS Dominguez nói. “Sự độc lập trước những nhà lãnh đạo trường học là một nét cơ bản của các trường đại học nghiên cứu. Không ai nên bị ép làm nghiên cứu nếu họ không được tự do lựa chọn làm.”
Một tự do nữa cần thiết cho các trường đại học nghiên cứu là tự do khỏi quá khứ.
“Một trường đại học phải xác định những sai lầm mà nó đã từng mắc phải và thừa nhận những sai lầm này và phải đủ thông minh để sửa sai”, GS Dominguez cho hay. “Chính ĐH Harvard có một lịch sử đáng hổ thẹn. Trong quá khứ, Harvard đã sai lầm khi phân biệt người Mỹ gốc Phi, người Do Thái và phụ nữ. Nhưng tôi tự hào rằng những nét lịch sử này của Harvard đang được hoặc đã được vượt qua. Điều quan trọng đối với những người như tôi là thừa nhận điều này trước công chúng.”
Cuối bài phát biểu, GS Dominguez nói rõ rằng trường đại học nghiên cứu mà ông vừa nói chỉ là một khía cạnh trong những cách thức để trở thành một trường toàn cầu. Còn có những yếu tố khác như thuê giảng viên giỏi và tuyển sinh viên tài năng. Nhưng điều này không có nghĩa là những người này phải có yếu tố “quốc tế”.
“Tôi không thích từ quốc gia hay quốc tế. Tôi thích nói đến việc không để ý đến hộ chiếu. Điều này có nghĩa là, không tính đến quốc tịch, giảng viên và sinh viên phải được lựa chọn dựa trên khả năng của họ. Rốt cục thì, việc chính ở đây là lựa chọn những cá nhân tài năng”, GS Dominguez kết luận.
Theo DT
ĐH QG Hà Nội hợp tác cấp bằng với 3 ĐH hàng đầu châu Á
Tại Diễn đàn Hiệu trưởng Besetoha năm 2011 diễn ra tại ĐH Tokyo (Nhật Bản) đầu tháng này, hiệu trưởng các trường ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), ĐH Tokyo và ĐH QG Hà Nội (Việt Nam) đồng ý thành lập chương trình cấp bằng chung trong vòng mấy năm tới.
Diễn đàn 4 trường ĐH Đông Á Besetoha là một diễn đàn nơi mà đại diện của bốn trường ĐH Đông Á là ĐH Bắc Kinh, ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Tokyo và ĐH Quốc gia Hà Nội gặp gỡ để thảo luận về thực trạng và phương hướng tương lai của giáo dục đại học, giáo dục cơ bản và văn hóa giáo dục. Diễn đàn Besetoha lấy tên từ tên của các trường đại học tham dự (Beijing - Seoul - Tokyo - Hanoi).
Giám đốc phòng Quan hệ Quốc tế của 4 trường đại học trên sẽ gặp gỡ tại ĐH Quốc gia Seoul (SNU) vào tháng 3 sang năm để thảo luận các chi tiết cụ thể của chương trình cấp bằng chung.
Theo chương trình cấp bằng chung này, sinh viên tốt nghiệp các trường trên sẽ được nhận đồng thời bằng của trường ĐH mà họ học và trường ĐH đối tác.
Theo Korea Times, kể từ năm 2000 đến nay Trường SNU đã xúc tiến kế hoạch lập chương trình bằng cấp chung với 3 trường đại học kể trên và Trường SNU đã tổ chức các cuộc trao đổi cấp khoa và cấp trường với 3 trường này.
Bốn trường ĐH Đông Á gồm ĐH Bắc Kinh, ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Tokyo và ĐH Quốc gia Hà Nội đồng ý thành lập chương trình cấp bằng chung. Trong ảnh: Trường ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc).
Chương trình cấp bằng chung của 4 trường ĐH được thảo luận lần đầu vào năm 2009 khi hiệu trưởng 3 trường ĐH SNU, Tokyo và Bắc Kinh thống nhất mở rộng các chương trình trao đổi giữa 3 trường.
Ngoài việc cấp bằng chung, các trường cũng sẽ mở rộng việc trao đổi sinh viên và thực hiện các nghiên cứu chung.
Theo DT
Tuyển sinh du học 2012 các trường trung học AustraliaĐại diện tổ chức ABSI (Australian Boarding International Schools) cô Annie Weatherburn và cô Jenny Scharkie sẽ tham gia hội thảo tuyển sinh lúc 16h ngày 27/9 tại OSC-VTP Office Building, lầu 7, số 8 Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM. Annie Weatherburn và Jenny Scharkie là giám đốc phòng tuyển sinh và quan hệ quốc tế có nhiều kinh nghiệm đã giúp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Nữ nghệ sĩ ở nhà 350m2 đẹp như resort tại Cầu Giấy, hôn nhân viên mãn bên chồng gia thế
Sao việt
23:46:06 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025
Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh
Tv show
22:37:11 22/05/2025