GS Đinh Văn Sơn: Vì sao đại học Việt Nam chưa thể phong GS, PGS?
GS Đinh Văn Sơn – hiệu trưởng ĐH Thương Mại – cho hay: “Đúng là hiện nay quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư còn tồn tại một số với bất cập”.
Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư để lấy ý kiến góp ý. Dự thảo này có một số thay đổi so với Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg về Ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Trước đó, tạp chí Tia Sáng đã tổ chức một buổi tọa đàm về việc góp ý dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Tại buổi tọa đàm, các khách mời đều tỏ ra khá thất vọng với bản dự thảo tiêu chuẩn bổ nhiệm GS, PGS mà Bộ GD&ĐT, Hội đồng chức danh GS nhà nước vừa công bố.
GS Đinh Văn Sơn – hiệu trưởng ĐH Thương Mại – cho hay: “Đúng là hiện nay quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư còn tồn tại một số với bất cập”.
Liên quan đến vấn đề này, PV đã có cuộc trò chuyện cùng GS Đinh Văn Sơn – hiệu trưởng ĐH Thương Mại.
GS Đinh Văn Sơn cho hay: “Đúng là hiện nay quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư còn tồn tại một số với bất cập”.
Trên thế giới, một số quốc gia phân quyền cho các trường đại học xét, công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS là vô cùng ít. Ngược lại, đa số vẫn vẫn thực hiện cơ chế tập trung, thậm chí rất nhiều nước (ví dụ ở Pháp) còn tổ chức thi cấp quốc gia để công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS.
Ở những quốc gia đã thực hiện phân cấp cho trường đại học (tiêu biểu là Mỹ) đội ngũ các GS, PGS rất đông đảo. Đồng thời, việc phân cấp xét, công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS ở các quốc gia đó đã được đồng bộ hoá với việc phân cấp quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Chức danh GS, PGS ở các quốc gia này chỉ có giá trị ở từng trường. Trường khác có công nhận hay không là quyền của họ.
Ở Việt Nam, việc phân cấp này chưa thể thực hiện được ngay trong một tương lai gần. Thứ nhất, đội ngũ các GS, PGS ở các trường theo từng ngành và chuyên ngành đa số còn rất mỏng, nhất là GS, chưa đủ mức tối thiểu cần thiết để thành lập hội đồng.
Thứ hai, ở Việt Nam, thực thế ở đâu, ở lĩnh vực nào, nếu thiếu vai trò quản lý của Nhà nước, ở đó sẽ có tiêu cực, thiếu tính khách quan, thiếu tính đồng bộ và thống nhất.
Vì vậy, trước mắt vẫn chưa thể giao, phân cấp cho trường đại học độc lập trong việc xét, công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS.
Video đang HOT
Về vấn đề, nhiều người nói chức danh giáo sư không nên là mãi mãi, không nghiên cứu nên trả lại chức danh, theo tôi, cần phân biệt chức danh khoa học và chức vụ quản lý. GS, PGS là chức danh khoa học chứ không phải là chức vụ quản lý trong các cơ quan, tổ chức.
Và vì vậy không thể có khái niệm nhiệm kỳ của GS, PGS. Hơn nữa, ở Việt Nam đã có quy định rất cụ thể về việc miễn nhiệm chức danh GS, PGS rồi. Khi nào các GS, PGS không tiếp tục thực hiện của GS, PGS hoặc có những vi phạm theo quy định… Khi đó sẽ bị miễn nhiệm chức danh GS, PGS.
Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư: Yêu cầu giảng viên đã có trên 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ mà trong 3 năm cuối có thời gian không quá 12 tháng đi thực tập, tu nghiệp nâng cao trình độ thì thời gian này không tính là gián đoạn của 3 năm cuối.
Thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy, đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy.
Về ngoại ngữ
Việc “sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn” được xác định khi đáp ứng một trong các điều kiện:
Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục đại học sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật hoặc Trung Quốc trong đào tạo.
Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEFL IBT với điểm tối thiểu là 65 hoặc IELTS với điểm tối thiểu là 5.5 có thời hạn không quá 02 năm tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ. Từ năm 2018 đến 2020, tăng thêm 5.0 điểm mỗi năm trên thang điểm TOEFL IBT và tăng thêm 0.5 điểm mỗi năm trên thang điểm IELTS.
Công bố quốc tế
Khoản 4 Điều 8 của Dự thảo quy định, đến năm 2019, ứng viên GS thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ là tác giả chính và đã công bố được ít nhất: 02 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus; hoặc ít nhất 01 bài báo khoa học hệ thống ISI và 01 quyển hoặc chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới; hoặc ít nhất 01 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 01 bằng độc quyền sáng chế.
Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 01 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus.
Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất 01 bài báo khoa học theo tiêu chuẩn trên.
Đối với chức danh Phó giáo sư: có ít nhất 6 năm, trong đó có 3 năm cuối liên tục tham gia đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.
Đến năm 2019, ứng viên là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 01 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus hoặc 01 quyển hoặc 01 chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới hoặc 01 bằng độc quyền sáng chế. Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất 01 bài báo khoa học theo tiêu chuẩn này.
Theo Khoản 5 Điều 8 của dự thảo, ứng viên là GS thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ là tác giả chính hoặc chủ biên ít nhất 01 sách phục vụ đào tạo.
Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn là tác giả chính hoặc chủ biên ít nhất 03 sách phục vụ đào tạo, trong đó có 01 sách chuyên khảo và 01 giáo trình. Sách đã được hội đồng khoa học do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập thẩm định và sử dụng để đào tạo từ trình độ đại học trở lên.
Khoản 6 Điều 8 yêu cầu ứng viên chủ trì thực hiện ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ hoặc cấp tương đương, hoặc 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
Khoản 7 Điều 8 quy định ứng viên phải hướng dẫn chính ít nhất 03 nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng tiến sĩ theo quy định của pháp luật.
Ứng viên PGS thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ tham gia biên soạn ít nhất 01 sách phục vụ đào tạo. Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn tham gia biên soạn ít nhất 02 sách phục vụ đào tạo. Sách đã được hội đồng khoa học do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập thẩm định và sử dụng để đào tạo từ trình độ đại học trở lên;
Chủ trì thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ hoặc tương đương hoặc 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
Ứng viên hướng dẫn ít nhất 03 học viên đã được cấp bằng thạc sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng thạc sĩ hoặc hướng dẫn chính ít nhất 01 nghiên cứu sinh hoặc hướng dẫn phụ 02 nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng tiến sĩ.
Việc xét công nhận chức danh GS, PGS
Theo dự thảo, việc công nhận và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư vẫn thực hiện theo mô hình Hội đồng giáo sư 3 cấp gồm: Hội đồng cơ sở, Hội đồng ngành/liên ngành, Hội đồng Nhà nước.
Cụ thể, điều kiện chung để các ứng viên được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư là đạt ít nhất số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng Giáo sư cơ sở, Hội đồng Giáo sư Nhà nước và ít nhất 3/4 số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành tham gia và trực tiếp bỏ phiếu tại phiên họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Theo Hoàng Thanh / Infonet
Xác minh người lạ đeo khẩu trang tự nhận được nhờ đón học sinh
Sau tin nhắn cảnh báo về kẻ lạ mặt đòi đón học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thanh Liệt (huyện Thanh Trì, Hà Nội) khiến phụ huynh xôn xao, công an huyện đã xác minh sự việc.
Chiều 5/4, bà Nguyễn Thị Điềm, hiệu trưởng trường Tiểu học Thanh Liệt đã trao đổi về vụ việc người lạ mặt vào trường đòi đón học sinh.
Sự việc xảy ra chiều 4/4 khi cô giáo phát hiện người lạ đeo khẩu trang vào tận trong lớp, tự nhận là ông của học sinh lớp mình, bảo bố mẹ nhờ và xin phép đón về.
Tuy nhiên, giáo viên không thấy gia đình nói nhờ ai. Học sinh thì không đi theo nhưng người đàn ông này vẫn cứ gọi đích danh tên. Khi hỏi, học sinh cũng lắc đầu nói không biết người đàn ông đó là ai.
Trước biểu hiện bất thường trên, cô giáo đứng lớp đã không đồng ý cho đón và thông báo cho bảo vệ cùng lãnh đạo nhà trường. Tuy nhiên, người lạ mặt này đã nhanh chóng rời khỏi khu vực trường.
Lo ngại nguy cơ học sinh bị bắt cóc, chiều cùng ngày, trường Tiểu học Thanh Liệt đã gửi tin nhắn đến toàn thể phụ huynh để cảnh báo, đề nghị phụ huynh tự đón con em mình hoặc nếu nhờ đón phải báo giáo viên chủ nhiệm.
Công an vào cuộc xác minh vụ người lạ vào trường đón học sinh trường Tiểu học Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.
Ngoài việc cảnh báo, nhà trường cũng yêu cầu mọi người đưa con đến trường đều phải bỏ khẩu trang, kính đen..., để hạn chế những rủi ro có thể đến với các con.
Sau khi nhận được thông tin, không ít phụ huynh tỏ ra lo sợ nên nhà trường đã thông báo tới các gia đình về việc phối hợp công an điều tra sự việc.
Đến chiều 5/4, thông qua hệ thống camera giám sát khu vực trường học vốn được lắp đặt để đảm bảo an ninh an toàn cho học sinh, cơ quan công an đã xác minh được người lạ mặt. Người này đúng là được một phụ huynh nhờ đến đón con hộ.
Tuy nhiên, do người được nhờ không nắm rõ học sinh này học lớp nào và không nhớ mặt nên đi tìm và hỏi nhầm lớp, dẫn tới nghi ngờ nói trên. "Chúng tôi đã cho họp phụ huynh các khối và thông báo đầy đủ thông tin đến cha mẹ học sinh", bà Nguyễn Thị Điềm cho biết.
Tuy nhiên, hiệu trưởng trường này cho rằng để đảm bảo an toàn cho học sinh, đề phòng hành vi xấu, các phụ huynh nên sắp xếp thời gian đón con em đúng giờ. Trường hợp nhờ đón hộ thì nên báo với giáo viên chủ nhiệm để đảm bảo an toàn cho các con.
Theo Duy Anh / An Ninh Thủ Đô
Công an kết luận vụ giáo viên bị tố nhốt trẻ trong nhà vệ sinh Theo kết luận của công an, không có chuyện cô giáo nhốt trẻ trong nhà vệ sinh. Hai giáo viên đã bỏ quên học sinh khi ra về. Ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, công an huyện, phòng GD&ĐT huyện, nhà trường đã điều tra làm rõ vụ việc...