GS Châu và “bài toán” vực dậy nền Toán
Sáng 17/1, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt quốc tế Viện nghiên cứu cao cấp về Toán. GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Ngày hôm nay có thể được ghi lại là cột mốc quan trọng trong lịch sử còn non trẻ của Toán học Việt Nam….”.
Phát biểu tại lễ ra mắt Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tâm sự: “Hai ngày sau GS Ngô Bảo Châu nhận được giải Fields tại Ấn Độ. Chúng tôi rất vui mừng khi GS nhận giải và sự khởi động chương trình quốc gia về toán học là một sự trùng hợp thật đặt biệt”.
Phó Thủ tướng chia sẻ: “Khi quyết định thành lập chương trình Toán học có một giải pháp quan trọng là thành lập Viện nghiên cứu cao cấp về toán. Nhưng lúc đó chúng tôi chưa biết ai sẽ làm giám đốc viện.”
“Và lần đầu tiên một chương trình về Toán học được dành ngân sách 650 tỷ đồng, tương đương trên 20 triệu USD nhưng Chính phủ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì. Sử dụng số tiền như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu, hội đồng khoa học và của lãnh đạo Viện trong tương lai” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đón nhận những chia sẻ của các nhà khoa học, Chính phủ và toàn xã hội, thay mặt cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán học, GS Ngô Bảo Châu hy vọng: “Với nguyên tắc ít cán bộ cơ hữu, tổ chức các nhóm nghiên cứu với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Sự linh hoạt này sẽ cho phép Viện sẽ là nơi lôi cuốn nhiều nhà khoa học xuất sắc của quốc tế đến Việt Nam, tạo điều kiện để các nhà khoa học VN đang làm việc ở trong nước có cơ hội tiếp xúc với những gì là nóng hổi nhất trong môi trường nghiên cứu khoa học quốc tế.”
“Viện sẽ là nơi lôi cuốn các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài về nước làm việc lâu hơn và có nhiều hợp tác với các đồng nghiệp trong nước hơn” – vẫn lời GS Ngô Bảo Châu.
GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Ngày hôm nay có thể được ghi lại là cột mốc quan trọng trong lịch sử còn non trẻ của Toán học Việt Nam. Từ những ngày đầu tiên của GS Lê Văn Thiêm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, sau đó là ĐH cơ bản, tiền thân của Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Toán học Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.
“Với quy chế đặc biệt đã nói ở trên Viện sẽ trở thành một trung tâm khoa học xuất sắc của Việt Nam và khu vực, tạo môi trường làm việc tốt tương đương các nước phát triển”- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kỳ vọng.
GS Ngô Việt Trung,Viện trưởng Viện Toán học: “Tương lai con em chúng ta sẽ không ra nước ngoài làm” Ngày xưa chúng ta chỉ có một Viện, nay có thêm Viện Toán cao cấp. Các anh em ở Viện Toán, đặc biệt các anh em trẻ có lẽ chúng ta sẽ chuyển qua làm Toán sơ cấp. Toán sơ cấp và Toán cao cấp tôi nghĩ là cũng quan trọng đều quan trọng cả. Hai viện sẽ phối hợp để hoàn thành sứ mạng của mình. Tuy nhiên, Viện Toán cao cấp ở chỗ kinh phí gấp nhiều lần Viện Toán sơ cấp. Cùng với đó, cơ chế linh hoạt, độc lập tự chủ là niềm mơ ước của những người làm khoa học cơ bản. Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo có sự quyết tâm, ý chí hơn nữa trong đẩy mạnh nền khoa học xứng với tầm vóc đất nước và làm thế nào để con em chúng ta không phải ra nước ngoài làm việc mà ở lại phục vụ cho đất nước chúng ta.
Theo VNN
Nan giải bài toán tuyển giảng viên
Các trường ĐH rất khó giữ sinh viên giỏi ở lại làm giảng viên trong khi việc tuyển giảng viên "tay ngang" ngày càng khó.
Bước vào năm học mới, hàng loạt trường ĐH tại TPHCM chủ động tuyển giảng viên để bổ sung lực lượng. Tuy nhiên đến nay, việc tuyển giảng viên vẫn rất khó khăn và hầu như không trường nào tuyển đủ chỉ tiêu dự kiến.
Sinh viên giỏi thờ ơ
Giảng viên trúng tuyển một năm đầu không được đứng lớp mà chỉ làm nghiên cứu khoa học, dự giờ giảng, làm công tác sinh viên... nên theo đại diện các trường, rất dễ khiến giảng viên chán nản, bỏ cuộc. "Lương khởi điểm đã thấp mà còn buồn nữa thì khó mà giữ được họ"- ông Hoàng Mạnh Dũng nhấn mạnh.
Ông Hoàng Mạnh Dũng, Trưởng Phòng Hành chính - Quản trị Trường ĐH Mở TPHCM, cho biết để bảo đảm lực lượng giảng viên cơ hữu chiếm 50%-60%, trường vừa tổ chức tuyển giảng viên bổ sung nhưng chỉ có khoảng 40 hồ sơ dự tuyển và tuyển được 25 giảng viên. Trường vận động những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc ở lại làm giảng viên nhưng hầu hết từ chối, chỉ có vài sinh viên loại khá nhưng cũng không mấy quyết tâm. Ông Dũng lý giải rằng trước đây quy chế đào tạo sau ĐH cho phép tuyển thẳng 5% sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên học tiếp thạc sĩ thì còn có vài ba em chịu ở lại để học sau ĐH, nhưng quy chế hiện hành bắt buộc tất cả các đối tượng đều phải thi đầu vào lên thạc sĩ, do đó vài năm gần đây, hầu như không giữ được sinh viên giỏi.
Giảng viên và sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong giờ học
Tại Trường ĐH Luật TPHCM, qua gần 3 tháng thông báo tuyển giảng viên các ngành luật, quản trị kinh doanh, chỉ thu được 72 hồ sơ dự tuyển. Ông Phan Lê Hoàng Toàn, Phó trưởng Phòng Tổ chức - hành chính của trường, cho biết hầu hết ứng viên là cử nhân, trong đó chỉ có 7 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cũng cho biết rất khó tuyển giảng viên, đặc biệt là khó thu hút sinh viên giỏi tiếp tục gắn bó với trường sau khi tốt nghiệp.
Làm giảng viên để chờ thời
Đại diện của nhiều trường khẳng định nguyên nhân lớn nhất khiến việc tuyển giảng viên khó khăn chính là do thu nhập của giảng viên thấp quá.
Ông Hoàng Mạnh Dũng cho biết một cử nhân vừa tốt nghiệp trúng tuyển làm giảng viên thì mức lương năm đầu tiên chỉ khoảng 3-4 triệu đồng/tháng trong khi nếu có bằng tốt nghiệp giỏi, làm việc tại các công ty thì được trả ít nhất là 5-6 triệu đồng/tháng. Hầu hết ứng viên tham gia tuyển giảng viên là nữ, là những người không quá đặt nặng vấn đề tài chính mà chủ yếu bằng lòng với cuộc sống yên ổn.
"Một số ứng viên là nam giới thi tuyển làm giảng viên với mục đích học lên thạc sĩ hoặc tìm kiếm học bổng đi học nước ngoài, đạt được mục đích này là họ "chuồn" chứ với mức lương như vậy sống thế nào được"- ông Dũng nói.
Trường ĐH Luật TPHCM vừa thực hiện khảo sát đối với sinh viên có nguyện vọng ở lại trường. Trong số đó, 70%-80% cho biết ý định ở lại trường là để nghiên cứu khoa học và học thêm chứ không đề cập việc làm giảng viên để kiếm sống.
Cần tự chủ
Theo đại diện các trường, để bảo đảm cuộc sống, giảng viên phải đi dạy thỉnh giảng rất nhiều, như vậy sẽ không còn thời gian nghiên cứu khoa học. Do vậy, để giữ chân giảng viên thì trước hết phải cải thiện đời sống cho họ. Các trường cần được giao quyền tự chủ, trong đó có tự chủ tuyển dụng giảng viên, tự chủ định mức học phí để chủ động nguồn tiền chi trả cho giảng viên. Nếu bộ cứ áp đặt cho các trường như hiện nay thì rất khó cải thiện đời sống giảng viên, rất khó thu hút sinh viên giỏi chọn con đường làm giảng viên.
Theo BDVN
GS Hà Huy Khoái trò chuyện với GS Ngô Bảo Châu về toán học Trò chuyện với GS Ngô Bảo Châu, GS Hà Huy Khoái cho rằng, để tồn tại, toán học Việt Nam đã qua thời khó khăn nhất; còn để phát triển lên một bước mới, toán học Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ khó khăn nhất. GS Ngô Bảo Châu: Tỉ lệ nhà toán học trên đầu người có lẽ không ở đâu...