Greenland trước lựa chọn lịch sử trong quan hệ với Mỹ
Ngày 8/3, theo tờ Guardian, cuộc bầu cử tại Greenland diễn ra trong bối cảnh hòn đảo Bắc Cực này đối mặt với những lựa chọn quan trọng về tương lai.
Quang cảnh vịnh Disko ở Ilulissat, thủ phủ thành phố Avannaata thuộc Greenland (Đan Mạch). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Sự quan tâm của quốc tế gia tăng sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Greenland, trong khi Đan Mạch, quốc gia vẫn kiểm soát chính sách đối ngoại và an ninh của lãnh thổ tự trị này, lo ngại nguy cơ mất đi một phần quan trọng của đất nước.
Theo ông Aaja Chemnitz Larsen, thành viên đảng Inuit Ataqatigiit trong Quốc hội Đan Mạch, các vấn đề trọng tâm của cuộc bầu cử vẫn xoay quanh giáo dục, y tế và độc lập. Tuy nhiên, cuộc bầu cử lần này có ý nghĩa đặc biệt.
Phát biểu của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội Mỹ về khả năng Greenland trở thành một phần của Washington đã thu hút sự chú ý lớn đối với cuộc bầu cử. Mỹ từ lâu coi Greenland là một khu vực có ý nghĩa chiến lược do vị trí địa lý quan trọng và nguồn tài nguyên phong phú. Trước khi nhậm chức vào tháng 1/2025, ông Trump nhiều lần đề cập đến khả năng mua lại Greenland, đồng thời đưa ra cảnh báo về các biện pháp thuế quan và khả năng sử dụng các biện pháp khác nếu Đan Mạch không chấp nhận đàm phán.
Chuyến thăm riêng tư của ông Donald Trump Jr. tới thủ phủ Nuuk của Greenland, dù không mang tính chính thức, vẫn được truyền thông đưa tin rộng rãi và làm gia tăng sự quan tâm của quốc tế. Trong khi đó, Đan Mạch lo ngại trước sự trỗi dậy của phong trào ủng hộ độc lập tại Greenland, điều có thể làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc chính trị của vương quốc này.
Cuộc bầu cử lần này cho thấy sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong xã hội Greenland. Chính quyền của ông Mute Egede, thuộc đảng Inuit Ataqatigiit, vốn ủng hộ độc lập, đang chịu sức ép từ đảng đối lập lớn nhất là Naleraq. Đảng này có lập trường đẩy nhanh tiến trình tách khỏi Đan Mạch và thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với Mỹ.
Tình hình trở nên đáng chú ý hơn sau khi một bộ phim tài liệu của đài truyền hình Đan Mạch DR đưa ra thông tin rằng Copenhagen có thể đã thu lợi khoảng 400 tỷ kroner Đan Mạch (khoảng 60 tỷ USD) từ hoạt động khai thác criolit tại Greenland trong giai đoạn 1854 – 1987. Dù con số này vẫn còn tranh cãi, bộ phim đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về những vấn đề lịch sử liên quan đến quan hệ giữa Greenland và Đan Mạch. Một cuộc thăm dò của tờ báo Sermitsiaq cho thấy hơn 1/3 cử tri Greenland cho biết thông tin này có thể ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu của họ.
Bên cạnh đó, một loạt tiết lộ gần đây về cách chính phủ Đan Mạch đối xử với người dân Greenland tiếp tục làm gia tăng căng thẳng. Trong số đó có vụ bê bối IUD, khi 4.500 phụ nữ và trẻ em gái Greenland bị áp dụng biện pháp tránh thai mà không có sự đồng ý từ năm 1966 đến 1970. Ngoài ra, chính phủ Đan Mạch cũng đang chịu áp lực phải thay đổi chính sách kiểm tra năng lực làm cha mẹ, vốn từng dẫn đến việc nhiều trẻ em Inuit bị tách khỏi gia đình.
Video đang HOT
Với số cử tri chỉ khoảng 40.000 trên tổng dân số 57.000, kết quả bầu cử có thể được quyết định với cách biệt rất nhỏ.
Ông Rasmus Leander Nielsen, Giám đốc Trung tâm Chính sách Đối ngoại và An ninh Nasiffik của Đại học Greenland, nhận định cuộc bầu cử lần này là sự giao thoa giữa chính trị địa phương và những tác động địa chính trị từ bên ngoài. Ông cho rằng một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập có thể diễn ra trong nhiệm kỳ tiếp theo, nhưng khả năng Greenland tách khỏi Đan Mạch ngay trong bốn năm tới là rất thấp. Ngay cả khi cử tri bỏ phiếu ủng hộ độc lập, quá trình này có thể kéo dài hàng thập kỷ, tương tự như Brexit, khi các cuộc đàm phán với Đan Mạch cần có thời gian để giải quyết những vấn đề kinh tế và chính trị phức tạp.
Một trong những kịch bản có khả năng xảy ra là Greenland sẽ tìm cách đàm phán lại mối quan hệ với Đan Mạch trong khuôn khổ vương quốc. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, hòn đảo này có thể tận dụng tình thế để gây áp lực buộc Đan Mạch phải nhượng bộ thêm về quyền tự chủ.
Bà Aki-Matilda Hegh-Dam, chính trị gia Greenland từng đại diện đảng Siumut trong Quốc hội Đan Mạch nhưng nay tranh cử cho đảng Naleraq, nhấn mạnh rằng Greenland không thể trì hoãn quyết định về tương lai khi sự quan tâm quốc tế đang ngày càng lớn. Bà kêu gọi cử tri lựa chọn những ứng viên có năng lực về chính sách đối ngoại, vì đây là yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết.
Sự quan tâm của thế giới đối với Greenland đang ở mức chưa từng có, với sự hiện diện dày đặc của truyền thông quốc tế trong chiến dịch tranh cử. Đồng thời, giới doanh nghiệp cũng đặc biệt chú ý đến hòn đảo này. Ông Drew Horn, cựu thành viên chính quyền Trump và hiện là Giám đốc điều hành công ty đầu tư khoáng sản GreenMet, cho biết có hàng chục tỷ USD sẵn sàng được đầu tư vào Greenland.
Ông Tom Dans, cựu Ủy viên Bắc Cực của chính quyền Trump, nhận định Greenland đang ở thời điểm mang tính bước ngoặt. Ông nhấn mạnh rằng khi nhìn vào khoảng cách từ Nuuk đến New York chỉ khoảng ba giờ bay, có thể thấy tiềm năng chiến lược to lớn của hòn đảo này.
Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay, tương lai của Greenland sẽ phụ thuộc vào quyết định của cử tri trong cuộc bầu cử lịch sử này. Dù kết quả ra sao thì Greenland vẫn giữ vị trí quan trọng trên bàn cờ chiến lược quốc tế, với sự cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Đan Mạch.
ASEAN cân bằng quan hệ với BRICS trong bối cảnh thế giới biến động
Các quốc gia Đông Nam Á ngày càng quan tâm đến BRICS nhằm đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế.
Tuy nhiên, điều này cũng có thể đặt ra một số thách đối với Đông Nam Á và ASEAN.
Quốc kỳ các nước thành viên BRICS. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong khi Malaysia, Thái Lan nhận thấy lợi ích về tăng trưởng kinh tế, mở rộng thương mại và tiếp cận Ngân hàng Phát triển Mới (NDB), động thái này cũng có thể gây ra sự phân hóa giữa các nước ASEAN không tham gia Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Việc điều chỉnh này có thể làm thay đổi cán cân địa chính trị khu vực, khi phương Tây có thể xem đây là sự dịch chuyển về phía Trung Quốc và Nga.
Chiến lược tái cân bằng trong thế giới đa cực
Việc các nước Đông Nam Á quan tâm đến BRICS phản ánh sự điều chỉnh chiến lược trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn. Việc Indonesia gia nhập BRICS vào tháng 1/2025, cùng với Malaysia, Thái Lan được mời tham gia với tư cách là đối tác vào tháng 10/2024, cho thấy cách tiếp cận linh hoạt của khu vực này trong việc đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và kinh tế. Dù tạo ra cơ hội mới, việc này cũng đặt ra những thách thức đối với tính gắn kết của ASEAN và nguyên tắc trung tâm của tổ chức này.
BRICS mang lại các cơ hội về tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa thương mại và tiếp cận tài chính phát triển. Đối với Indonesia, tư cách thành viên BRICS giúp nước này tăng cường kết nối với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời hưởng lợi từ NDB. Tổng thống Prabowo Subianto từng nhấn mạnh: "Một nghìn người bạn vẫn là quá ít, một kẻ thù đã là quá nhiều", thể hiện cam kết của Indonesia trong việc xây dựng các quan hệ đối tác đa dạng.
Malaysia coi BRICS là nền tảng để thúc đẩy lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghệ. Thủ tướng Anwar Ibrahim nhấn mạnh rằng việc tham gia BRICS không nhằm ủng hộ bất kỳ khối nào mà là thích ứng với những thay đổi toàn cầu. Ông cũng nhận định sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại tia hy vọng trong việc cân bằng trật tự thế giới.
Với BRICS chiếm 22,8% tổng thương mại toàn cầu, Thái Lan xem đây là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiếp cận các thị trường mới.
Tác động đến ASEAN
Mặc dù ASEAN nhấn mạnh vai trò trung tâm, việc một số thành viên hướng tới BRICS có thể làm gia tăng mối lo ngại về tính gắn kết của tổ chức. Sự nhiệt tình của một số thành viên ASEAN đối với BRICS cũng phản ánh sự hoài nghi về hiệu quả của ASEAN trong việc thúc đẩy thương mại nội khối, nhất là khi vẫn tồn tại các rào cản phi thuế quan.
Mặc dù động cơ tham gia BRICS chủ yếu là lợi ích kinh tế, một số chuyên gia nhận định vai trò trung tâm của ASEAN vẫn sẽ được duy trì. Việc có nhiều tư cách thành viên chồng chéo có thể giúp các quốc gia ASEAN giảm rủi ro trong bối cảnh địa chính trị biến động. Tác động dài hạn đối với sự đoàn kết của ASEAN sẽ phụ thuộc vào cách BRICS phát triển trong tương lai.
Hệ lụy địa chính trị và tác động đến phương Tây
Sự tham gia của Đông Nam Á vào BRICS không chỉ ảnh hưởng đến khu vực mà còn tác động đến trật tự thế giới. Mỹ và các đồng minh có thể coi đây là dấu hiệu ASEAN đang nghiêng về phía Trung Quốc và Nga. Việc Bắc Kinh thúc đẩy mở rộng BRICS phù hợp với tham vọng định hình một trật tự thế giới mới nhằm thách thức sự thống trị của phương Tây. Dù các nước ASEAN tham gia BRICS khẳng định duy trì chính sách đối ngoại cân bằng, căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng leo thang có thể khiến các mối quan hệ này trở nên phức tạp hơn.
Việc ông Donald Trump trở lại ghế Tổng thống Mỹ càng làm gia tăng những biến động này, khi ông tái áp đặt thuế quan 10% đối với Trung Quốc, dẫn đến các biện pháp trả đũa như hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng và điều tra chống độc quyền đối với các công ty Mỹ. Chính sách nhập cư khắt khe hơn của Tổng thống Trump, đặc biệt là thay đổi visa H-1B, có thể làm căng thẳng quan hệ Mỹ - Ấn Độ và ảnh hưởng đến tương lai của Bộ Tứ (Quad) tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị ngày càng gia tăng, các nước ASEAN có thể tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, khiến tầm nhìn của BRICS về phát triển công bằng và tiếp cận NDB trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn.
Hướng đi nào cho ASEAN?
Bất chấp lợi ích kinh tế, việc tham gia BRICS có thể khiến các cam kết thương mại của ASEAN gặp khó khăn, đặc biệt khi các nước BRICS khám phá các hệ thống tài chính và thương mại mới có thể khác biệt với RCEP và CPTPP. Đề xuất của Nga về hệ thống thanh toán xuyên biên giới BRICS sử dụng blockchain để giao dịch bằng nội tệ có thể làm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD nhưng cũng có thể xung đột với cơ sở hạ tầng tài chính hiện tại của ASEAN. Ngoài ra, kế hoạch của Nga về một sàn giao dịch thương mại ngũ cốc có thể tạo ra các cơ chế thương mại song song, đòi hỏi ASEAN phải điều chỉnh chính sách để duy trì sự tương thích với các thay đổi kinh tế toàn cầu.
Một chiến lược "ASEAN BRICS" có thể giúp giải quyết những thách thức này bằng cách tích hợp các chính sách liên quan đến BRICS vào chương trình nghị sự rộng hơn của ASEAN. Việc Malaysia giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025 mở ra cơ hội chiến lược để khám phá sự hợp tác giữa hai khối, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và phát triển hạ tầng. Cách tiếp cận này sẽ giúp ASEAN duy trì sự đoàn kết và vai trò trung tâm, đồng thời tận dụng các mối quan hệ đối tác BRICS để thúc đẩy các ưu tiên chung như mở rộng cơ sở hạ tầng, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và thương mại công bằng.
Các diễn đàn hiện có của ASEAN, như Hội nghị Cấp cao ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, có thể là nền tảng để điều phối chính sách giữa BRICS và ASEAN. Mời quốc gia giữ chức Chủ tịch BRICS tham gia các cuộc thảo luận ASEAN có thể là bước đầu tiên để tăng cường hợp tác.
Trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gia tăng, ASEAN cần duy trì ngoại giao minh bạch và cởi mở để giữ vững uy tín của mình khi hợp tác với cả BRICS và các cường quốc phương Tây.
Tổng thống Pháp tổ chức cuộc họp mới về Ukraine Ngày 19/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tổ chức một cuộc họp mới về Ukraine nhằm nỗ lực phối hợp phản ứng của châu Âu sau khi Mỹ thay đổi chính sách. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN Theo Văn phòng Tổng thống Pháp, ông Macron đã có bài phát biểu quan...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chuyên gia giải thích lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến sản xuất máy bay quân sự Nga

Bất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyền

Nga liên tục tung nhóm đột kích, tìm cách mở rộng chiến tuyến ở Sumy

Thái Lan tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân vụ động đất tại Myanmar

Ít nhất 9 người tử vong trong vụ lao xe ở Vancouver, Canada

Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Tổng thống Trump đồng ý gặp nhau sau lễ tang Giáo hoàng

Sắc màu cuộc sống: Công viên nhỏ nhất thế giới giữa lòng Nhật Bản

Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương

Quan chức LHQ cảnh báo thảm họa nhân đạo tại Gaza

Quân đội Israel cân nhắc thiết lập khu vực nhân đạo mới ở Gaza

Mỹ và Iran bất đồng về chương trình làm giàu uranium và tên lửa

Tổng thống Palestine bổ nhiệm người kế nhiệm tiềm năng
Có thể bạn quan tâm

Vợ tôi sống hết lòng vì chồng con, không hề ngoại tình nhưng vẫn luôn khắc khoải, nặng lòng với mối tình cũ
Góc tâm tình
05:25:30 28/04/2025
'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Bức hình 2 sao Việt tổng duyệt diễu binh khiến hàng triệu người nghẹn ngào, "hòa bình đẹp lắm" là đây chứ đâu!
Hậu trường phim
23:31:14 27/04/2025
Nghệ sĩ Trang Bích Liễu tiết lộ cuộc sống tuổi 79, bật khóc nhắc về chồng
Sao việt
23:25:32 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025
Tài tử Richard Gere tiết lộ cuộc sống bên vợ kém 34 tuổi
Sao âu mỹ
23:21:39 27/04/2025
3 nam ca sĩ cùng tên đệm nức tiếng gốc Huế, có người 60 tuổi vẫn độc thân
Nhạc việt
22:32:02 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025