Green School – ngôi trường làm từ tre độc nhất thế giới
Ngôi trường độc đáo này nằm trên hòn đảo Bali xinh đẹp ở Indonesia.
Green School được thành lập vào tháng 12/2008 bởi John Hardy và vợ là Cynthia Hardy. Green School nằm dọc con sông Ayung gần Ubud, Bali, Indonesia. Các phòng học ở Green School được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu sẵn có trong tự nhiên từ tre và cỏ, tường được xây bằng bùn theo truyền thống của người Indo, do đó nó còn có cái tên khác là “Làng Tre”. Niềm tự hào của học sinh “Làng Tre” chính là khu nhà lớn nhất của trường, được gọi là “Trái tim Green School”, có chiều dài 60m, sàn được lát từ 2.500 cọc tre. Ngoài ra, các đồ vật khác như bàn, ghế… cũng đều được làm từ tre.
Trường học gồm có 75 phòng học rất mát mẻ với hệ thống năng lượng mặt trời và dầu diesel sinh học. Khuôn viên của trường được thiết kế như một khu canh tác công nghiệp sinh thái, có nhiều khu vườn nhỏ trong, mục đích là để tạo ra một môi trường hoàn toàn tự nhiên và tận dụng cải tạo tài nguyên đất. Đây là còn là nơi trồng trọt của học sinh, một phần quan trọng trong hoạt động của trường.
Lớp học vô cùng đặc biệt được làm chủ yếu bằng tre, nứa, cỏ.
Video đang HOT
Tại Green School, các bạn được học các môn như tiếng Anh, Toán,… ngoài ra còn có các khóa học chuyên ngành thú vị chỉ dành riêng cho học sinh của trường như Phát triển toàn cầu, quản lí môi trường, khoa học thế kỷ 21.
Green School có nhiều bậc học từ mẫu giáo cho đến trung học. Năm 2008, trường chỉ có 98 học sinh nhưng đến nay con số đã lên đến gần 500 từ 3 – 16 tuổi.
Các em học sinh được làm quen và rất thân thiện với tự nhiên.
Lớp học Yoga.
Từ những năm lớp 6, học sinh “Làng Tre” đã học cách tính toán lượng khí thải carbon hàng năm của trường để biết cần phải trồng bao nhiêu tre để bù đắp lại.
Các bạn thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa thú vị.
Học sinh của trường hầu hết là theo các chương trình học bổng.
Theo TNO
Ngôi trường 12 năm chờ mở cổng
Được xây mới vào năm 2000, nhưng đến nay Trường THPT Vũ Quang ở thị trấn Vũ Quang, huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn không có cổng vào chính thức. Bởi ngay trước khu vực xây cổng có một ngôi nhà án ngữ.
Mọi hoạt động, đường đi lối lại đều phải thông qua cổng phụ, gây bất tiện cho học sinh và giáo viên.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngôi nhà nằm án ngữ ngay trước cổng trường Vũ Quang là của bà Đoàn Thị Châu. Mặc dù đã được UBND thị trấn đền bù cho một lô đất mới kèm theo 360 triệu đồng để xây dựng nhà nhưng bà Châu vẫn chưa dọn ra nơi ở mới được. Bởi hiện tại lô đất mà chính quyền cấp cho bà Châu đã bị sạt lở hơn một nửa diện tích, phần còn lại thì đã bị các hộ dân phía sau "biến" thành đường đi.
Thầy Trần Xuân Yên ngậm ngùi rào lại cổng chính, trường phải đi cổng phụ
Trao đổi với phóng viên, thầy Trần Xuân Yên - Hiệu trưởng Trường THPT Vũ Quang ngậm ngùi: "Dù đã nhiều lần làm việc với huyện, với thị trấn nhưng đến nay vẫn chưa có phương án nào giải quyết khả thi. Vì vậy cổng chính xây rồi nhưng trường đành phải rào lại, đi cổng phụ". Theo phản ánh của nhiều giáo viên và học sinh Trường THPT Vũ Quang, do cổng phụ nằm giáp ranh với đường nội thị nên mỗi khi tan trường thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.
Theo ông Lê Nguyên Lý - Chủ tịch UBND thị trấn Vũ Quang: "Mới đây nhất UBND huyện đã chỉ đạo cho thị trấn lập hồ sơ thiết kế trình UBND huyện phê duyệt để sớm trả lại mặt bằng cho nhà trường". Ông Lý còn cho biết thêm, huyện đã chỉ đạo cho thị trấn lên phương án xây dựng con đường mới cho các hộ dân phía sau lô đất của bà Châu để trả lại phần diện tích đất cho bà Châu, đồng thời có phương án san lấp, bồi hoàn phần đất bị sạt lở của bà Châu để bà sớm dọn ra, bàn giao mặt bằng cho nhà trường mở cổng.
Theo TNO
Những ngôi trường bỏ hoang giữa Thủ đô Rất khó để tin được ngay cửa ngõ Thủ đô lại có những "ngôi trường hoang" nhiều năm liền "chung sống" ngay trong khuôn viên nhà trường. Thầy trò phải chen chúc trong những phòng học xập xệ vì thiếu lớp học, còn những công trình bề thế chỉ để... trang trí. Cỏ mọc giữa... nền đá hoa Ngày khai giảng năm học...