Graffiti: Mạo nhận đam mê, kệ bao người khổ
Nạn graffiti vẽ bậy dù bị “lên báo” nhiều lần song vẫn hoành hành ngang nhiên tại TP.HCM khiến người dân bức xúc.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh một “nghệ sĩ graffiti” vẽ bậy lên cửa cuốn một quán nước tại đường Lê Thị Riêng, quận 1, TP.HCM. Đa phần người xem đều cảm thấy bức xúc, cho rằng đây là hành vi phá hoại chứ không thể coi là nghệ thuật.
Graffiti: Mạo nhận đam mê, kệ bao người khổ – Tranh: Hải Nam
“Nghệ sĩ” graffiti hai lần “tấn công” metro số 1
Tàu metro số 1 cũng đã hai lần bị vẽ bậy. Một lần vào ngày 11-6-2022, hai toa tàu metro số 1 đã bị xịt sơn, vẽ bậy khi đậu tại depot Long Bình (TP Thủ Đức).
Lần thứ hai diễn ra vào ngày 30-4-2023, một số toa tàu metro số 1 đậu tại depot Long Bình lại tiếp tục bị vẽ bậy dù khu vực này được cho là có hai lớp bảo vệ chặt chẽ. Hiện Công an TP Thủ Đức vẫn đang điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Công an TP.HCM chỉ đạo điều tra vụ vẽ bậy lên đoàn tàu metro số 1
Công an TP.HCM chỉ đạo Công an TP.Thủ Đức tập trung xác minh, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm và quyết liệt vụ vẽ bậy lên đoàn tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Tại cuộc họp báo định kỳ kinh tế - xã hội TP.HCM chiều 4.5, cơ quan chức năng thông tin vụ vẽ bậy lên đoàn tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Theo đó, ông Hoàng Mai Tùng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án số 1 (Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM) cho biết, toa tàu thứ 2 của đoàn tàu số 3, thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đậu ở depot Long Bình bị vẽ bậy với các hình sơn dạng graffiti (phong cách đường phố).
Trong dịp nghỉ lễ, đoàn tàu có một số sự di chuyển về khu vực đường ray gần tiếp giáp với khu vực nhà dân, nhường khu vực bãi đậu tàu cho nhà đầu tư tiến hành dầm, nén, thi công hệ thống đường ray tại depot Long Bình. Do tiếp giáp trực tiếp với nhà dân nên có khả năng những người ở ngoài thâm nhập, có hành vi vẽ bậy lên toa tàu (phát hiện vào ngày 30.4). Khu vực gần nhà dân có nhiều bất cập nên hiện đã được tăng cường tuần tra, giám sát.
Vẽ bậy lên tàu metro: xử lý được tội "huỷ hoại tài sản" không?
Đậu gần khu vực nhà dân có nhiều bất cập
Ngay khi sự việc xảy ra, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM và nhà thầu chính Hitachi đã tiến hành ngay các biện pháp xử lý. Đầu tiên, tiến hành che lại đoàn tàu bị vẽ bậy để tránh thông tin tiêu cực bị lan truyền, sau đó ngay lập tức thử nghiệm các loại dung môi để tẩy rửa hình vẽ bậy.
Trong 2 ngày 30.4 - 1.5, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM và nhà thầu đã tiến hành thử nghiệm dung môi, mua sắm đầy đủ các loại dung môi để tiến hành tẩy rửa. Đến sáng sớm 2.5, đã tiến hành công tác tẩy rửa và hoàn thành vào lúc 11 giờ sáng 2.5. Hiện nay, đoàn tàu số 3 đã được khôi phục lại nguyên trạng.
Ông Hoàng Mai Tùng tại buổi họp báo. Ảnh NGUYỄN ANH
Ngoài ra, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM và nhà thầu cũng đã phối hợp Công an P.Long Bình, Công an TP.Thủ Đức để tiến hành truy xét nguyên nhân.
Sau cuộc họp ngày 2.5 giữa Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, các nhà thầu, công ty bảo vệ và Công an TP.Thủ Đức, hiện đã thực hiện 3 nhóm giải pháp.
Thứ nhất, phía chủ đầu tư và nhà thầu đã tăng cường thêm các nhân sự bảo vệ, bố trí số lượng ca trực dày đặc hơn. Cụ thể trước đây số lượng ca trực là 1 tiếng giao ca 1 lần thì hiện nay, yêu cầu các công ty bảo vệ trong vòng 30 phút phải có 2 nhóm xen kẽ luân phiên nhau đi tuần tra, giám sát.
Xem nhanh 20h ngày 4.5: Tàu SE1 trật bánh ở Huế | Vẽ bậy bị xử lý thế nào?
Thứ hai, tăng cường hơn nữa hệ thống camera giám sát phủ khắp khu vực depot Long Bình và tăng cường hệ thống chiếu sáng, đặc biệt là khu vực tiếp giáp với các nhà dân lân cận, đây là khu vực khá phức tạp.
Thứ ba, phối hợp Công an TP.Thủ Đức để nhanh chóng truy xét nguyên nhân, triển khai biện pháp nghiệp vụ, tiến hành khoanh vùng đối tượng, đưa ra hướng xử lý thích hợp.
Phía nhà thầu làm sạch toa tàu metro số 1 sau sự cố bị vẽ bậy. Ảnh MARU
"Các đơn vị có liên quan lập quy chế tăng cường an ninh giữa chủ đầu tư, nhà thầu, công ty bảo vệ, công an, lập các nhóm liên hệ, liên lạc nóng để trong bất cứ trường hợp nào khi xảy ra sự việc đều có thể thông tin xuống hiện trường ngay lập tức để xử lý", ông Tùng cho biết.
Thông tin về bảo hiểm cho đoàn tàu, ông Tùng cho biết đối với hợp đồng giữa Ban quản lý và nhà thầu, có hạng mục bảo hiểm xuyên suốt quá trình thi công, vận hành, bảo dưỡng. Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm sẽ hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của nhà thầu, vì chưa bàn giao cho chủ đầu tư. Vì vậy, vấn đề bảo hiểm sẽ thuộc trách nhiệm của nhà thầu và phía đơn vị bảo hiểm.
Công nhân vất vả lau sạch tàu metro bị vẽ bậy
Gặp khó trong quá trình xác minh
Liên quan đến vấn đề này, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết, việc một số đối tượng vẽ bậy lên toa tàu metro số 1 là hành vi đáng phê phán, làm mất mỹ quan, gây hư hỏng tài sản của nhà nước, coi thường pháp luật. Hiện nay, Công an TP.HCM chỉ đạo Công an TP.Thủ Đức tập trung xác minh, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm và quyết liệt.
Thượng tá Lê Mạnh Hà tại buổi họp báo. Ảnh NGUYỄN ANH
Tuy nhiên, thượng tá Hà cũng cho biết, các đối tượng chọn thời điểm thực hiện hành vi lúc người dân và các đội tuần tra, bảo vệ ít xuất hiện; có thể đối tượng hoạt động 1 mình khiến việc phát hiện, củng cố chứng cứ gặp khó khăn.
"Việc thiệt hại chính là mỹ quan đô thị chứ không thiệt hại về máy móc, chưa có tiền lệ trong xử lý hình sự gây khó khăn trong quá trình củng cố chứng cứ. Công an TP.HCM sẽ quyết liệt xử lý, cho người dân TP.HCM câu trả lời hài lòng", thượng tá Hà nhấn mạnh.
Tuyến metro số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại TP.HCM với tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng, được khởi công từ năm 2012.
Metro số 1 có tổng cộng 17 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có 3 toa dài khoảng 61 m, chở được 930 khách.
Đến thời điểm này, dự án metro số 1 TP.HCM đạt khoảng 95% khối lượng và dự kiến sẽ hoàn tất toàn bộ công trình vào cuối năm 2023.
Vào ngày 30.4, bảo vệ phát hiện toa tàu số 2, đoàn tàu số 3 bị vẽ bậy theo hình thức vẽ đường phố. Ngay sau đó, đơn vị bảo vệ đã tiến hành báo cáo và thông tin đến Công an P.Long Bình, TP.Thủ Đức để phối hợp xử lý.
Không ngại nắng mưa, chỉ sợ 'bôi sĩ' mạo danh nghệ thuật graffiti Chỉ mất vài phút để các "nghệ sĩ" bôi bẩn lên công trình công cộng nhưng cơ quan chức năng phải cần nhiều ngày đau đầu xử lý. Và kể cả khi được tẩy rửa bằng 14 loại hóa chất thì cũng khó trả lại hiện trạng ban đầu cho chúng.