Grab xin giấy phép thành lập ngân hàng
Grab – nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ xe hàng đầu Đông Nam Á đang xem xét việc xin giấy phép thành lập một ngân hàng kỹ thuật số nếu cơ quan quản lý ngân hàng Singapore cho phép.
Grab hiện là một “đế chế” hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á
Theo Bloomberg, Grab – công ty đã mua lại mảng kinh doanh của Uber Technologies ở Đông Nam Á và đang được định giá 14 tỉ USD – đã thuê một công ty tư vấn để giúp họ có những lời khuyên về vấn đề giấy phép ngân hàng kỹ thuật số.
Được thành lập vào năm 2012 tại Malaysia, Grab là một trong những công ty khởi nghiệp lớn nhất và thành công nhất ở khu vực trong thập kỷ qua. Theo công ty phân tích CB Insight, công ty chia sẻ xe có trụ sở tại Singapore này hiện được định giá 14 tỉ USD và là startup tư nhân có giá trị nhất bên ngoài Trung Quốc và Mỹ.
Video đang HOT
Công ty hiện có một số dịch vụ tài chính, bao gồm một nền tảng thanh toán di động dựa trên ứng dụng cho phép người dùng mua sắm bất cứ thứ gì từ dịch vụ vận chuyển đến giao thức ăn. Tuy nhiên, động thái chuyển sang hoạt động ngân hàng sẽ đại diện cho cả sự thay đổi của Grab và hoạt động cạnh tranh mới trong lĩnh vực ngân hàng ở Singapore, nơi có sự thống trị của ba công ty trong nước gồm DBS Group Holdings, Overseas-Chinese Bank Corp (OCBC) và United Overseas Bank (UOB).
Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) dự kiến sẽ cho phép hai đến ba giấy phép hoạt động ngân hàng số cho các công ty không có nguồn gốc ngân hàng và có thể quyết định vấn đề này trong vòng vài tháng. MAS đã đưa ra một tuyên bố vào tháng 5 rằng họ đang xem xét vấn đề này.
Theo Thanh Niên
Grab muốn nhảy vào lĩnh vực ngân hàng ảo Singapore?
Grab đang tìm cách nhảy vào lĩnh vực ngân hàng của Singapore khi nước này cân nhắc cho phép ngân hàng ảo (online-only) hoạt động.
Ảnh minh họa
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Reuters, Grab gần hoàn tất việc thuê một công ty cố vấn về tiềm năng ngân hàng và chuẩn bị xin giấy phép ngân hàng ảo tại Singapore nếu Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) mở lĩnh vực này. Ngân hàng ảo là những ngân hàng chỉ hoạt động trên không gian kỹ thuật số.
Hồng Kông, một trong các trung tâm tài chính của châu Á, bắt đầu cấp phép ngân hàng ảo từ đầu năm 2019.
Nếu Grab gia nhập, đây sẽ đánh dấu xáo trộn lớn nhất trong nhiều năm đối với thị trường mà DBS Group Holdings, Oversea-Chinese Banking và United Overseas Bank thống trị. MAS sẽ đưa ra quyết định trong vài tháng tới về việc có cho phép ngân hàng ảo hoạt động hay không cũng như các ứng viên phù hợp. Trong giai đoạn đầu, MAS có thể chỉ cấp 2 tới 3 giấy phép.
Sự quan tâm của Grab cho thấy các doanh nghiệp phi ngân hàng của châu Á muốn thách thức ngân hàng truyền thống nhờ tận dụng sức mạnh công nghệ và nền tảng người dùng trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng và doanh nghiệp nhỏ.
Xin được giấy phép ngân hàng ảo tại Singapore sẽ giúp Grab hưởng lợi từ dữ liệu chuyến đi, giao dịch thanh toán và hành vi tiêu dùng sẵn có. Năm 2018, Grab phối hợp với Credit Saison của Nhật để cho vay tại Đông Nam Á.
Hai nguồn tin của Reuters cho hay các công ty fintech thế giới cũng nằm trong nhóm muốn xin giấy phép ngân hàng ảo tại Singapore, một số có thể hình thành liên doanh. Hãng viễn thông SingTel cũng bị thu hút trong bối cảnh đang mở rộng dịch vụ sang các lĩnh vực như thanh toán di động, an ninh mạng.
Tại Hồng Kông, công ty con của Alibaba và Xiaomi cùng liên minh dẫn đầu bởi Standard Chartered và BOC Hong Kong Holdings giành được giấy phép ngân hàng ảo. Quy định của Hồng Kông tương đối rõ ràng. Nếu Singapore đi theo hướng này, chỉ những công ty tên tuổi mới được xin cấp phép hơn là startup. Ngân hàng ảo Singapore cũng sẽ cung cấp các dịch vụ như tiết kiệm, vay cá nhân, bảo hiểm du lịch.
Theo ITC News
Grab bị phạt 900 triệu vì mở kênh thanh toán tiền không giấy phép Công ty TNHH Grab bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng với số tiền là 900 triệu đồng do cung ứng dịch vụ GrabPay không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trước khi bị phạt 120 triệu vì không chấp hành các thủ tục về đăng ký khoản vay nước ngoài....