Grab Ventures chia sẻ hành trình nuôi dưỡng startup Đông Nam Á
Bà Aditi Sharma – đại diện Grab Ventures sẽ chia sẻ hành trình nuôi dưỡng và hỗ trợ startup Đông Nam Á tại chung kết Startup Việt 2019 hôm 2/12.
Grab Ventures là dự án hợp tác và đầu tư mạo hiểm của “kỳ lân” Đông Nam Á – Grab, với sứ mệnh ươm mầm, tư vấn, đào tạo, hỗ trợ đầu tư cho các dự án hợp tác và dự án khởi nghiệp trong khu vực. Thông qua Grab Ventures, các startup khắp Đông Nam Á có cơ hội được tiếp cận với năng lực công nghệ, nền tảng người dùng, mạng lưới đối tác… của Grab. Ngoài ra, đơn vị còn tư vấn chuyên môn, cung cấp khả năng hỗ trợ kỹ thuật và cách thức vận hành.
“Grab Ventures sẽ mang đến những lợi ích thiết thực cho hệ sinh thái startup trong khu vực, vì các startup non trẻ giờ đây có thể tập trung toàn bộ năng lượng của họ vào việc giải quyết nhu cầu cho người dùng trong khi tận dụng sự hỗ trợ và nguồn lực từ Grab”, bà Aditi Sharma – Giám đốc Chương trình Đầu tư của Grab Ventures nói.
Bà Aditi Sharma – Giám đốc Chương trình Đầu tư Grab Ventures.
Hiện tại, Grab Ventures đang làm việc với cơ quan chính phủ trong khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy phát triển startup tiềm năng và tăng cường năng lực công nghệ cho hệ sinh thái khởi nghiệp các nước. Cụ thể, Grab Ventures Velocity, chương trình thúc đẩy tăng trưởng của Grab Ventures dành riêng cho các startup trong giai đoạn phát triển (growth stage), đến nay đã có hai đợt đăng ký cho tất cả startup trong khu vực. Các startup tham gia đợt một đã hoàn tất chương trình Grab Ventures Velocity vào tháng 1/2019 với những kết quả ấn tượng.
Trong năm nay, Grab đã thử nghiệm một số dịch vụ mới do startup được chọn sau chương trình Grab Ventures Velocity cung cấp trên chính nền tảng “siêu ứng dụng” Grab. BookMyShow, startup đến từ Indonesia, đang hợp tác với Grab triển khai dịch vụ Tickets dành cho người dùng tại Indonesia và Singapore. Sejasa, nền tảng dịch vụ gia đình hàng đầu của Indonesia, cùng Grab triển khai dịch vụ Clean & Fix cho người dùng tại Indonesia. Thông qua đó, “kỳ lân” đang giúp các startup mở rộng quy mô nhanh chóng bằng cách tạo cơ hội tiếp cận vào nền tảng người dùng rộng lớn và nguồn lực của Grab trong khu vực.
Video đang HOT
Nền tảng đặt dịch vụ Sejasa là một trong những startup nhận hỗ trợ từ Grab Ventures.
Bà Aditi Sharma là người dẫn dắt các chương trình đầu tư của Grab Ventures. Bà có 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thuộc các bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), chiến lược kinh doanh, tư vấn quản lý, quan hệ đối tác và đầu tư… Bà Aditi sẽ có nhiều chia sẻ kinh nghiệm và định hướng hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp của Grab cho các startup Việt tại Gala chung kết Startup Việt 2019 năm nay.
Thành lập vào năm 2012, hiện Grab là “kỳ lân” giá trị cao nhất khu vực Đông Nam Á, ước tính lên đến 14 tỷ USD theo CB Insights. Với mục tiêu xuyên suốt từ lúc thành lập là giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của người dùng, Grab đã mở rộng thành “siêu ứng dụng đa dịch vụ” theo mô hình tất cả trong một gồm di chuyển, đặt thức ăn, giao hàng, đặt phòng khách sạn, đặt vé đến thanh toán, dịch vụ tài chính…
Gala chung kết Startup Việt 2019 sẽ diễn ra vào ngày 2/12 tại TP HCM. Tham dự Gala chung kết Startup Việt 2019, startup có thể lắng nghe chia sẻ từ bà Aditi Sharma cũng như tiếp xúc, trao đổi trực tiếp và nhận tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Theo vnexpress
Viettel Global báo lãi trước thuế hơn 1.500 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm
Tổng CTCP Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global, UpCom: VGI) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2019, theo đó, biên lợi nhuận gộp trong quý của Công ty đạt gần 40%.
Doanh thu quý 3 của Viettel Global đạt 4.531 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp tăng vọt 25% từ 1.339 tỷ lên 1.755 tỷ đồng do giá vốn của dịch vụ cung cấp giảm đáng kể.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu đang được cải thiện rõ rệt trong những quý gần đây và thiết lập mức kỷ lục 38,7% trong quý vừa qua.
Giá vốn của Viettel Global giảm mạnh nhờ công ty tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là viễn thông, tăng ARPU (doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao), giảm bớt các hoạt động mua bán thiết bị có tỷ suất lợi nhuận thấp.
Cùng với lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 732 tỷ đồng so với cùng kỳ, Viettel Global đạt 378 tỷ đồng lãi trước thuế trong quý, tương ứng tăng 527 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Viettel Global giảm nhẹ xuống còn 12.400 tỷ đồng nhưng lãi gộp tăng từ 3.452 tỷ lên 4.524 tỷ đồng.
Được biết, 50% doanh thu của Viettel Global hiện đến từ khu vực Đông Nam Á, đạt xấp xỉ 6.400 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 24%. Phần còn lại đến từ thị trường châu Phi (4.200 tỷ) và Mỹ Latin (1.600 tỷ).
Doanh thu khu vực Đông Nam Á của Viettel Global bao gồm mạng Metfone tại Campuchia và Telemor tại Timor Leste. Trong 9 tháng đầu năm, thị trường Campuchia đạt hơn 4.800 tỷ doanh thu và 672 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 91%.
Thị trường Timor Leste đạt 605 tỷ đồng doanh thu và 184 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 13%. Bên cạnh đó, lợi nhuận của mạng Natcom tại Haiti cũng tăng trưởng 28% lên 261 tỷ đồng.
Mạng Mytel tại Myamar tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng giúp cho lãi từ công ty liên kết tăng 1.283 tỷ đồng so với 9 tháng đầu năm 2018.
Tổng hợp các yếu tố trên, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm tăng hơn 1.700 tỷ đồng lên 1.548 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 783 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VGI của Viettel Global hiện dao động quanh mức giá 32.000 đồng/cp, tăng 140% so với đầu năm. Ở mức giá hiện tại, vốn hóa thị trường của Viettel Global đạt hơn 96.000 tỷ đồng (gần 4,2 tỷ USD).
Theo VN Review
Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng còn... tiềm ẩn! Báo cáo này cho thấy, nền kinh tế số của khu vực vừa đạt đền một cột mốc mới, chạm ngưỡng 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm nay, tăng 72 tỷ USD so với năm ngoái. Nền kinh tế số của Việt Nam đã có một bước tiến vượt bậc trong khu vực Đông Nam Á khi lần đầu tiên vượt...