Grab, Gojek và cuộc đại chiến không hồi kết tại Đông Nam Á
Hai trong số các công ty khởi nghiệp (start-up) đình đám nhất Đông Nam Á đang kèn cựa nha từng chút một để duy trì sự thống trị và theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cuối cùng.
Những du khách đến với thủ đô Jarkata của Indonesia thời điểm này khó có thể bỏ lỡ cuộc chiến khốc liệt giữa hai đại kình địch ở Đông Nam Á là Gojek và Grab. Tại sân bay Soekarno-Hatta ở Jakarta, các màn hình LED san sát nhau ra sức mời chào hành khách đi trên các dịch vụ để vào trung tâm thành phố, trong đó không thể không kể đến hai dịch vụ là Gojek và Grab.
Theo Financial Times, Gojek và Grab, được thành lập lần lượt vào năm 2010 và 2012 và hiện đang là hai siêu ứng dụng được lựa chọn chủ yếu tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Năm nay, hai start-up này đã mở rộng sang các mảng kinh doanh mới, vượt ra ngoài dịch vụ chuyên chở hành khách, như giao thực phẩm, thanh toán số và quản lý tài sản.
Start-up Gojek đang nhận sự trợ giúp đắc lực từ các ông lớn công nghệ như Google, Temasek, Warburg Pincus và Tencent, trong khi Grab lại có sự chống lưng từ SoftBank, Microsoft và Didi Chuxing. Những tập đoàn này lớn này đều rót hàng tỷ đô tài trợ cho cả hai trong suốt nhiều năm qua.
Cả Grab và Gojek đều đang thay đổi chiến lược tiếp cận thị trường
Tất nhiên hai công ty này không muốn dừng lại ở việc là đối thủ của nhau và duy trì các dịch vụ hiện có. Cả hai người đứng đầu của Grab và Gojek đều đặt trọng tâm mới trong năm tới nhằm đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Ming Maa, chủ tịch Grab đặt mục tiêu có thể xây dựng một đế chế dịch vụ, ở đó người dùng sẽ không thể sống thiếu Grab.
Grab hiện đã vượt mặt các đối thủ và hiện được định giá 14 tỷ USD. Điều đó cũng đồng nghĩa, Grab đã đủ lực để có thể chuyển trọng tâm từ cách tiếp cận tăng trưởng bằng mọi giá sang chiến lược tiếp cận có chiều sâu. Cụ thể, Grab sẽ không còn duy trì việc trợ cấp giá và tung các khuyến mãi hấp dẫn đến người dùng như thời gian đầu nữa. Mặt khác Gojek cũng đã mở rộng ra bên ngoài Indonesia và ra mắt tại thị trường Singapore (quê nhà của Grab) vào đầu năm 2019, nơi hứa hẹn có quy mô đặt xe và hoa hồng lớn hơn.
Nhưng Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới chắc chắn vẫn là ưu tiên hàng đầu của cả hai công ty. Gojek hiện đang hoạt động tại 207 thành phố ở bốn quốc gia Đông Nam Á, 203 trong số đó là ở Indonesia. Grab có mặt ở 339 thành phố tại 8 quốc gia và phần lớn, khoảng 224 thành phố nằm ở Indonesia.
Theo công ty phân tích App Annie có trụ sở tại Mỹ, xét về lượng người dùng ứng dụng hàng tuần, Gojek đang chiếm ưu thế tại Indonesia khi liên tục xếp hạng cao hơn các đối thủ trong năm 2019.
Gojek đánh bại Grab về số lượng người sử dụng hàng tuần ở Indonesia
Video đang HOT
Andre Soelistyo, chủ tịch kiêm CEO Gojek chia sẻ nhận định về các đối thủ: “Theo quan điểm của tôi, lý do tại sao nhiều người dùng Grab đó là vì những khoản giảm giá mạnh. Nếu một cái gì đó được cung cấp miễn phí, tất nhiên là bạn sẽ sử dụng nó rồi”.
Mặc dù vậy, Grab đã từ chối cung cấp dữ liệu cho App Annie với lý do rằng, dữ liệu đó không phản ánh đúng lượng người dùng thực sự trên nền tảng này.
Về phía Grab, ông Ming Maa lại cho rằng: “Trọng tâm chiến lược của chúng tôi là hợp tác với bên thứ ba. Nó rất khác với cách Gojek đang nỗ lực làm mọi thứ như hiện nay”. Ông còn cho biết thêm, một số mảng kinh doanh của Grab đang bắt đầu gặt hái được những thành công nhất định sau một thời gian dài ươm mầm.
Neel Laungani, người đứng đầu bộ phận kinh doanh thuộc ngân hàng đầu tư chuyên về công nghệ Deutsche Bank’s nhận định, cả hai công ty này liên tục gây quỹ đầu tư trong suốt 3 năm qua.
Cả Grab và Gojek đều nhận được những khoản đầu tư lớn nhưng xét về quy mô, Grab vẫn lớn hơn
Nhưng Grab đã may mắn huy động được nhiều hơn gấp đôi so với Gojek. Trong khi đó, Gojek do không gọi được nhiều vốn như Grab nên buộc phải có những thay đổi lớn trong chiến lược, ví dụ như tập trung cho mảng kinh doanh thực phẩm để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.
Các nhà đầu tư của Grab cũng chung quan điểm với Laungani khi cho rằng, Grab đang đi đúng hướng và có sự phát triển lớn mạnh qua từng năm.
Jixun Foo, đối tác quản lý của công ty đầu tư mạo hiểm GGV có trụ sở tại Trung Quốc từng đầu tư vào Grab hồi năm 2014 tin tưởng: “Grab là một start-up có thể cung cấp dịch vụ và trải nghiệm công nghệ tốt nhất. Grab đang đầu tư rất mạnh cho công nghệ để tăng tính hiệu quả cho tất cả mảng kinh doanh của hãng”.
Rõ ràng để có thể tăng tính hiệu quả tốt nhất, các công ty như Grab hay Gojek phải cắt giảm một số mảng kinh doanh không sinh lời. Mới hồi tuần trước, Gojek đã đóng cửa một số dịch vụ như GoLife vì hiệu quả kinh doanh kém.
Mặc dù vậy, cả hai công ty đều tích cực mở rộng quan hệ đối tác và mua lại các start-up mới gần như mỗi tuần. Ví dụ như Grab có mối quan hệ đối tác chiến lược với Ovo và trang thương mại điện tử Tokopedia. Hay như Gojek đang đàm phán để thâu tóm Moka, một start-up bán hàng của các nhà phát triển Indonesia.
Theo Soelistyo, lý do chính khiến các công ty đầu tư nhiều vào thị trường Đông Nam Á là bởi môi trường ở đây không giống như ở Mỹ và Châu Âu. Nơi đây vẫn còn thiếu nhiều thứ, ví dụ như cơ sở hạ tầng, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Chính sự thiếu thốn này lại vô tình tạo ra cơ hội đầu tư mới các dịch vụ thanh toán, hỗ trợ khách hàng và tài xế.
Grab đang chi tiêu ít hơn cho các chương trình khuyến mãi nhưng công ty không quá lo lắng về việc thiếu khách hàng, bởi lúc này các đối tác của Grab sẽ quay trở lại chi tiền quảng cáo cho Grab như một cách để thu hút khách hàng.
Mặc dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, giữa Grab và Gojek vẫn chưa có ai là người chiến thắng thực sự, ngay cả khi hai công ty liên tục đưa ra các bằng chứng khẳng định mình là người chiến thắng.
Laungani kết luận: “Không có ai chiến thắng ở đây cả. Nếu như ở bên ngoài Indonesia, Grab là một đối thủ rất để đánh bại, thì ở Indonesia, mọi thứ còn tùy thuộc khá nhiều vào Gojek bởi công ty này có thể quyết định dẫn dắt thị trường hoặc phá thế độc quyền của Grab”.
Theo VN Review
Kinh tế số của Đông Nam Á dự kiến chạm mốc 300 tỷ USD vào năm 2025
Theo báo cáo mới nhất vừa được Google, Temasek cùng với đối tác mới Bain & Company công bố, nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á được dự đoán sẽ đạt 300 tỷ USD vào năm 2025.
Mảng taxi công nghệ của Grab tăng trưởng mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo mới nhất về Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019 vừa được Google, Temasek cùng với đối tác mới Bain & Company công bố ngày 3/10, nền kinh tế số của khu vực này được dự đoán sẽ đạt 300 tỷ USD vào năm 2025.
Cũng theo báo cáo trên, để đạt được mục tiêu đó, kinh tế số của Đông Nam Á được dự đoán sẽ tăng trưởng 200% trong 5 năm tới từ mức ước tính 100 tỷ USD trong năm nay.
Báo cáo thường niên nói trên đã nâng triển vọng năm 2025 của nền kinh tế số Đông Nam Á từ mức dự báo 240 tỷ USD được đưa ra trước đó, sau khi khu vực kinh tế này đã tăng trưởng gấp ba lần chỉ trong bốn năm qua, khi người dùng Internet có xu hướng sử dụng điện thoại để làm mọi việc, từ các thao tác với tài khoản ngân hàng đến chơi điện tử và mua vé máy bay.
Báo cáo cho biết tốc độ tăng trưởng này đã vượt qua mọi dự đoán, và phần lớn người dân đều có khả năng tiếp cận với Internet, cũng như lòng tin của người tiêu dùng với các dịch vụ số đã cải thiện đáng kể.
Hơn 37 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty trực tuyến của Đông Nam Á trong bốn năm qua, phần lớn trong số đó được "bơm" vào các công ty thương mại điện tử như nhà bán lẻ thời trang Zilingo và các startup "kỳ lân" trong mảng gọi xe như Grab và Go-Jek.
Chỉ riêng mảng dịch vụ gọi xe đã có giá trị 13 tỷ USD, gấp bốn lần con số năm 2015 và được dự đoán sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2025.
Với hai "đầu tàu" Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong 7 thành phố lớn phát triển nền kinh tế số của khu vực, Việt Nam trở thành thị trường đón nhận nguồn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực, với 600 triệu USD đầu tư từ năm 2018 đến nửa đầu năm 2019. Số lượng các thương vụ đầu tư ít hơn, nhưng giá trị cao hơn trong năm 2019.
Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các đầu tư.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 5%/năm kể từ năm 2014 của Đông Nam Á đã khiến khu vực này vượt xa mức trung bình của thế giới và trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nhiều bởi căng thẳng thương mại với Mỹ.
Bên cạnh đó, số người dùng Internet ở các quốc gia có tên trong báo cáo, bao gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Philippines, đã tăng từ 260 triệu người bốn năm trước lên 360 triệu người.
Trong đó, năm 2019, Việt Nam có 61 triệu người dùng Internet, trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone), nhưng chỉ 1 trong 5 doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự hiện diện trực tuyến.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều "cơn gió ngược" đối với đà tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế số ở khu vực Đông Nam Á, trong đó rõ nét nhất là các nguy cơ đến từ các quy định và tình trạng thiếu lao động chất lượng cao.
Cơ quan Quản lý cạnh tranh của Malaysia ngày 3/10 đã đề xuất mức phạt hơn 86 triệu ringgit (20,53 triệu USD) đối với Grab vì vi phạm luật cạnh tranh của nước này khi áp dụng các điều khoản hạn chế các tài xế taxi.
Grab có một tháng để kháng cáo trước khi phán quyết cuối cùng được đưa ra. Trong khi đó, Singapore trong tuần này đã thi hành một điều luật yêu cầu các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter cải chính hoặc dỡ bỏ các thông tin mà chính phủ cho là sai.
Nền kinh tế số cũng đang "vật lộn" với sự thiếu hụt lao động, khi nhu cầu đối với nhân lực công nghệ chất lượng cao vượt xa nguồn cung. Kể cả Singapore, nước vốn có giới hạn chặt chẽ đối với lao động nước ngoài, cũng cho biết sẽ chiêu mộ nhân tài từ các nước khác trong nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế số.
Theo Bnews
Năm 2019: Nhìn lại những dấu mốc chứng minh Việt Nam là "ngôi sao" công nghệ của khu vực Đông Nam Á Tờ KrASIA nhận xét Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá là điểm đến đầu tư công nghệ tiếp theo trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2019. Hãy cùng nhìn lại các cột mốc công nghệ của Việt Nam trong 12 tháng qua. Cách đây không lâu, chiến thắng của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam trước Indonesia...