Grab, Go-Viet tăng phụ phí đặt xe dịp Tết Nguyên đán từ hôm nay
Từ 17/1, nhiều ứng dụng gọi xe đồng loạt thu phụ phí dịp Tết. Trong khi Grab tính thêm cước phí theo chuyến, Go-Viet dựa trên khung giờ và quãng đường di chuyển.
Grab Việt Nam vừa phát đi thông báo áp dụng phụ phí 5.000 đồng/chuyến đối với dịch vụ GrabBike, GrabExpress và GrabFood; 10.000 đồng/chuyến với GrabCar từ 17/1 đến 1/2. Riêng từ 22/1 đến 29/1 (tức từ 28/12 đến mùng 5 Tết Âm lịch), mức phụ thu đối với GrabBike và GrabCar lần lượt là 10.000 đồng/chuyến và 15.000 đồng/chuyến.
Theo đó, phụ phí sẽ được hệ thống tự động cập nhật vào phần cước phí của chuyến xe hiển thị trên ứng dụng.
Nhu cầu di chuyển thời điểm cận và trong dịp Tết Nguyên đán là rất lớn.
“Đây không phải năm đầu tiên Grab áp dụng mức phụ phí đặt xe trong dịp Tết Nguyên đán. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại rất cao trong thời gian sắp tới và đảm bảo thu nhập, cũng như khích lệ tinh thần hoạt động trong dịp nghỉ lễ cho các đối tác tài xế”, đại diện Grab nói.
Ứng dụng gọi xe Go-Viet cũng thu phụ phí 10.000 đồng/đơn hàng vào ban ngày, 15.000 đồng/đơn hàng đối với dịch vụ GoBike từ 17/1 đến 22/1. Phụ phí được cộng trực tiếp vào giá trị đơn hàng.
Video đang HOT
Go-Viet có thêm chính sách đảm bảo thu nhập cho tài xế vào dịp Tết Nguyên đán.
Dịp Tết Nguyên đán (từ 29/12 đến mùng 5 Tết Âm lịch), nếu khách hàng đặt GoBike đi quãng đường dưới 2 km sẽ tính phụ thu 20.000 đồng, di chuyển trên 2 km tính phụ thu 5.000 đồng/km. Phụ phí ban đêm trong thời gian này là 10.000 đồng/đơn hàng.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện Go-Viet cho biết bên cạnh chính sách về giá cước, hãng này còn áp dụng mức đảm bảo thu nhập 35.000 đồng/đơn hàng đối với dịch vụ GoFood trong dịp Tết Canh Tý 2020. Điều này có nghĩa nếu đơn hàng mà tài xế nhận dưới 35.000 đồng, hãng sẽ bù cho đủ số tiền ở mức đảm bảo thu nhập.
Trong khi đó, đại diện ứng dụng gọi xe be cho biết hãng áp dụng phụ phí vào dịp Tết Nguyên đán dựa trên khung giờ di chuyển và đối với các cuốc đi tỉnh. Với dịch vụ beBike, phụ phí dao động 5.000-15.000 đồng, với beCar là 10.000-20.000 đồng.
BeBike đi tỉnh 1 chiều phụ phí 25.000 đồng, 2 chiều là 50.000 đồng; beCar đi tỉnh 1 chiều thu thêm 100.000 đồng, 2 chiều là 200.000 đồng. Đồng thời, giá cước của dịch vụ beDelivery cho 2 km đầu tiên thay đổi từ 14.500 đồng thành 24.500 đồng (tăng 10.000 đồng) từ 17/01 đến 03/02.
Theo Zing
Chở khách không còn là động lực tăng trưởng chính của Grab
Dù nổi tiếng với dịch vụ "taxi công nghệ" hay "xe ôm công nghệ", mảng chở khách của Grab không còn là động lực tăng trưởng chính.
Grab nổi tiếng với dịch vụ "taxi công nghệ", "xe ôm công nghệ".
Theo Lim Kell Jay, Giám đốc khu vực phụ trách GrabFood, mảng đồ ăn và tài chính đã đóng góp hơn 50% tổng giá trị giao dịch (GMV) cho công ty. Grab xuất phát từ một startup taxi công nghệ 7 năm trước, nay được định giá 14 tỷ USD và đặt cược vào giao đồ ăn, dịch vụ tài chính.
Grab cùng đối thủ Go-Jek đang muốn đi theo mô hình "siêu ứng dụng" giống với WeChat. Startup định vị bản thân như "ứng dụng hàng ngày", đưa ra nhiều loại dịch vụ theo yêu cầu cho người dùng. Meituan, ứng dụng giao đồ ăn Trung Quốc, chứng minh giao đồ ăn có thể đem lại lợi nhuận khi đạt 1,3 tỷ USD lợi nhuận sau thuế trong quý III/2019.
Kể từ khi thâu tóm hoạt động của Uber tại Đông Nam Á năm 2019, Grab đã mở rộng dịch vụ giao đồ ăn GrabFood ra 6 nước trong khu vực tại hơn 220 thành phố. Dù đang là nhà cung cấp vận tải, giao đồ ăn, dịch vụ tài chính lớn nhất Đông Nam Á, Grab vấp phải cạnh tranh khốc liệt từ Gojek.
Theo đối tác Hans Tung của GGV Capital, rất khó để ứng dụng chuyên giao đồ ăn phát sinh lợi nhuận nhưng khi kết hợp với các dịch vụ khác, người dùng có xu hướng gắn bó và tiêu dùng nhiều hơn trên nền tảng, mang về nhiều doanh thu quảng cáo hơn.
Theo ông Lim, tỷ suất lợi nhuận của giao đồ ăn tốt hơn chở khách. Dựa trên quan sát thị trường, có khả năng giao đồ ăn sẽ phát triển lớn mạnh hơn và lợi nhuận hơn gọi xe.
Bên cạnh giao đồ ăn, Grab còn điều hành dịch vụ GrabKitchen (tập hợp một số nhà hàng, quán ăn có lượng đặt hàng cao, được nhiều người dùng yêu thích trên nền tảng GrabFood tại một địa điểm duy nhất nằm trong khu vực đông dân cư). Chiến lược này được các công ty như Deliveroo và UberEats áp dụng.
Những thương nhân của GrabFood hoàn toàn có thể trở thành khách hàng Grab Financial trong tương lai. Họ cũng xây dựng lịch sử tín dụng với Grab để sau này vay vốn, mở rộng kinh doanh khi không phải đối tượng phục vụ của ngân hàng truyền thống.
Reuben Lai, Giám đốc quản lý Grab Financial, nói muốn trao sức mạnh kinh tế cho mọi người thông qua dịch vụ tài chính. Tại Đông Nam Á, nhiều người không thể làm thẻ tín dụng hay tài khoản ngân hàng.
Tương tự các công ty công nghệ tài chính khác, Grab bắt đầu với thanh toán di động nhưng mở ra các dịch vụ như bảo hiểm, cho vay, quản trị tài sản. Quản trị tài sản cho phép người dùng gửi tiền vào một số quy nhất định để đầu tư theo mô hình của Yu'e Bao thuộc Ant Financial. Người dùng Yu'e Bao được hưởng lãi suất khi gửi tiền trong hệ sinh thái Alipay.
Tuần trước, Grab ra mắt thẻ GrabPay để người dùng sử dụng cả ví điện tử lẫn thẻ vật lý khi mua hàng trực tuyến và ngoại tuyến.
Theo GenK
Hơn 61% người dùng không lấy đồ nhựa khi đặt thức ăn qua mạng Mới đây GrabFood đã triển khai chương trình 'Giảm nhựa sống xanh' với mục đích chung tay cùng cộng đồng trong việc giảm rác thải nhựa khi đặt thức ăn. Kể từ bây giờ khi đặt thức ăn qua GrabFood, tùy chọn "Không lấy dụng cụ ăn uống nhựa" (No cutlery provided) sẽ được thiết lập mặc định. Những dụng cụ bằng nhựa...