Grab đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển trên nền tảng trực tuyến
Grab Việt Nam công bố tiếp tục đẩy mạnh thêm nhiều sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME) phát triển kinh doanh trên nền tảng online.
Grab đang triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển trên nền tảng trực tuyến
Những giải pháp này bao gồm chương trình Hội Chủ Shop VIP GrabExpress với mục tiêu hỗ trợ các chủ shop là đối tác của GrabExpress và công cụ Quản lý Quảng cáo trên ứng dụng GrabMerchant dành cho đối tác cửa hàng, quán ăn GrabFood. Hai sáng kiến này sẽ giúp các SME tăng mức độ hiển thị trên nền tảng online, thu hút thêm khách hàng để từ đó tăng thêm cơ hội doanh thu.
Đây là một phần trong cam kết lâu dài của Grab nhằm hỗ trợ chuyển đổi số cho các SME, góp phần giúp họ khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra và đóng góp vào quá trình phục hồi kinh tế – xã hội của đất nước.
Trong đó, chương trình Hội Chủ Shop VIP GrabExpress bắt đầu được triển khai từ cuối tháng 9.2020 nhằm mang đến những ưu đãi hấp dẫn cho các chủ shop là đối tác của GrabExpress. Đến nay, chỉ sau 2 tháng, Hội đã thu hút hơn 24.000 thành viên là các chủ cửa hàng kinh doanh trực tuyến đến từ đa dạng ngành hàng như thức ăn, thời trang, in ấn, giày dép… Theo dữ liệu nội bộ, số lượng đơn hàng GrabExpress của một số chủ shop tăng đến hơn 30% sau khi tham gia các hoạt động trong Hội Chủ Shop VIP GrabExpress.
Ngoài ra, công cụ Quản lý quảng cáo trên ứng dụng GrabMerchant được bắt đầu triển khai từ ngày 30.11.2020 dành cho các cửa hàng, quán ăn là đối tác của GrabFood. Với công cụ này, đối tác GrabFood có thể tự tạo một quảng cáo cho riêng cửa hàng, tự theo dõi hiệu suất quảng cáo và tự điều chỉnh quảng cáo dựa trên ngân sách, nhu cầu của mình ngay trong ứng dụng GrabMerchant.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, chia sẻ: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng lại chưa có đủ kinh nghiệm và công cụ cần thiết để chuyển đổi số và thích nghi với môi trường kinh doanh đang biến đổi không ngừng. Do đó, ưu tiên hàng đầu của Grab là hỗ trợ các đối tác ứng dụng công nghệ để số hóa mạnh mẽ hơn, tăng mức hiển thị online và cải thiện hoạt động kinh doanh”.
Tài xế Grab mất tiền triệu vì thủ đoạn lừa đảo qua giao hàng
Nhận giao một chiếc túi và ứng trước 1,7 triệu đồng, tài xế Grab ngỡ ngàng khi người nhận khóa máy.
Video đang HOT
"Tối 1/10 tôi có nhận một đơn hàng tại địa chỉ 94C2 đường Phùng Văn Cung, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Tôi ứng trước 1,7 triệu đồng nhưng khi đến điểm giao hàng mới phát hiện mình bị lừa", Nguyễn Ngọc, tài xế Grab tại TP.HCM nói với Zing.
Theo ông Ngọc, một khách hàng có tên G. Huy đã đặt đơn hàng ứng tiền (COD) của dịch vụ GrabExpress. Với hình thức giao hàng này, tài xế sẽ ứng trước giá trị hàng sau đó giao và lấy tiền từ người nhận.
Dịch vụ GrabExpress từ ngày ra mắt đã trở thành mục tiêu cho nhiều kẻ gian.
"Nhưng khi đến nơi thì người nhận không bắt máy. Lúc này tôi biết mình đã bị lừa và quay trở lại địa chỉ nhận hàng để được giải quyết", ông Ngọc kể lại.
Tuy vậy, khi quay lại địa chỉ 94C2 đường Phùng Văn Cung, quận Phú Nhuận, TP.HCM, người tiếp ông Ngọc lúc này lại là chủ của một nhà nghỉ.
Theo ông Ngọc, một khách hàng đã mượn điện thoại của chủ nhà nghỉ để đặt đơn hàng trên. "Lúc nhận hàng tôi có kiểm tra, chủ tài khoản đã đặt thành công hơn 100 chuyến nên tôi mới không nghi ngờ gì", ông Ngọc nói.
Lúc nhận hàng, ông Ngọc có thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình giao hàng của Grab như chụp ảnh người giao và căn cước công dân.
Ngay sau đó, ông Ngọc đăng tải hình ảnh căn cước của thanh niên nhận 1,7 triệu đồng của mình vào nhóm tài xế công nghệ. Bên dưới bình luận, nhiều tài xế nhận ra người giao hàng và cho biết đây không phải lần đầu người này thực hiện hành vi trên.
"Trước người này đặt chuyến giao mỹ phẩm bằng điện thoại mượn của một chủ quán nước. Nhiều người đã cảnh báo thanh niên này", người dùng Quốc Quân bình luận.
Hiện tài khoản của chủ nhà nghỉ cho mượn để đặt chuyến đã bị khóa.
Trả lời Zing, đại diện Grab cho biết đang xem xét trường hợp trên. Nếu đúng là tài xế bị lừa sẽ có chính sách hỗ trợ.
"Với hình thức COD của GrabExpress, người dùng không nên cho người khác mượn ứng dụng để đặt hàng. Với các trường hợp sử dụng ứng dụng để thực hiện hành vi mang tính lừa đảo, hoặc các hành vi vi phạm pháp luật, Grab sẽ ngưng quyền sử dụng ứng dụng của người dùng. Với đối tác tài xế, chúng tôi khuyến cáo đối tác không nhận COD có giá trị cao", đại diện Grab cho biết.
Từ cuối tháng 5/2019, Grab ra mắt dịch vụ giao hàng thu tiền hộ. Loại dịch vụ này giúp những chủ cửa hàng online nhỏ có thể vận chuyển tiện lợi hơn. Tuy vậy, cánh tài xế tỏ ra không mấy mặn mà với dịch vụ này bởi những rủi ro đi kèm.
Cuối tháng 7/2019, Công an phường Bình Khánh, quận 2, TP.HCM tiếp nhận vụ việc lừa đảo hơn 20 tài xế dịch vụ giao hàng ứng tiền trước.
Theo đó, các đối tượng xấu lợi dụng cách vận hành của dịch vụ này để lừa đảo cánh tài xế. Cụ thể, kẻ gian sẽ đặt một chuyến xe giao hàng ứng tiền trước. Lợi dụng sự mất cảnh giác của tài xế, kẻ gian gửi món hàng không có giá trị đến một địa chỉ ảo. Sau đó, chúng nhận tiền ứng trước và trốn mất.
Giới tài xế công nghệ cho rằng dịch vụ GrabExpress tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho họ.
"Hôm nay có hai người đặt giao hàng ở hẻm 110 Nơ Trang Long, phường 14, quận Bình Thạnh. Khách yêu cầu ứng 230.000 đồng và giao đến 195 Hoàng Diệu 2, Thủ Đức. Lúc giao người nhận nói đợi 15 phút để rước con, sau đó nói đợi thêm 50 phút và cuối cùng em gọi điện thoại cho cả hai bên đều không có ai bắt máy. Em làm rất khổ mới có số tiền như vậy mà họ lại lừa", bài viết của một tài xế công nghệ bị lừa lan truyền trên mạng xã hội.
Một trường hợp khác, tài xế nhận đơn hàng trước cửa một shop thời trang và bị lừa. "Mình thấy người này bước ra từ tiệm áo quần nên tưởng là nhân viên gửi hàng nên không kiểm tra kỹ. Tới lúc giao gọi người nhận không nhấc máy, kiểm tra hàng bên trong chỉ là giẻ lau", Minh Tú, tài xế xe công nghệ 25 tuổi ngụ Hóc Môn, TP.HCM kể lại.
Bên cạnh đó, nhiều tài xế cho rằng việc định giá món hàng không nằm trong chuyên môn của họ.
"Họ giao một cái ốp lưng đính hạt bảo ứng trước 400.000 đồng. Nhưng lỡ cái ốp này vài chục nghìn thì chắc chắn đây là một vụ lừa đảo tài xế. Chúng tôi không có cách nào định giá chính xác được", ông Tú nói thêm.
Cánh tài xế truyền tai nhau một số mánh giúp giảm tình trạng này. Chẳng hạn, tài xế không nhận đơn ứng tiền từ 400.000 đồng trở lên. Không giao sau 22 giờ, nếu nghi ngờ thì yêu cầu xem và chụp chứng minh. Kiểm tra hóa đơn đỏ trùng với địa chỉ của hàng...
"Tôi chạy cũng lâu rồi nhưng hiếm khi gặp trường hợp bị lừa. Tôi có những kinh nghiệm riêng. Chẳng hạn không giao cho những tài khoản mới hoặc chưa từng sử dụng dịch vụ COD. Ngoài ra, tôi tuyệt đối không giao cho khách ở chung cư vì khi họ xuống đưa hàng, mình không biết nhà họ thật sự ở đâu", Minh Tú cho biết.
Những cách đề phòng trên khiến dịch vụ giao hàng ứng tiền của Grab ngày càng gây nhiều khó khăn cho cả người dùng lẫn tài xế.
"Bây giờ nhận một cuốc giao hàng ứng tiền phải đi rất xa. Đôi khi tôi đi nhận hàng thôi đã trên 3 km vì thiếu tài xế", ông Toàn nói.
Trong hội nhóm mua hàng trực tuyến, nhiều người dùng phản ánh việc đặt tài xế giao hàng qua ứng dụng Grab thu tiền trước rất khó. "Mỗi ngày giao tầm 1-3 đơn hàng thôi nhưng đặt xe có khi 30 phút chưa có ai nhận", Thùy Trang, một chủ shop online bán nước hoa tại quận Phú Nhuận. TP.HCM nói.
"Nhà tôi ở chung cư nên rất khó dùng Grab ứng tiền giao hàng bởi họ không tin là mình ở đó. Buôn bán mấy cái trái cây dưới quê mang lên nên không biết ship COD qua đâu luôn", tài khoản Diệp Chi viết trong nhóm Facebook của cánh tài xế công nghệ.
Ứng dụng gọi xe thu thêm phụ phí, nhiều khách hàng không hề hay biết Ngoài giá cước trên số km di chuyển, khách hàng dùng các ứng dụng gọi xe phải trả thêm phí sử dụng nền tảng. Tuy nhiên, không nhiều khách hàng biết đến khoản phí này. Các ứng dụng gọi xe đang áp dụng mức phí nền tảng. Phí này được hiểu là số tiền phụ thu (ngoài giá cước) trên mỗi chuyến xe....