Grab, Ahamove tuyên bố giao hàng xuyên Tết, cận Tết cước tăng gấp rưỡi vẫn khó gọi ship
Những ngày giáp Tết Canh Tý 2020, giới bán hàng online ở Hà Nội méo mặt vì giá ship cao gấp đôi, gấp rưỡi nhưng vẫn khó gọi ship, có lúc gọi ship trên ứng dụng cả tiếng đồng hồ mới có ship nhận đơn.
Hiện tại Grab và AhaMove đều công bố lịch giao hàng xuyên Tết đối với dịch vụ siêu tốc.
Chị Lan My, một người bán thực phẩm Tết online ở Ngã Tư Sở, Hà Nội cho biết, bắt đầu từ ngày 24 Tết dịch vụ ship hàng qua Grab và Ahamove đều tăng giá cước lên gấp rưỡi, thậm chí có giờ cao điểm tăng lên gấp đôi so với ngày thường. Tuy giá cước cao nhưng việc gọi ship không dễ dàng, ngày thường đăng nhập lên ứng dụng vài giây là có tài xế nhận đơn, nhưng những ngày sát Tết có khi đăng nhập cả nửa giờ cũng không có tài xế. Nhất là với Grab gọi dịch vụ giao hàng có ứng tiền luôn luôn báo tài xế bận, với Grab giao hàng siêu tốc có khi báo tài xế đến nhận một lúc sau họ lại yêu cầu hủy với các lý do như “tắc đường”, “ở xa” hoặc đã nhận nhiều đơn rồi. Dịch vụ Ahamove có đặc điểm là ship sẵn sàng ứng tiền, nhưng gọi dịch vụ ship AhaMove những ngày sát Tết cũng vô cùng khó khăn.
“Khách hối lấy hàng nhưng chờ cả tiếng không có người ship, giá ship tăng cao nên đơn nào đã chót nhận với khách là Free ship thì coi như chỉ bán không lợi nhuận”, chị Lan My cho hay.
Ông Ngô Thế Vinh, đại diện AhaMove cho hay, khoảng từ 24-27 Tết lượng đơn hàng tăng vọt, khoảng 2,5 đến 3 lần, mặc dù giá trên AhaMove tăng khoảng 1,3 đến 1,5 lần nhưng các shop vẫn phải chờ mới có ship nhận, thậm chí nhiều đơn hàng shop còn sẵn sàng tips (cho thêm tiền – PV) thêm cho tài xế. Khoảng từ 28 Tết trở đi mức giá ổn định ở mức khoảng 1,5 – 16, lần.
Một nguồn tin khác cũng cho biết, những ngày sát Tết nhu cầu giao hàng tăng, nhưng một lượng lớn tài xế đã về quê ăn Tết nên lượng người chạy ship giảm hẳn, đó là lý do khiến các shop online “chóng mặt” vì thiếu ship.
Video đang HOT
Cả hai dịch vụ ship hàng Grab và AhaMove đều đã công bố sẽ hoạt động xuyên Tết. Cụ thể, dịch vụ GrabExpress Siêu Tốc vẫn hoạt động xuyên Tết, tuy nhiên tính năng Giao Hàng Nhiều Điểm sẽ tạm thời không khả dụng từ ngày 21/1 – 2/2.
Dịch vụ GrabExpress Trong ngày sẽ tạm ngưng hoạt động từ 17/1 – 1/2. Dịch vụ Giao Hàng Toàn Quốc tạm ngưng hoạt động từ 23/1 – 29/1.
AhaMove cũng công bố vẫn giao hàng xuyên Tết bất kể ngày 30, mùng 1 hay mùng 2.
Riêng dịch vụ Giao Hàng Liên tỉnh của AhaMove tạm nghỉ từ 22/1 (ngày 28 Tết) tới 30/1 (mùng 6 Tết). Ngày 31/1 dịch vụ hoạt động lại bình thường.
Theo doanh nghiệp
Grab chiếm lĩnh thị phần gọi xe tại Việt Nam, vượt xa đối thủ
Báo cáo của ABI Research cho thấy Grab chiếm tới 73% thị phần gọi xe tại Việt Nam, gấp gần 5 lần so với đối thủ đứng thứ hai.
Một báo cáo gần nhất của ABI Research cho thấy Grab đứng đầu thị trường Việt Nam về số lượng cuốc xe hoàn thành. Theo đó, nửa đầu năm 2019, nền tảng này hoàn thành hơn 146 triệu cuốc xe, gấp gần 5 lần so với đối thủ thứ hai là be (hơn 31 triệu cuốc).
Thị phần mảng gọi xe tại Việt Nam nửa đầu 2019, dựa theo số liệu ABI Research.
Cũng theo số liệu này, Go-Viet hoàn thành gần 21 triệu cuốc xe, FastGo gần 2,4 triệu, lần lượt đứng thứ 3 và thứ tư tại thị trường Việt Nam. Các ứng dụng gọi xe khác chỉ chiếm tổng cộng hơn 200 ngàn cuốc.
Nhu cầu gọi xe tại Việt Nam tăng nhanh chóng mặt vì năm ngoái, Grab thực hiện được tổng cộng gần 210 triệu cuốc xe. Nếu tính trung bình, tăng trưởng về số cuốc xe của công ty này tại Việt Nam tăng 1,5 lần.
Grab cũng giữ thị phần số 1 tại Indonesia với 64% số cuốc xe thực hiện.
Tài xế GrabBike chờ, đón/trả khách trên đường phố TP.HCM
Theo ABI Research, Grab và Go-Jek (công ty liên kết với Go-Viet tại Việt Nam) đang chiếm thị phần lớn tại châu Á Thái Bình Dương - khu vực chiếm tới 70% cuốc xe hoàn thành trên toàn thế giới. Hai công ty này đang chiếm lần lượt 11,4% và 5% thị phần gọi xe toàn cầu.
Mặc dù thị trường gọi xe tiếp tục tăng trưởng, nhưng năm nay ABI dự báo tổng cuốc xe chỉ đạt dưới 28 tỷ chuyến, so với 22 tỷ chuyến hoàn thành vào năm ngoái. Công ty phân tích thị trường này cho rằng các nền tảng gọi xe trên toàn thế giới đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
"Uber báo cáo khoản lỗ ròng 1,1 tỷ USD vào quý 1 năm 2019 mặc dù doanh thu tăng và lượng người dùng hàng tháng cũng tăng. Tăng trưởng ở mảng gọi xe của Uber chậm, chỉ đạt 9%", một nhà phân tích cấp cao tại ABI Research viết trong báo cáo của công ty.
Nhà phân tích này cho rằng các khoản lỗ lớn buộc các công ty phải cắt giảm chi phí, đồng thời dấy lên câu hỏi về việc tăng trưởng bền vững của ứng dụng gọi xe nói chung.
Tăng thị phần và giảm chi phí không đủ để tăng trưởng bền vững, do đó các công ty đang buộc phải mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác ngoài gọi xe.
Đó là lý do các công ty như Grab đang phát triển "siêu ứng dụng". Tại Việt Nam, Grab đã có mảng gọi xe, giao hàng, nay phát triển mạnh mảng giao đồ ăn, thanh toán (kết hợp với Moca), mảng tài chính,... Các công ty khác như Go-Viet, be cũng phát triển theo hướng tương tự.
Tại Mỹ, mảng giao đồ ăn Uber Eats tăng trưởng thần tốc, với tỷ lệ lên tới 89% doanh thu chỉ trong quý 1/2019.
Theo Thanh Niên
'Chở người' không phải mục tiêu cuối cùng, MyGo nằm ngoài vòng xoáy 'cắt máu' giành thị phần Viettel Post chi cho ứng dụng gọi xe MyGo khoảng 1 tỷ đồng trong quý 3. Ứng dụng này hiện đã thu hút được 120.000 tài xế đăng ký, trong đó có trên 80% tài khoản đang hoạt động. Ứng dụng gọi xe MyGo hiện có 120.000 tài xế Theo một báo cáo nhanh từ Tổng công ty Cổ phần bưu chính Viettel,...