GPBank đòi phạt khách hàng 150% lãi vay vì không trả được nợ, Tòa nói không!
Ngân hàng kháng cáo bản án sơ thẩm không chấp nhận cách tính lãi suất quá hạn, yêu cầu tính bằng 150% lãi suất vay trong hạn và khoản tiền lãi phạt như thỏa thuận cho vay.
Ảnh Internet
Năm 2011, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí (GPbank) ký hợp đồng tín dụng với vợ chồng anh Trương Văn Q. số tiền 2 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh mặt hàng đồ gỗ.
Thời hạn vay 12 tháng, lãi suất thả nổi thay đổi 1 tháng/lần; lãi suất kỳ đầu tiên là 22,5%/năm. Lãi suất cho vay các kỳ tiếp theo bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 21 tháng trả lãi cuối kỳ cộng biên độ 8,5%/năm.
Để đảm bảo cho khoản vay trên, khách hàng đã ký hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba gồm 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Quá trình vay, bên vay vi phạm nghĩa vụ thanh toán. GPBank tính nợ đến ngày 28/2/2019 gồm nợ gốc là 2 tỷ đồng; nợ lãi trong hạn 70 triệu đồng; nợ lãi quá hạn 4 tỷ đồng và lãi phạt 144,9 triệu đồng. Tổng cộng là 6,3 tỷ đồng.
Đầu năm 2019, cấp sơ thẩm là TAND huyện Đông Anh đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ngân hàng, buộc bên vay phải trả nợ gốc và lãi là 5,4 tỷ đồng. Trường hợp khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có quyền đề nghị phát mại xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Bản án sơ thẩm không chấp nhận khoản tiền lãi quá hạn và tiền lãi phạt 819 triệu đồng.
Video đang HOT
Sau phiên tòa trên, ngân hàng đã kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm xác định lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn và khoản tiền lãi phạt 819 triệu đồng.
Mới đây, TAND TP Hà Nội đã xét xử phúc thẩm vụ việc trên.
HĐXX nhận định, do hợp đồng tín dụng đến nay chưa thực hiện xong nên áp dụng Bộ Luật dân sự năm 2005, Luật các tổ chức tín dụng để giải quyết.
Tại thời điểm vay, hai bên thỏa thuận lãi suất cho vay là phù hợp với Thông tư 12/2010/TTNHNN ngày 14/4/2010 của NHNN. Việc các bên thỏa thuận lãi suất phạt chậm trả là không phù hợp. Do đó, tòa sơ thẩm không chấp nhận là có căn cứ.
Về mức lãi suất, cấp phúc thẩm cho rằng, theo quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của NHNN quy định lãi suất cơ bản áp dụng từ năm 2010 là 9%/năm, đến nay không thay đổi.
Theo thỏa thuận, lãi suất thả nổi, thay đổi 1 tháng/1 lần lãi suất trong hạn kỳ đầu tiên là 22,5%; lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn được xác định khi khoản vay chuyển sang quá hạn.
Tuy nhiên, từ năm 2012, NHNN có quyết định điều chỉnh lãi suất để ổn định kinh tế, các ngân hàng phải tuân thủ thực hiện. Mức lãi suất cho vay sẽ thay đổi theo việc điều chỉnh lãi suất của NHNN từng thời điểm.
Cụ thể, theo Thông tư số 20/2012 ngày 8/6/2012 của Thống đốc NHNN quy định, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 13%/năm. Từ năm 2012 đến nay, NHNN có nhiều thông tư điều chỉnh lãi suất theo từng thời kỳ và mức lãi suất giảm dần từ 12%/năm xuống 6,5%/năm.
Tòa án thấy rằng, ngân hàng yêu cầu khách hàng thanh toán mức lãi suất quá hạn 150% trên mức lãi suất 22,5% kể từ năm 2012 đến ngày xét xử sơ thẩm là quá cao.
Cấp sơ thẩm không chấp nhận phần lãi suất quá hạn vượt quá mức lãi suất theo hợp đồng và lãi phạt 819 triệu đồng là đúng. Từ đó, HĐXX không chấp nhận đơn kháng cáo của ngân hàng.
H.Linh
Theo tinnhanhchungkhoan
Tín dụng tăng 7,33% trong nửa đầu năm
Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến tích cực sang các lĩnh vực chế biến, chế tạo, xuất khẩu.
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối 2019, ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tín dụng tăng 7,33% trong nửa đầu nă, tương đương cùng kỳ năm trước. Cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực lĩnh vực chế biến, chế tạo, xuất khẩu
Lãi suất trong 6 tháng đầu năm cơ bản tiếp tục ổn định, hiện lãi suất cho vay của các TCTD phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, khoảng 9-11%/năm đối với trung - dài hạn.
Với việc triển khai nhiều giải pháp điều hành tín dụng, tín dụng toàn Ngành tăng trưởng tốt ngay từ đầu năm, cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng trong tầm kiểm soát.
Mặc dù những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn và được kiểm soát chặt chẽ hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng cao, cho thấy tín dụng được phân bổ hiệu quả và có chất lượng hơn.
Một điểm sáng trong hoạt động điều hành của NHNN là kiểm soát rất tốt lạm phát. Lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm bình quân là 1,85% và đang được kiểm soát tốt ở trong khoảng 1,8%.
Thống đốc NHNN cho biết, thị trường biến động bên ngoài nhưng NHNN có đầy đủ công cụ để kiểm soát sự ổn định tỷ giá, giữ được các cân đối của nền kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm NHNN đã mua vào ngoại tệ rất lớn và đưa mức tổng dự trữ ngoại hối Nhà nước cao nhất từ trước tới nay, tạo bước đệm để xử lý các tác động bất lợi từ bên ngoài.
Công tác cơ cấu lại các TCTD cũng tiếp tục được đẩy mạnh. Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 6/2019, ước tính toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 937,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó riêng trong năm 2018, đã xử lý được 163,14 nghìntỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước đến cuối tháng 6/2019 là 1,91%.
Về kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42: Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 6/2019, toàn hệ thống TCTD ước đã xử lý được 264,06 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 127,641 nghìn tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, để góp phần hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen, trong các Chỉ thị từ đầu năm, Thống đốc NHNN đều yêu cầu các TCTD đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người dân tiếp cận vốn; có giải pháp tín dụng phù hợp đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Mới đây, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 1178/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Theo nội dung Quyết định này, Thống đốc giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc NHNN chủ trì, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội để góp phần hạn chế tín dụng đen.
Về diễn biến tháo gỡ khó khăn chăn nuôi, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, hiện nay dư nợ cho vay ngành chăn nuôi vào khoảng trên 51.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ bị tác động thiệt hại trong đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua khoảng 1.200 tỷ đồng.
Theo theleader.vn
Ngân hàng 0 đồng vẫn hấp dẫn nhà đầu tư ngoại Thời gian gần đây, thông tin về các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thị trường ngân hàng Việt Nam trở nên dày đặc hơn. Không chỉ mua lại cổ phần ở các ngân hàng lớn, 3 ngân hàng "0 đồng" cũng không nằm ngoài tầm ngắm của các nhà đầu tư ngoại. 3 ngân hàng "0 đồng" nằm trong tầm...