Góp ý sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Nên chuyển sang mô hình đại học tổ hợp

Theo dõi VGT trên

Đại học Quốc gia, Đại học vùng là các Đại học mang tính tổ hợp, bao gồm các Trường Đại học thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ. Mô hình Đại học như vậy phù hợp với các nước phát triển, phù hợp với Việt Nam vì gọn nhẹ và tường minh.

GS.TSKH. Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã góp ý như vậy về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.

Góp ý sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Nên chuyển sang mô hình đại học tổ hợp - Hình 1

GS Bùi Văn Ga

Chỉ nên có đại học 2 cấp

Theo GS Bùi Văn Ga, để hệ thống giáo dục đại học nước ta tường minh, phù hợp với hệ thống giáo dục đại học thế giới thì chỉ nên bao gồm: Đại học (University/Université) và Trường Đại học(College/Ecole Supérieure).

Trường đại học do Thủ tướng quyết định thành lập, gồm các khoa (Faculty/Faculté) và viện nghiên cứu (Institute/Institut).

Đại học do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, gồm các trường chuyên ngành (School/Ecole), khoa, các viện nghiên cứu; Đại học Quốc gia, Đại học vùng do Chính phủ quyết định thành lập, gồm các Trường Đại học thành viên.

Trường chuyên ngành do Đại học quyết định thành lập, gồm các Bộ môn và Trung tâm nghiên cứu.

Hệ thống gọn nhẹ, tường minh

Phân tích về ưu điểm của hệ thống giáo dục Đại học trên, GS Ga cho rằng, hệ thống đại học chỉ còn các Đại học và các Trường đại học. Tất cả các viện nghiên cứu có đào tạo sẽ trở thành đơn vị thành viên của Đại học hay Trường Đại học. Chỉ có Đại học và Trường Đại học mới có tư cách pháp nhân cấp bằng trình độ đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Về lâu dài hệ thống giáo dục Đại học nước ta gồm các Đại học lớn là chính. Các trường Đại học còn lại chỉ đào tạo những chuyên ngành chuyên biệt, đặc thù. Trong các Đại học cần có sự phân biệt Đại học mang tính tổng hợp và Đại học mang tính tổ hợp. Các Đại học này khi dịch sang tiếng nước ngoài đều là University/Université nhưng khác nhau về nội hàm sẽ được làm rõ trong các văn bản dưới luật.

Đại học (mang tính tổng hợp) có các Trường chuyên ngành. Các trường chuyên ngành này không có tư cách pháp nhân như trường Đại học. Các Trường Đại học có thể sáp nhập vào Đại học và được cấu trúc lại thành các trường chuyên ngành/khoa/viện của Đại học. Sau khi Luật sửa đổi ra đời chúng ta có thể thành lập được ngay một số Đại học (mang tính tổng hợp). Ví dụ Đại học Cần Thơ có Trường Công nghệ thông tin, Trường Nông nghiệp, Viện Lúa, Viện Môi trường…hoặc Đại học Bách Khoa Hà Nội có Trường Điện, Trường Luyện kim, Trường Cơ khí…

Đại học Quốc gia, Đại học vùng là các Đại học mang tính tổ hợp, bao gồm các Trường Đại học thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ. Hiện nay 2 Đại học quốc gia và 3 Đại học vùng đã theo mô hình này. Sau khi Luật sửa đổi ra đời có thể thành lập thêm các Đại học mới ví dụ như Đại học Vinh là tổ hợp các trường Đại học trên địa bàn Nghệ An hay Đại học Đồng Nai bao gồm các trường Đại học thành viên trên địa bàn khu vực…

Mô hình Đại học như vậy phù hợp với các nước phát triển. Cộng hòa Pháp hiện nay cũng đổi mới hệ thống giáo dục đại học theo mô hình tổ chức các đại học vùng trên cơ sở tổ hợp các trường đại học trên cùng địa bàn.

Video đang HOT

Tiếp tục phát huy những thành quả 25 năm thực hiện của Đại học Quốc gia, Đại học vùng

Theo GS Ga, trong giai đoạn quản lý giáo dục đại học tập trung, nhờ cơ chế tự chủ cao, các Đại học Quốc gia, Đại học Vùng đã sử dụng hiệu quả nguồn lực dùng chung để nâng cao chất lượng đào tạo, hội nhập quốc tế.

Bước đầu các Đại học này đã tham gia kiểm định, xếp hạng trong hệ thống giáo dục đại học thế giới và đã đạt được những kết quả nhất định. Những kinh nghiệm của Đại học quốc gia, Đại học vùng đã được đúc kết đưa vào các Nghị quyết của Đảng về đổi mới giáo dục đại học.

Đồng thời những kinh nghiệm đó cũng góp phần tạo nên cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng các cơ chế, chính sách của Chính phủ về phát triển giáo dục Đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhất là vấn đề đẩy mạnh tự chủ đại học.

“Trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập quốc tế hiện nay, việc phát triển hệ thống giáo dục đại học nhỏ lẻ, manh mún không còn mang lại hiệu quả đầu tư, không đủ sức cạnh tranh, xếp hạng. Vì thế việc tổ chức lại hệ thống đại học, hình thành nên những đại học có qui mô lớn, đầu tư tập trung, đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở kinh nghiệm của các Đại học Quốc gia, Đại học vùng là cần thiết”. – GS Ga nhấn mạnh.

Giảm đầu mối các đơn vị trực thuộc Bộ

GS Ga cho rằng, trên thực tế, các Đại học Quốc gia, Đại học Vùng hiện nay có nhiều trường Đại học thành viên có đầy đủ tư cách pháp nhân. Nếu không có các đại học Quốc gia, Đại học vùng thì số đầu mối trực thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ tăng thêm ít nhất 30 cơ quan so với hiện nay. Khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi ra đời, sự hình thành các Đại học mới sẽ tiếp tục rút giảm các đầu mối cơ sở giáo dục đại học, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Điều này phù hợp với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Theo GS Ga, nhờ cơ cấu hệ thống tường minh nên các Đại học, các Trường Đại học dễ dàng kết nối với hệ thống giáo dục đại học quốc tế để trao đổi sinh viên, giáo viên, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ lẫn nhau và đồng cấp bằng. Việc dịch sang tiếng nước ngoài cũng thuận lợi, nhất quán, không gây nhầm lẫn như hệ thống giáo dục đại học hiện nay.

Việc tổ chức, sắp xếp lại các Đại học theo mô hình mới một mặt đảm bảo được tính hiệu quả nhưng mặt khác cũng hạn chế được tối đa những xáo trộn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn đến hoạt động chung của hệ thống giáo dục đại học của chúng ta.

Hồng Hạnh ( ghi)

Theo Dân trí

Mô hình đại học quốc gia và đại học vùng gặp nhiều gay cấn?

Mô hình hiện tại của các đại học quốc gia và đại học vùng, một sản phẩm có tính "biện pháp tình thế" trong quá trình đổi mới giáo dục đại học (GD ĐH), gặp nhiều vấn đề gay cấn, làm cho các cơ sở đó không phát triển mạnh mẽ như mong muốn. Nên chăng thay đổi mô hình đại học quốc gia và đại học vùng?

Mô hình đại học quốc gia và đại học vùng gặp nhiều gay cấn? - Hình 1

ĐH Quốc gia TP.HCM

" Bộ đại học nhỏ"

Phân tích về quá trình thành lập và hoạt động của các "đại học" quốc gia và "đại học" vùng, GS.TSKH Lâm Quang Thiệp cho rằng, thay đổi mô hình các cơ sở GD ĐH là một trong những chủ trương quan trọng của đổi mới GD ĐH. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các ĐH quốc gia và ĐH vùng theo mô hình đại học đa lĩnh vực diễn không được suôn sẻ, theo nhiều tình huống khác nhau. Cụ thể:

Đối với ĐH QGHN, Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 đã quyết định sáp nhập ĐH Tổng hợp với ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Ngoại ngữ Hà Nội. Sau một thời gian nhập mà không hòa, năm 2000 trường ĐH Sư phạm lại được quyết định tách ra khỏi ĐH QGHN.

Đối với ĐH QG TP.HCM, vào đầu thời kỳ đổi mới, khoảng năm 1988, quy mô các trường đại học nước ta đều rất nhỏ bé nên sáp nhật 9 trường đại học trên địa bàn TP.HCM để thành lập ĐH QGTP.HCM đã được đề xuất và Nghị định 16/CP của Chính phủ ngày 27/1/1995 đã quyết định trên tinh thần đó.

Tuy nhiên, việc sáp nhập nhiều trường đại học đơn ngành đã tăng lên rất nhiều, do đó, việc sáp nhập quá nhiều trường đại học đơn ngành sẽ tạo nên một đại học đa lĩnh vực quá lớn. Đó là lý do mà năm 2001 Chính phủ quyết định tổ chức lại và giảm bớt quy mô của ĐH QG TP.HCM bằng cách đưa ra ngoài một số trường thành viên.

Những khó khăn về tổ chức trong quá trình thành lập các ĐH quốc gia và ĐH vùng đã dẫn đến một hệ quả đáng tiếc là các đại học đa lĩnh vực không giữ được mô hình university như đã thiết kế. Một trong những lý do thực chất làm cho các trường thành viên phản đối khi sáp nhập, đó là khả năng mất nhiều "ghế" quản lý và quan niệm "trường" bị hạ cấp thành "khoa".

Các nhà tổ chức phải thỏa hiệp bằng cách hứa hẹn giữ nguyên các vị trí trường thành viên, không thay đổi các chức vụ quản lý trước đây, do đó các quy chế được xây dựng theo mô hình các đại học hai cấp.

Theo mô hình này, hoạt động trong các trường thành viên hầu như vẫn giữ nguyên như cũ, kết nối các trường thành viên với nhau rất lỏng lẻo, các cấp trên cùng của "đại học" thực hiện một cơ chế quản lý trung gian gián tiếp, giống như "Bộ đại học" nhỏ.

GS Thiệp cho rằng, mô hình đại học hai cấp chỉ là một giải pháp tình thế trong quá trình xây dựng các đại học đa lĩnh vực chứ không phải mô hình của những người thiết kế mong muốn, mô hình này không giữ được thế mạnh của mô hình đại học đa lĩnh vực và làm nảy sinh một số vấn đề về tổ chức.

Hai đại học quốc gia được nâng cấp quản lý trở thành trực thuộc Chính phủ nên các trường thành viên xem như trực thuộc ĐH QG, ngang với cấp bộ, do đó không tạo nên gay cấn lớn về quản lý. Còn các đại học vùng vẫn giữ trực thuộc Bộ GD&ĐT và các trường thành viên đại học vùng, giảm một cấp so với trước khi sáp nhập. Vì cấp đại học vùng được tổ chức như một cấp trung gian đối với các trường thành viên, không quản lý trực tiếp, nên nảy sinh vấn đề hạ cấp các trường thành viên.

Từ khi thành lập đến nay gay cấn về quản lý đại học vùng luôn tồn tại, phần lớn các trường thành viên đều muốn thoát khỏi đại học vùng để trở thành một trường độc lập. Mặt khác, cơ chế gắn kết lỏng lẻo theo hai cấp làm cho các trường thành viên đơn lĩnh vực của đại học vùng không phát huy được ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực.

Một mô hình "không giống ai"

The World Bank, 2018 (WB) nhận xét về dự thảo Luật GD ĐH Việt Nam, trong đó có mô hình đại học quốc gia và cho rằng đây là mô hình duy nhất độc đáo tại Việt Nam không thấy ở bất kỳ nước nào trên thế giới. Một mô hình "không giống ai" trên thế giới.

Nói về nhược điểm của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH QG TP.HCM, theo các chuyên gia WB là: "Không tận hưởng được hết ưu thế về tài năng, kiến thức và tiềm lực hiện có bị phân tán trong một số lớn cơ sở tách biệt.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng các cơ sở đại học phi tập trung hoạt động kiểu như các trường thành viên độc lập gắn kết yếu gặp thách thức lớn nhằm chuyển đổi và tăng cường hoạt động bởi vì mỗi trường thành viên đều có kế hoạch và ưu tiên của riêng mình, không nhất thiết phải gắn chặt với mục tiêu chung của đại học lớn. Sự thiếu tích hợp làm cho chúng không thể tạo nên một sự đồng nhất cốt lõi và một tình cảm chung về mục đích.

Khi không có một tầm nhìn chung, nhiệm vụ thiết kế và thực hiện một dự án phát triển đổi mới cho toàn bộ trường đại học trở thành bất lực. Các cơ sở đại học phi tập trung có xu hướng trở thành không hiệu quả vì sự trùng lặp của việc cung cấp các khóa học và các cấu trúc hành chính.

Các hoạt động trong giảng dạy và nghiên cứu vẫn được giữ trong nội bộ các trường và khoa riêng biệt. Những nỗ lực đa ngành bị cản trở. Các nguồn lực tài chính và khoa học không được chia sẻ rộng rãi".

Nên chăng thay đổi mô hình đại học quốc gia và đại học vùng?

Theo GS Lâm Quang Thiệp, các đại học quốc gia và đại học vùng là các cơ sở GD ĐH quan trọng của hệ thống GD ĐH Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình hiện tại của các đại học quốc gia và đại học vùng, một sản phẩm có tính "biện pháp tình thế" trong quá trình đổi mới GD ĐH, gặp nhiều vấn đề gay cấn, làm cho các cơ sở đó không phát triển mạnh mẽ như mong muốn.

Trong tình hình nói trên, có nên đặt vấn đề thay đổi mô hình của các đại học quốc gia và đại học vùng hay không?

GS Thiệp cho rằng: "Đây là vấn đề lớn của Nhà nước. Tuy nhiên, chúng tôi những người trong cuộc có theo dõi diễn biến của việc xây dựng các đại học quốc gia và đại học vùng trong quá trình đổi mới GD ĐH và của các chuyên gia GD ĐH của WB đề xuất: Hệ thống GD ĐH nước ta nên xây dựng theo các mô hình university (đại học đa lĩnh vực) thực sự, không nên sử dụng đại học hai cấp. Muốn vậy, tùy theo điều kiện cụ thể nên xử lý một đại học hai cấp nào đó theo một trong hai giải pháp:

Thứ nhất, cho phép các trường thành viên đơn ngành đơn lĩnh vực phát triển thành các university và đại học hai cấp biến thành một tập đoàn các university với sự liên kết rất lỏng lẻo theo kiểu UC hoặc CSU của bang California, Hoa Kỳ.

Thứ hai, đại học hai cấp chuyển thành một university đơn nhất thực sự, thay đổi bộ phận điều phối trung gian thành cấp điều hành trực tiếp, toàn bộ university có một chương trình đào tạo chung, như kiểu ĐH Cần Thơ và một số đại học đa lĩnh vực khác ở nước ta.

Trong văn bản (The World Bank, 2018) các chuyên gia GD ĐH của WB cũng đề xuất các giải pháp thay đổi mô hình của các đại học quốc gia và đại học vùng. Cụ thể: "trong university" nên có các trường (Schools, institutes, faculties) chứ không phải các "university".

Luật GD ĐH sửa đổi nên tạo một điểm gặp tích hợp các đại học thành viên vào một "university" mạnh mẽ và thống nhất nhằm dẫn đến sự xuất sắc về học thuật và công nhận quốc tế.

Việc tái cấu trúc dần dần sẽ làm hài hòa các thiết chế quản trị, và nếu quản lý tốt, nó có thể mang lại lợi ích quan trọng như các nguồn lực được chia sẻ chung, và các nỗ lực được hợp tác cho phép university thống nhất phát huy ưu thế so sánh của nó và tạo nên nền học vấn theo các cách chưa từng có.

Hay một cách tiếp cận khác, ưu tiên thấp hơn nhưng vẫn tốt hơn hiện trạng là: "Cho phép giám đốc đại học lớn được lựa chọn và bổ nhiệm hiệu trưởng các trường thành viên và có toàn quyền phân phối ngân sách cho các trường thành viên, cũng như có quyền lực các chức vụ học thuật và quản lý cao cấp trong các trường thành viên".

Cùng với việc sửa đổi Luật GD ĐH và ban hành các chủ trương tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GD ĐH, GS Thiệp cho rằng, hy vọng Nhà nước sẽ có chủ trương điều chỉnh mô hình các đại học quốc gia và đại học vùng nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả của chúng, vì các cơ sở GD ĐH đó có tác động quan trọng và lâu dài đến sự phát triển của hệ thống GD ĐH nước ta.

Hồng Hạnh ( ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế Mr Hunter Lê Khắc NgọCông an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế Mr Hunter Lê Khắc Ngọ
08:55:22 21/12/2024
Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"
09:10:44 21/12/2024
Thanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCMThanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCM
11:57:46 21/12/2024
CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Vừa đổ bệnh thì vợ có nhân tình, anh tôi bỏ 300 nghìn làm một việc khiến chị dâu sợ hãi đến giàVừa đổ bệnh thì vợ có nhân tình, anh tôi bỏ 300 nghìn làm một việc khiến chị dâu sợ hãi đến già
09:03:49 21/12/2024
Mẹ chồng bàn kế hoạch Noel, mặt mày tôi xám ngoét, kỉ niệm dịp lễ năm ngoái vẫn khiến tôi run sợ khi nhớ lạiMẹ chồng bàn kế hoạch Noel, mặt mày tôi xám ngoét, kỉ niệm dịp lễ năm ngoái vẫn khiến tôi run sợ khi nhớ lại
09:15:05 21/12/2024
Nữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷNữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷ
11:23:32 21/12/2024
Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone RingsNụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings
13:13:07 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giây

Hoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giây

Sao việt

14:29:19 21/12/2024
Mới đây, Hoa hậu Mai Phương khiến cư dân mạng đứng ngồi không yên khi chia sẻ đoạn clip vỏn vẹn chỉ 4 giây trên mạng xã hội.
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ

Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ

Sao châu á

14:25:41 21/12/2024
Ngày 21/12, tờ Sohu đưa tin cánh paparazzi đã tung clip Lưu Hiểu Khánh bị nhiếp ảnh gia Cổ Kha chặn đường đe dọa sau khi họ xảy ra bất hòa, kiện tụng hậu chia tay.
"Tổ hợp cờ bạc" bên trong nhà lồng chợ ở Vĩnh Long

"Tổ hợp cờ bạc" bên trong nhà lồng chợ ở Vĩnh Long

Pháp luật

14:18:01 21/12/2024
Ngày 21/12, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, vừa kết hợp với Công an huyện Trà Ôn bắt quả tang nhóm người tụ tập mua bán số đề và đánh bài ăn thua bằng tiền.
Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?

Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?

Tv show

14:13:31 21/12/2024
Trải qua 3 công diễn, Mỹ Linh đang chiếm ưu thế khi chiến thắng cả 3 công diễn và giành được 4 bông hoa đạp gió (tên gọi của vị trí ra mắt nhóm nhạc năm nay).
"Khoe" thu nhập tháng 110 triệu nhưng khi tiết lộ tiền học cho con, bà mẹ Hải Phòng bị "ném đá": Chị có nhầm không?

"Khoe" thu nhập tháng 110 triệu nhưng khi tiết lộ tiền học cho con, bà mẹ Hải Phòng bị "ném đá": Chị có nhầm không?

Netizen

13:22:35 21/12/2024
Câu hỏi Tiền học cho con bao nhiêu là đủ? thực sự không có câu trả lời chung vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như địa điểm học, loại hình trường học, chương trình giáo dục, và tình hình tài chính của gia đình.
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng

Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng

Hậu trường phim

13:18:47 21/12/2024
Sự nghiệp của nam diễn viên hầu như không còn tác phẩm nào vì bạn diễn đã bị cấm hoạt động nghệ thuật, phim bị gỡ bỏ.
Măng tô là kiểu áo khoác 'cân đẹp' mọi vóc dáng

Măng tô là kiểu áo khoác 'cân đẹp' mọi vóc dáng

Thời trang

12:57:26 21/12/2024
Áo khoác măng tô không chỉ là lựa chọn lý tưởng cho mùa lạnh mà còn là điểm nhấn hoàn hảo, mang đến vẻ ngoài sang trọng và đẳng cấp cho người mặc. Phom dáng tối giản được nâng tầm bởi sự tinh tế trong từng đường cắt may.
5 công thức ủ tóc dễ thực hiện tại nhà

5 công thức ủ tóc dễ thực hiện tại nhà

Làm đẹp

12:55:41 21/12/2024
Protein có trong sữa chua giúp sợi tóc chắc khỏe, ngăn ngừa chẻ ngọn và hư tổn. Trong khi đó, acid lactic cũng giúp dưỡng ẩm cho tóc và khi gội sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết.
Những khoáng vật tự nhiên quý hiếm có đặc tính kỳ lạ trên thế giới

Những khoáng vật tự nhiên quý hiếm có đặc tính kỳ lạ trên thế giới

Lạ vui

12:45:58 21/12/2024
Khoáng vật nằm rải rác ở khắp mọi nơi trên hành tinh, từ những vệt lấp lánh trong sỏi hoặc cát cho đến những viên ngọc thực sự được ẩn giấu bên dưới lòng đất.
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc

Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc

Tin nổi bật

12:44:17 21/12/2024
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, doanh nghiệp tổ chức sự kiện đủ giấy chứng nhận kinh doanh, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng minh nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực

Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực

Sức khỏe

12:43:05 21/12/2024
Vẫn phải ngồi trên xe lăn nhờ mẹ đẩy, chiều 20/12, cô bé N.T.N.Y (10 tuổi, ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) háo hức được xuống đón Giáng sinh sớm cùng nhiều bệnh nhi đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương.