Góp ý Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD đại học
Chiều 12/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An chủ trì Toạ đàm góp ý cho Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Thứ trưởng Lê Hải An chủ trì buổi tọa đàm
Cùng dự có lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT, giám đốc các Đại học, hiệu trưởng các trường đại học và các chuyên gia.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2019 sắp tới và kèm với đó là Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Theo dự thảo của Nghị định, có 19 điều, trong đó có nhiều điều đang nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia về tính khả thi cũng như những vướng mắc sẽ gặp phải khi thực thi.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu quan tâm đến những vấn đề liên quan đến việc đặt tên, đổi tên cơ sở giáo dục đại học; chuyển trường đại học thành đại học; phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam; hoạt động khoa học công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học. Các đại biểu cũng góp ý về cách bố cục văn bản trong Nghị định, về những định nghĩa, khái niệm.
Lan Anh
Video đang HOT
Theo giaoducthoidai
Trao đổi những vấn đề quan trọng của giáo dục ĐH năm 2019
Hội nghị Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 được Bộ GD&ĐT tổ chức sáng nay (28/12) theo hình thức trực tuyến tại 3 đầu cầu: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An, cho biết: Trong năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT cùng với toàn hệ thống giáo dục trong cả nước đã nỗ lực phấn đấu, khép lại năm 2018 với những kết quả đáng khích lệ; từ điều hành quản lý nhà nước ở góc độ vĩ mô đến thành tích của các em học sinh trong cả nước.
Trong các kết quả tiêu biểu, nổi bật của ngành, lĩnh vực giáo dục đại học và đào tạo giáo viên đóng góp đáng kể.
Có thể kể đến Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 với nhiều điểm mới nhằm thúc đẩy giáo dục đại học phát triển.
Trong đó có các điểm mới quan trọng như: Xác định rõ hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nhưng không gây xáo trộn trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học hiện hành;
Tạo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục; tạo cơ sở pháp lý rõ ràng về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học;
Tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học; đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tải sản; đổi mới quản trị đại học, xác định mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế quản trị phù hợp với tính chất của từng loại hình cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục để quản trị đại học được hiệu quả; trao thực quyền cho Hội đồng trường...
Năm 2018, lần đầu tiên, 2 trường đại học của Việt Nam lot top 1.000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng QS; có 7 trường đại học của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng 505 đại học tốt nhất Châu Á năm 2019 (QS Asia 2019).
Công tác kiểm định chất lượng đã đạt được kết quả khả quan, nhất là đối với kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học. Đến nay, cả nước đã có 117 cơ sở được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục, chiếm hơn 50% tổng số cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. Công tác đảm bảo chất lượng và văn hóa chất luợng đã được các trường chú trọng xây dựng.
Công tác tuyển sinh năm 2018 đã diễn ra thuận lợi, ổn định, bước đầu tạo ra dược môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thu hút sinh viên giỏi giữa các trường. Bộ GD&ĐT ghi nhận và đánh giá cao đóng góp của các trường trong thành công này. Đặc biệt là khối các trường sư phạm.
Quản trị đại học tiếp tục được nâng cao, đã có 24 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77; 3 trường chuẩn bị được phê duyệt cơ chế thí điểm không còn Bộ chủ quản, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình tự chủ đại học.
Giáo dục đại học trong năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo Thứ trưởng, chúng ta cũng phải cùng nhìn nhận thẳng thắn, vẫn còn những vấn đề mà xã hội, người dân quan tâm.
Hội nghị, Thứ trưởng yêu cầu tập trung thảo luận về kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học trong năm 2019, xác định rõ nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước và của các cơ sở giáo dục; công tác triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Gắn chặt kế hoạch nhiệm vụ của giáo dục đại học với chỉ thị 2919 của Bộ trưởng về nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục năm học 2018 2019.
Cùng với đó, là vấn đề về tự chủ đại học, Hội đồng trường. Trên cơ sở đánh giá kết quả trong năm 2018, đề xuất giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019; khắc phục các vấn đề còn tồn tại;
Tư vấn tuyển sinh, phát triển các ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội và theo kịp cách mạng công nghiệp 4.0, điều tiết các ngành khó tuyển sinh, đảm bảo chất lượng sinh viên đầu vào;
Công khai cơ sở dữ liệu đảm bảo chất lượng cũng như chế tài đối với những trường vi phạm. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục/kiểm định chương trình đào tạo; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo/khởi nghiệp; truyền thông giáo dục đại học.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Sắp xếp hệ thống trường sư phạm: Điểm xuất phát phải từ nhu cầu Văn phòng Chương trình Khoa học Giáo dục (Bộ GD&ĐT) vừa phối hợp với Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên tổ chức Tọa đàm báo cáo luận cứ khoa học và phương án sắp xếp lại các trường sư phạm. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học Giáo dục chủ trì Tọa đàm. Cùng dự có Thứ...