Góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi): Phụ huynh ủng hộ bổ sung nội dung về đầu tư giáo dục
Với cha mẹ học sinh, bên cạnh chất lượng giáo dục, chi phí cho giáo dục là vấn đề rất được quan tâm. Với những chỉnh lý trong Luật Giáo dục (sửa đổi) liên quan đến nội dung đầu tư cho giáo dục, cha mẹ học sinh đều bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ làm rõ nội hàm các khoản thu cấu thành nên học phí, Nhà nước hỗ trợ trường tư thục một phần học phí…
Ông Nguyễn Công Khuyến – 80 tuổi, ngõ Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội: Đề nghị hỗ trợ một phần học phí cho các trường tư thục
Tôi có cháu nội đang học cấp 2 ở trường dân lập. Bậc tiểu học cháu học trường công lập, các khoản đóng góp không nhiều, mỗi tháng chỉ vài trăm nghìn đồng do được Nhà nước hỗ trợ. Nay học trường tư, học phí đóng gần 10 triệu đồng. So với mức thu nhập của bố mẹ cháu là cán bộ công chức Nhà nước thì cũng mất 1/2 thu nhập hàng tháng rồi. Lo cho con ăn học thì không gia đình nào tiếc công tiếc của, nhưng tính đếm hàng tháng cũng phải chi li, dành hết cho con.
Miễn học phí với học sinh trường công lập nhưng Nhà nước chưa bù đắp tương ứng một phần học phí cho học sinh trường dân lập, nhìn tổng thể có thể thấy chưa công bằng đối với học sinh và cha mẹ học sinh.
Ông Nguyễn Công Khuyến
Trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung, tôi đọc thấy có hướng chỉnh sửa nội dung Chính phủ quy định lộ trình thực hiện chính sách không thu học phí đối với học sinh THCS công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với học sinh THCS trường tư thục, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách Nhà nước, trước mắt ưu tiên thực hiện ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn…
Tôi ủng hộ nội dung bổ sung này, hỗ trợ cả trường tư thục, dân lập ở thành phố. Nếu trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ một phần học phí, theo đó, các gia đình cho con học trường tư thục, dân lập sẽ giảm bớt gánh nặng học phí hàng tháng. Các nhà trường nhận khoản hỗ trợ của Nhà nước cũng sẽ có thêm trách nhiệm bảo đảm chất lượng giáo dục – đào tạo trước Nhà nước, trước nhân dân. Họ cũng bớt đi áp lực phải có tiền để trả lương cho giáo viên, chi trả cho vận hành của nhà trường để tập trung nâng cao chất lượng.
Mong Quốc hội sớm thông qua điều chỉnh về phần hỗ trợ của Nhà nước với học phí trường tư thục, dân lập – cả thành phố lẫn vùng miền núi, vùng khó khăn.
Video đang HOT
Anh Trần Quyết Thắng – 40 tuổi, Phó Giám đốc Tân Cảng Hồng Ngọc – TPHCM: Yên tâm bỏ vốn đầu tư cho trường học
Tôi có hai con gái, đang độ tuổi mẫu giáo nhưng đã ghi danh vào một trường quốc tế liên cấp tại TPHCM. Tôi quan tâm đến các quy định về xã hội hóa giáo dục. Tôi muốn đầu tư một khoản tiền vào trường, vừa để cho các cháu có chỗ học, vừa là một khoản đầu tư lâu dài, nhưng không thấy có ưu đãi gì với việc đầu tư cho giáo dục ở trường quốc tế.
Nhìn thực tế có thể thấy, các luật chuyên ngành về đất đai, tài chính, tín dụng, thuế đã có chính sách ưu đãi xã hội hóa nói chung nhưng chưa có chính sách riêng hỗ trợ xã hội hóa giáo dục. Các quy định về bảo hộ, ưu đãi, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực GD-ĐT còn chung chung, không cụ thể….
Anh Trần Quyết Thắng và con gái
Theo dõi về nội dung quy định đầu tư, xã hội hóa cho loại hình trường dân lập, tư thục, trường quốc tế, tôi đồng tình bổ sung Điều 62 Dự thảo về các ưu đãi thu hút đầu tư đối với trường dân lập, trường thư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, trường dân lập, tư thục theo tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng nhận đào tạo đặt hàng của Nhà nước, đào tạo mũi nhọn, đầu tư nghiên cứu khoa học… Vậy nên, việc bổ sung Điều 101 quy định: “Trường dân lập, tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo đơn đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng, được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 83 của Luật Giáo dục” là hoàn toàn chính đáng.
Chị Nguyễn Hiền Trang – 31 tuổi, Chuyên viên Truyền thông Tập đoàn VC Corp, Hà Nội: Luật Giáo dục cần quy định rõ học phí gồm những khoản gì
Chị Nguyễn Hiền Trang và con trai
Con trai tôi năm tới học lớp 1. Theo Luật Giáo dục 2005 thì học sinh tiểu học không phải đóng học phí. Nhưng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tôi vẫn nghe tại nhiều trường công lập diễn ra tình trạng lạm thu. Thay vì không phải đóng học phí, cha mẹ học sinh lại phải đóng tiền này, tiền khác, có nhiều khoản vô lý khiến dư luận bức xúc. Tâm lý khi đi họp phụ huynh là cảnh giác trước những đề xuất đóng góp của nhà trường, kéo theo đó có thể thiếu tin tưởng vào chất lượng giáo dục… Tôi rất lo lắng khi cháu vào học lớp 1 gia đình tôi có phải đóng góp nhiều không, các khoản đóng góp có xứng đáng, đúng luật hay không.
Về Luật định, tôi cho rằng việc bổ sung quy định rõ học phí gồm những khoản gì là thực sự cần thiết. Hiện tại, nói đến “học phí” mỗi nơi hiểu một kiểu, dẫn tới hiện tượng lạm thu, các khoản thu biến tướng như hiện nay.
Đồng thời bổ sung quy định rõ học sinh cấp nào, trẻ mầm non mấy tuổi không phải nộp học phí. Khẳng định trong Luật Giáo dục Nhà nước bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động để thực hiện phổ cập giáo dục.
Gia Hân (ghi)
Theo giaoducthoidai
TP.HCM áp dụng mức học phí mới từ tháng 1.2019?
Nếu HĐND thông qua vào kỳ họp tháng 12 tới thì học sinh THCS tại TP.HCM sẽ đóng học phí theo mức mới từ tháng 1.2019.
Học sinh THCS trong giờ thực hành - BẢO CHÂU
Ngày 22.11, liên Sở Tài chính và Sở GD-ĐT TP.HCM đã trình UBND TP.HCM đề xuất mức thu học phí đối với học sinh bậc THCS trong thời gian chờ Quốc hội thông qua Luật Giáo dục quy định miễn học phí bậc mầm non và THCS.
Theo đó, liên sở đề xuất giảm học phí từ 100.000 đồng/tháng/học sinh xuống còn 60.000 đồng/tháng/học sinh đối với học sinh các quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 ,12, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Thạnh. Và giảm từ 85.000 đồng xuống còn 30.000 đồng/tháng/học sinh đối với học sinh các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè.
Từ phương án tham mưu nói trên, UBND TP.HCM sẽ thực hiện văn bản và trình với HĐND TP.HCM trong kỳ họp tháng 12 sắp tới. Nếu HĐND thông qua thì việc giảm học phí sẽ thực hiện ngay từ tháng 1.2019.
Được biết, nếu thực hiện mức thu học phí đề xuất như trên, mỗi năm, ngân sách TP.HCM sẽ bù vào hơn 150 tỉ đồng để thực hiện cho tất cả học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 trên địa bàn.
Sở dĩ, TP.HCM thực hiện việc giảm học phí bậc THCS vào thời gian này vì trước đó, vào ngày 12.9, UBND TP.HCM gửi văn bản đến Bộ Tài chính xin chủ trương miễn học phí cho học sinh bậc THCS tại các trường công lập thuộc TP.HCM. Trong văn bản kiến nghị gửi Bộ Tài chính, UBND TP.HCM cho biết hiện nay TP.HCM thu học phí bậc THCS theo 2 mức: 100.000 đồng/học sinh/tháng (áp dụng trên địa bàn 19 quận nội thành); 85.000 đồng/học sinh/tháng (áp dụng trên địa bàn 5 huyện ngoại thành). Số tiền thu học phí bình quân 350 tỉ đồng/năm. Và nguồn kinh phí để bù đắp chi phí khi miễn học phí bậc THCS sẽ cân đối từ ngân sách của thành phố.
Sau đó, đến ngày 10.10, Bộ Tài chính gửi công văn trả lời UBND TP.HCM với những nội dung như sau: "Việc miễn học phí cho học sinh bậc THCS tại các trường công lập thuộc TP.HCM thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Việc quy định đối tượng không đóng học phí phải được quy định trong Luật Giáo dục, thuộc thẩm quyền của Quốc hội".
Đồng thời, Bộ Tài chính có ý kiến đề cập đến tác động về miễn học phí rằng: "Do TP.HCM là địa phương có thu nhập bình quân đầu người thuộc diện cao trong cả nước nên mức đóng học phí từ 85.000 đến 100.000 đồng/tháng/học sinh không phải quá lớn, tạo gánh nặng cho cha mẹ học sinh. Đồng thời việc miễn giảm học phí sẽ tạo sự không thống nhất giữa các gia đình có con theo học bậc THCS trên địa bàn thành phố và các địa phương liên quan".
Vì vậy, trong khi chờ Luật Giáo dục mới có nội dung miễn học phí bậc mầm non, THCS được Quốc hội thông qua, tại Hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 18 diễn ra vào tháng 10 vừa qua, thành phố đã đề cập đến phương án đưa học phí bậc THCS về mức tối thiểu theo khung quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ.
Theo thanhnien
THPT quốc gia không phải là kỳ thi '2 trong 1' Ông Mai Văn Trinh khẳng định kỳ thi THPT quốc gia mục đích chính, quan trọng nhất là dùng kết quả để xét tốt nghiệp THPT và là cơ sở cho các trường đại học tuyển sinh. Tại buổi trao đổi với báo chí vào ngày 29/9 tại Vũng Tàu, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ...