Góp tiền thưởng học sinh giỏi cho miền Tây hạn mặn
Lê Minh Đức – học sinh lớp 8A9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) – quyên góp được hơn 33 triệu đồng gửi tặng người dân các tỉnh miền Tây gặp hạn mặn.
Bạn Lê Minh Đức – Ảnh: TIẾN LINH
Điều đặc biệt là Đức cũng như nhiều bạn khác đã dành tiền từ phần thưởng học sinh giỏi của mình đóng góp. Số tiền này cùng 130 thùng mì gói vừa được chuyển đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM.
* Từ đâu Đức có ý thực hiện một chương trình quyên góp cho đồng bào miền Tây chịu hạn mặn?
- Mình đọc báo và nghe nhiều tin hạn mặn từ đầu tháng 1-2020. Đến tháng 2, tháng 3, tình hình vẫn nghiêm trọng, lại thêm dịch COVID-19 khiến người dân như chịu tác động kép. Trong thời gian tạm nghỉ học, mình quyết định sẽ làm điều gì đó cho đồng bào ở miền Tây.
Thế là mình trích số tiền dành dụm từ các cuộc thi học sinh giỏi của mình được khoảng 3 triệu đồng, thêm 1 triệu đồng tiền lì xì tết của em gái, đem đến gửi cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM.
Thấy số tiền chưa đủ lớn trong khi có thể vận động nhiều hơn, mình bắt đầu lên ý tưởng và thực hiện chương trình “Chia sẻ yêu thương”. Lúc đầu mình muốn vận động 1 tấn gạo, nhưng sau khi được các cô chú trong Mặt trận tư vấn, mình chuyển sang quyên góp tiền mặt.
* Việc quyên góp diễn ra như thế nào?
- Lúc đầu mình cũng lo lắng vì sợ người khác không tin tưởng giao tiền cho một học sinh lớp 8, nhưng được bố mẹ động viên có khó khăn bố mẹ sẽ ở bên giúp đỡ.
Mình tin rằng những thành tích học tập với một số giải thưởng các cấp sẽ tạo uy tín cá nhân khi bắt đầu vận động cho chương trình. Đây cũng là chương trình quyên góp đầu tiên mình làm.
Mình bắt đầu viết trên trang Facebook cá nhân, nêu rõ lý do, mục đích, chỉ tiêu gây quỹ và hình thức gửi tặng của chương trình. Mình viết chân thành thì hi vọng mọi người sẽ thêm tin tưởng. Mình vận động những người bạn thân thiết và bạn bè của bố mẹ nữa.
Các bạn mình mỗi người góp một ít, có người 200.000 đồng, người 500.000 đồng, có người nhiều hơn, góp gió thì thành bão. Những bạn không thể chuyển khoản trong mùa dịch thì giúp đỡ bằng cách chia sẻ và lan tỏa bài viết đến nhiều người hơn.
Kết quả thật không ngờ, mọi người hưởng ứng rất lớn. Mục tiêu ban đầu chỉ là 20 triệu và 100 thùng mì gói. Nhưng sau một tuần từ ngày 8 đến 15-4, mình quyên góp được 33,7 triệu đồng và 130 thùng mì gói. Tổng cộng có đến gần 50 người chung tay trong dịp này.
* Điều khiến Đức nhớ nhất sau một tuần quyên góp thành công là gì?
- Trước hết là sự hưởng ứng rất lớn từ người thân, bạn bè và cả các thầy cô. Khi nhận được số tiền chuyển khoản từ các thầy cô, trong đó có cả thầy hiệu trưởng và cô chủ nhiệm, mình rất bất ngờ và xúc động. Thầy cô luôn quan tâm, đồng hành và âm thầm hỗ trợ.
Một điều nữa là mình được bố mẹ ủng hộ. Bố mẹ còn giúp mình phần chuyển khoản vì hiện mình chưa có tài khoản ngân hàng, hỗ trợ mình liên hệ với các cô chú bạn của bố mẹ để xin quyên góp…
Hướng tới cộng đồng
Hoạt động của Đức là một trong rất nhiều chương trình hướng tới cộng đồng của học sinh nhà trường. Hướng tới cộng đồng cũng là một mục tiêu mà trường định hướng giáo dục cho học sinh, mang lại ý nghĩa tích cực trước hết cho chính các em và gia đình.
Biết quan tâm đến cộng đồng, các em sẽ có nhiều cảm xúc hơn, góc nhìn cũng nhiều màu sắc hơn, nhận thức về xã hội chín chắn hơn và không cảm thấy việc học đơn điệu. Do đó, hằng năm học sinh nhà trường được khuyến khích tham gia nhiều hoạt động như đến thăm trẻ em mồ côi, các mái ấm trong thành phố…
Thầy Nguyễn Minh (hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM)
TRỌNG NHÂN thực hiện
Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao môn địa: Phạm vi lãnh thổ
Vào lúc 19 giờ hôm nay 21.4, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 môn địa lý tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 hôm nay sẽ phát sóng chuyên đề đầu tiên của môn địa lý do thầy Trần Ngọc Anh, giáo viên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM) hướng dẫn.
Với chủ đề về Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, Biển Đông Việt Nam, thầy Ngọc Anh hướng dẫn học sinh những hệ thống kiến thức như: Đặc điểm vị trí địa lý và ý nghĩa; Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam; Đặc điểm Biển Đông và vấn đề khai thác biển đảo Việt Nam.
Thầy Trần Ngọc Anh cho biết, 10 chuyên đề ôn thi môn địa lý được xây dựng dựa trên các kiến thức cơ bản trong chương trình học lớp 12 và 11; các bài học trong sách giáo khoa có nội dung tương đồng được kết hợp để tạo nên chuyên đề ôn tập mang tính chất kết hợp so sánh. Sau mỗi nội dung học tập đều có các bài tập rèn luyện và hướng dẫn trả lời sẽ giúp các em ôn tập nhanh và hiệu quả hơn.
Bắt đầu từ ngày 20.4, vào các khung giờ 15 giờ và 19 giờ hằng ngày từ thứ 2 đến chủ nhật, trên các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 các môn khoa học xã hội như: Ngữ văn, tiếng Anh, lịch sử, địa lý, GDCD.
Chương trình do những giáo viên có kinh nghiệm của TP.HCM đang giảng dạy tại các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5), chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1), Bùi Thị Xuân (Q.1), Marie Curie (Q.3)... hướng dẫn.
Chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 có sự tài trợ, đồng hành của các đơn vị như: Tập đoàn Thiên Long, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU). Chương trình sẽ phát sóng lần lượt 88 clip dưới dạng các chuyên đề ôn tập theo định hướng kỳ thi THPT quốc gia...
Bích Thanh
Hết biến đổi khí hậu đến đại dịch Covid-19, 2k2 cần làm gì để chuẩn bị cho một năm thi cử đầy sóng gió? "Sóng gió" có lẽ chưa là đủ để miêu tả những thách thức mà các thí sinh thi đại học năm nay phải đối mặt. Nhưng đừng quên, sợ hãi, hoang mang chưa bao giờ là lời giải đúng đắn nhất cho mọi vấn đề. Hẳn có nằm mơ, các 2k2 cũng không nghĩ tới viễn cảnh mình phải trải qua một đợt...