Góp 200 triệu mua nhà nhưng không được đứng tên, tôi phản đối nên bị cả nhà chồng quay lưng
Vì chuyện mua nhà mà vợ chồng tôi chiến tranh lạnh mấy hôm nay rồi, bố mẹ chồng thì giận tôi lắm.
Tôi và chồng mới cưới nhau được vài tháng, do nhà bố mẹ chồng ở khu tập thể khá chật hẹp nên sau khi cưới hai đứa ra ngoài thuê nhà ở với giá 5 triệu một tháng, chưa kể điện nước, dịch vụ linh tinh. Vả lại, tôi cũng muốn ở riêng cho thoải mái, chứ sống chung làm gì, nói gì cũng phải nhìn sắc mặt bố mẹ chồng tôi thấy ngột ngạt lắm.
Hơn nữa, mẹ chồng vốn không thích tôi từ trước. Hồi mới yêu mẹ đã phản đối hai đứa đến với nhau, chồng tôi thuyết phục mãi mẹ mới chịu rước tôi về làm dâu. Đám cưới khá hoành tráng, “đẹp mặt” đôi bên nhưng dù gì mẹ cũng chẳng ưa nàng dâu này thì ở chung sớm muộn gì cũng xảy ra mâu thuẫn, vì vậy tôi chọn ra riêng ngay từ đầu.
Cách đây vài tuần, bố chồng tôi có suất mua chung cư giá rẻ dành cho cán bộ công tác trong ngành. Căn hộ gần 70m2 với 2 phòng ngủ, có giá 1,5 tỷ đồng và ở trong nội thành, cách nhà bố mẹ chồng không xa và cũng tiện đường 2 vợ chồng tôi đi làm.
Bố chồng có suất mua nhà nên gọi vợ chồng tôi về bàn bạc. (Ảnh minh họa)
Chẳng mấy khi có suất, bố gọi 2 vợ chồng tôi về bàn bạc ngay. Bố nói sẽ rút 1,3 tỷ tiền tiết kiệm của bố mẹ ra, vợ chồng tôi bỏ thêm 200 triệu nữa để mua căn nhà đó. Nghe bố nói vậy, vợ chồng tôi mừng lắm. Vì bây giờ tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng chỉ xấp xỉ 20 triệu, với mức lương này thì không biết đến mùa quýt nào mới mua được nhà, mà lại là nhà ở nội thành như thế.
Tôi gọi điện về quê thưa chuyện với nhà đẻ, bố mẹ đồng ý cho vợ chồng tôi 100 triệu. Phần còn lại hai vợ chồng dồn tiền vàng cưới, tiền tiết kiệm vài tháng cũng hòm hòm rồi. Những tưởng mọi thứ sẽ thuận lợi thì vấn đề lại phát sinh.
Mấy hôm trước, bố chồng bất ngờ thông báo đây là suất mua nội bộ nên căn nhà phải đứng tên của ông, ít nhất là trong 3 năm đầu. Sau thời gian đó, ông mới có thể sang tên đổi chủ cho vợ chồng tôi được. Trong đó có cả tiền của vợ chồng tôi và bố mẹ tôi, nhưng sổ đỏ lại đứng tên bố chồng, chuyện vô lý như vậy thì ai mà chịu được chứ. Biết chuyện này, bố mẹ tôi cũng không đồng ý đổ tiền vào mua nhà.
Video đang HOT
Tiền nhà chúng tôi góp mà tôi không được đứng tên, nghe quá vô lý nên tôi không chấp nhận. (Ảnh minh họa)
Sau khi tìm hiểu qua một số kênh tư vấn về luật cũng như được bạn bè khuyên nhủ, tôi về nhà bàn bạc với chồng trước:
- Em nghĩ kỹ rồi, căn nhà đứng tên bố anh cũng được nhưng ông bà phải viết giấy cam kết rõ ràng với vợ chồng mình. Sau 3 năm, bố mẹ phải làm thủ tục sang tên cho hai vợ chồng, nếu không thì phải hoàn trả lại phần 200 triệu mà bọn mình và bố mẹ em đã bỏ ra. Chứ lời nói gió bay, nói miệng hứa suông là không được. Em không yên tâm được.
- Sao em không biết điều thế? Bố mẹ từ trước tới giờ có tiếc gì với vợ chồng mình không mà em lại tính toán chi li, thiệt hơn như thế? Tụi mình không đi tuần trăng mật vì tiếc tiền, bố mẹ cũng cho tiền để hai đứa đi du lịch còn gì. Tuần nào mẹ cũng nấu đồ ăn, gọi hai đứa về lấy mang đi. Em sợ bị bố mẹ lừa mất tiền à? Người ngoài biết được họ lại cười cho thối mũi ra.
Hai vợ chồng không có tiếng nói chung nên chúng tôi chiến tranh lạnh mấy ngày hôm nay rồi. Tôi chưa thuyết phục được chồng đứng về phe mình thì mẹ chồng đã biết chuyện rồi. Bà giận tôi lắm, tuyên bố sẽ tự đi vay thêm tiền mua nhà rồi cho thuê hoặc chuyển qua đó ở, còn vợ chồng tôi tự lo.
Nghĩ thật nực cười, con thì ở nhà thuê, bố mẹ có nhà lại không cho con ở. Còn chuyện tôi muốn bố mẹ chồng viết giấy làm chứng cũng là chuyện hợp tình hợp lý, thời buổi giờ ruột thịt còn trở mặt với nhau vì tiền đó thôi. Nhỡ đâu 3 năm sau bố mẹ chồng lại giở quẻ không chuyển nhượng nhà sang cho vợ chồng tôi thì sao? Nhỡ trong 3 năm đó vợ chồng tôi bỏ nhau thì tôi và bố mẹ mất không tiền nhà cho nhà anh à? Còn nếu không âm thầm toan tính gì thì tại sao bố mẹ chồng không dám viết chứ, có mấy chữ chứ có phải làm giấy tờ, thủ tục gì lằng nhằng quá đâu.
Mẹ kế của tôi không thể sinh con
Từ những bài xích ban đầu, chẳng biết từ khi nào tôi không thể ghét bỏ được mẹ kế của mình nữa.
Bố mẹ tôi ly hôn khi tôi còn rất nhỏ. Thời gian đầu tôi ở với mẹ cho đến khi bà quyết định xuất khẩu lao động, sau nhiều bàn bạc mọi người đều thống nhất sẽ để bố tiếp tục nuôi dưỡng và giám hộ cho tôi.
Vậy là sau 6 năm trời chưa từng biết bố là ai, tôi đã lần đầu được gặp bố vào một buổi chiều chủ nhật. Khác hoàn toàn với những bộ phim truyền hình, lần đầu gặp gỡ của hai bố con tôi chẳng vui vẻ chút nào.
Tôi không biết người đàn ông lạ mặt đó là ai nên phản ứng dữ dội vì nghĩ mình bị bắt cóc. Tôi giãy gịua thậm chí đấm đá bằng hết sức lực của một đứa trẻ con để thoát khỏi vòng tay của bố. Tôi đưa mắt nhìn về phía ông bà ngoại, mẹ và các dì để cầu cứu nhưng mọi người đều chỉ đứng nhìn mà thôi. Vậy là cứ thế tôi được đưa về nhà nội với khuôn mặt giàn gịua nước mắt.
Khi về với căn nhà mới, tất cả thành viên trong gia đình đều lạ lẫm với tôi nhưng cũng may trẻ con thường có khả năng thích nghi khá tốt nên chỉ sau khoảng thời gian ngắn tôi đã dần dần trở nên tin tưởng và bám riết lấy bố.
Bố tôi rất chiều con gái, hơn nữa 6 năm trời không được ở cạnh con nên ông yêu thương, chiều chuộng tôi gấp bội phần. Vì sinh non nên tôi lúc nào cũng ốm đau dặt dẹo, người nhỏ xiú như cái kẹo mút dở.
Kể từ đó cuộc sống của hai bố con diễn ra khá êm đềm. Cuối tuần bố sẽ đưa tôi sang nhà ông bà ngoại để thăm mọi người. Ở thời điểm đó, với tâm lý của một đứa trẻ, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng, ngoại trừ những lúc nhớ mẹ thì tôi chẳng mong ước gì hơn nữa.
Có lẽ vì thiếu thốn tình cảm nên tôi trở nên khá nhạy cảm với những người thân của mình cũng như những biến động trong cuộc sống. Bởi vì lẽ đó mà năm tôi 12 tuổi, bố quyết định đi bước nữa thì bầu trời nhỏ bé của một đứa trẻ con mang tâm hôn mong manh dường như sụp đổ.
Tôi đã phản ứng rất tiêu cực. Tôi bỏ nhà ra đi, tuyệt thực, không học hành đàng hoàng, đám đúm với đám bạn hư hỏng và có thái độ rất ngang ngược với bố. Tất cả chỉ để bố cảm thấy khó mà bỏ đi cái ý nghĩ sẽ lấy vợ hai đi.
Cũng phải nói đến sự nhiều chuyện của các bà hàng xóm. Trẻ con đơn giản lắm, người lớn gieo rắc vào đầu óc non nớt của chúng điều gì thì cũng cũng dễ dàng nghe theo và nghĩ đó là sự thật. Khi ấy, chuyện bố tôi hay đưa đón mẹ kế tương lai cứ được truyền hết từ miệng người này sang miệng người khác. Có người gọi tôi lại và nói rằng bố mà lấy vợ hai là kiểu gì tôi cũng bị cho ra rìa. Và tôi thật sự đã tin mẹ kế sẽ khiến tôi bị bố cho ra rìa thật.
Mẹ kế của tôi thật sự chuyển đến nhà ở cùng bố con tôi mà chẳng có một đám cưới hỏi nào hết. Mãi về sau này tôi mới biết, một cô gái trẻ mới hơn 20 như dì đã chủ động yêu cầu không tổ chức đám cưới vì sự làm ảnh hưởng đến tâm lý của tôi.
Tôi không hề ưa mẹ kế một chút nào. Chính vì vậy mỗi sáng tỉnh dậy, tôi đều sẵn sàng cho một cuộc chiến không hồi kết. Đến bữa cơm, cứ không thấy món nào tôi sẽ đòi bằng được món đó thì thôi. Mỗi lần bố và dì dặn dò tôi làm việc gì đó thì tôi sẽ phải bằng mọi giá làm ngược lại yêu cầu của người lớn cho bằng được thì thôi.
Bởi vì tâm trạng không tốt nên tôi học hành cũng thảm hại theo. Mặc dù bố rất chiều chuộng con gái nhưng với chuyện học tập thì ông nghiêm khắc vô cùng, khi biết điểm số của mình kém đến như vậy, tôi sợ hãi không dám hé răng bảo bố đi họp phụ huynh.
Tôi không rõ vì một lý do nào đó mà mẹ kế tôi đã chủ động đi họp phụ huynh thay bố. Tôi lúc đó thật sự vừa nhẹ nhõm nhưng cũng vừa sợ hãi vì biết đâu đấy, mẹ kế ác độc sẽ nói quá lên để bố phạt tôi nặng hơn thì sao.
Vậy nhưng đến bữa cơm tối, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường, bố hỏi mẹ kế đi học có vấn đề gì không nhưng tôi không ngờ rằng mẹ kế lại trả lời rằng không có gì đặc biệt, chỉ thông báo tiền qũy, tiền học và nhắc nhở giữa nhà trường và phụ huynh thôi.
Hôm sau, bố tôi phải trực đêm thì mẹ kế mới gọi tôi vào phòng và hỏi tôi rằng có cần học thêm gì hay bài giảng của cô giáo có vấn đề gì không. Mẹ kế nghĩ rằng tôi vốn dĩ là một đứa học rất giỏi nên nếu bỗng nhiên bị sa sút thì hẳn là có vấn đề khách quan nào đó chứ không thể là do tôi bỗng nhiên kém thông minh đi được.
Tôi không nói gì nhưng lòng tự trọng dâng lên cao, tôi không muốn trở thành đứa kém cỏi trong mắt mẹ kế nên kể từ đó tôi lao vào học để lại bù lại lượng kiến thức đã hổng của mình. Chẳng bao lâu tôi quay lại guồng học tập cũ, mẹ kế từ đó cũng không bao giờ nhắc đến chuyện điểm số thê thảm của tôi, cứ như thể nó chưa từng tồn tại vậy.
Càng ở với mẹ kế, tôi càng không thể ghét được người phụ nữ ấy. Thay vì so sánh dì với mẹ thì tôi thấy dì dần trở thành bạn của tôi nhiều hơn. Dì rất hiểu tâm lý của trẻ con, thậm chí cái giai đoạn ẩm ương tuổi dậy thì của tôi dì cũng rất tinh tế và khéo léo dắt tay tôi bước ra khỏi những khủng hoảng tâm lý.
Như đã nói, tôi là một đứa trẻ rất dễ thích nghi với hoàn cảnh, hơn nữa vì ở xa mẹ nên tôi luôn thiếu thốn tình cảm. Người ta có thể giả tạo điều gì nhưng với trẻ con thì rất khó để giải tạo tình cảm, chúng hiểu hết và biết hết ai thực sự yêu thương mình. Bởi vậy mà vài năm ở cùng dì, từ những bài xích ban đầu, tôi dần trở nên thân thiết và qúy mến người phụ nữ khôn khéo ấy.
Duy chỉ có một điều là bố và dì dù đã lấy nhau nhiều năm nhưng vẫn chưa có con. Năm tôi thi đỗ đại học thì cũng xin được học bổng đi du học tại Singapore. Tôi đã xin bố và dì một buổi họp gia đình, nghĩ rằng mình sẽ đi học xa vài năm, nhà cửa thiếu bóng người, bố và dì cũng đã đến lúc sinh em bé đi thôi.
Buổi họp gia đình ấy có lẽ đến cuối đời tôi cũng không thể quên. Không phải bố và dì không muốn có con mà là không thể có con. Vài năm trước, khi tôi bị ngã từ tầng hai xuống và phải nhập viện vì bị chấn thương thận, kì lạ thay người duy nhất cùng nhóm máu hiếm với tôi lại là dì.
Vậy là dì đã hiến cho tôi một lượng máu lớn, cũng trong thời gian đó, bác sĩ thông báo dì có khả năng sẽ không thể sinh con...
Suốt từng ấy năm, dì cũng đã cố gắng chạy chữa nhưng dường như một chút hy vọng nhỏ nhoi cũng không có.
Bố và dì không cho tôi biết là quyết định của dì, dì không muốn tôi phải cảm thấy áy náy vì bất kỳ chuyện gì.
Sáng nay, dì đã gọi điện hỏi thăm xem tôi ăn học ở xứ người như thế nào. Tôi và dì đã tám chuyện đến mức tôi súyt nữa thì muộn chuyến tàu điện ngầm để đến trường. Chỉ còn hơn một năm nữa thôi là tôi đã hoàn thành việc học tập rồi, cũng phải sớm về nhà với bố mẹ thôi.
Tấm ảnh gửi tới khi người vợ đang ở cữ và "bảo hiểm lứa đôi" phụ nữ hay lầm tưởng Máu mủ của đàn ông họ có thể không bỏ, nhưng người là mẹ của con mình có thể bỏ được không? 01 Chị Hoa Mai (Thanh Hóa) nghĩ rằng con cái là tài sản phụ nữ nhưng cũng là tài sản của đàn ông. Chị sinh 3 đứa con tù tì vì nghĩ rằng nhiều con, chồng không thể phản bội. Chồng...