Google tiếp tục ‘thắt lưng buộc bụng’, đóng cửa mảng dịch vụ gaming
Google thông báo sẽ đóng cửa dịch vụ trò chơi kỹ thuật số Stadia, dự án tham vọng gần đây nhất của công ty, để cắt giảm chi phí.
Theo Phil Harrison, Phó Chủ tịch Google, dịch vụ gaming ra mắt từ năm 2019, chạy trên điện thoại và trình duyệt Chrome, “đã không thu hút được người dùng như mong đợi” và “công ty buộc phải đưa ra quyết định khó khăn ngừng cung cấp dịch vụ streaming này”.
Stadia từng là dự án thể hiện tham vọng sử dụng công nghệ streaming đám mây để tạo ra môi trường trò chơi nhập vai “quy mô lớn” của Google.
Gã khổng lồ tìm kiếm kỳ vọng Stadia có thể cạnh tranh với các dịch vụ gaming đám mây khác như PlayStation Plus của Sony, Luna của Amazon hay Xbox Cloud Gaming của Microsoft.
Google cho biết họ sẽ hoàn tiền tất cả các giao dịch mua phần cứng của Stadia được thực hiện thông qua Google Store, cũng như các giao dịch mua trò chơi và nội dung bổ sung (add-on) trên cửa hàng Stadia.
Dự kiến, công ty sẽ hoàn tất phần lớn quá trình hoàn tiền vào giữa tháng 1/2023 và người chơi vẫn có thể tiếp tục truy cập vào thư viện trò chơi của họ đến hết ngày 18/1, thời điểm Google sẽ tắt các máy chủ của dịch vụ gaming này.
Video đang HOT
Mặc dù đóng cửa, nhưng Harrison cũng cho hay công nghệ được sử dụng trên Stadia sẽ không bị lãng phí và công ty này vẫn tiếp tục hỗ trợ phát triển các trò chơi khác trên Google Play và Google Play Games.
“Chúng tôi thấy cơ hội rõ ràng có thể ứng dụng công nghệ này trên các lĩnh vực khác của Google như YouTube, Google Play hay thực tế ảo tăng cường, hoặc cả với những đối tác khác trong ngành có chung tầm nhìn với công ty về tương lai của lĩnh vực gaming”.
Việc đóng cửa Stadia là động thái mới nhất từ CEO Sundar Pichai nhằm cắt giảm chi phí sau khi ông nói rằng muốn công ty hoạt động hiệu quả hơn 20%. Google đang có một năm đáng quên khi vốn hoá công ty giảm 34% trong năm và có báo cáo kinh doanh quý II thất vọng.
Trước đó, công ty này cũng đã dừng phát triển sản phẩm laptop Pixelbook thế hệ tiếp theo và cắt giảm tài trợ cho “vườn ươm” ý tưởng Area 120.
YouTuber cho đâm xe để kiểm chứng iPhone 14 có thực sự phát hiện tai nạn
Tính năng phát hiện va chạm Crash Detection trên iPhone 14 và Apple Watch mới sẽ gọi dịch vụ khẩn cấp cho chủ xe trong trường hợp xảy ra tai nạn ô tô.
Những va chạm nhẹ có đủ để kích hoạt? Thử nghiệm của YouTuber sẽ cho biết câu trả lời.
YouTuber quyết định cho xe va chạm thực sự để kiểm tra khả năng phát hiện của iPhone 14 - Ảnh: TechRax/YouTube
Phát hiện va chạm Crash Detection là một trong những tính năng mới đáng chú ý trên iPhone 14. Nếu phát hiện va chạm, iPhone sẽ thực hiện cuộc gọi khẩn cấp sau 20 giây (bao gồm cả thời gian chờ trước khi đếm ngược) trừ khi chủ xe hủy cuộc gọi. Nếu không ai phản ứng gì khác, sẽ có tin nhắn âm thanh gửi đến dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, thông báo về sự cố kèm tọa độ kinh độ và vĩ độ.
Để tìm hiểu xem iPhone 14 có thực sự phát hiện tai nạn giao thông hay không, nhóm đứng đằng sau kênh YouTube TechRax quyết định cho một chiếc xe thật được điều khiển từ xa đâm vào chướng ngại vật là những chiếc xe sắt vụn nằm giữa cánh đồng hoang với iPhone 14 được đặt trong xe.
Thiết lập để xe có thể tự chạy nhờ điều khiển từ xa mà không cần người ngồi trong - Ảnh: TechRax/YouTube
Lần đầu thử nghiệm không thành công, bởi chiếc Mercury Grand Marquis đã đi qua chướng ngại vật. Do không có phanh, chiếc xe đi được một quãng đường khá xa trước khi dừng lại.
Thử nghiệm lần đầu không thành công - Ảnh: TechRax/YouTube
Nhóm thử lại lần nữa, cuối cùng cũng khiến vụ va chạm xảy ra, đủ để kích hoạt tính năng Crash Detection. Ban đầu, khi mở cửa, chiếc điện thoại vẫn y nguyên giao diện ban đầu, khiến các YouTuber tưởng tính năng không hoạt động. Nhưng vài giây sau đó, điện thoại bắt đầu đếm ngược từ 10 về 1 trước khi gọi dịch vụ khẩn cấp. Ngoài ra còn kèm theo tiếng ồn lớn thu hút sự chú ý của những người xung quanh.
0:00
Thử nghiệm lần hai xảy ra va chạm nhẹ và iPhone 14 được gắn lên phần tựa đầu ghế lái thay vì trên bảng điều khiển như lần đầu. Kết quả cho thấy, có độ trễ nhỏ trước khi hệ thống phát hiện va chạm thực sự làm việc - Video: TechRax/YouTube
0:00
Thử nghiệm lần 3 với cú va chạm mạnh hơn - Video: TechRax/YouTube
Điều đó cho thấy, tính năng phát hiện tai nạn Crash Detection thực sự hoạt động như quảng cáo.
Còn số phận của chiếc xe thử nghiệm? Chiếc Mercury Grand Marquis chỉ bị xây xát và đến nay vẫn hoạt động tốt. Chiếc sedan này vốn nổi tiếng với khung cứng cáp, tương tự xe cảnh sát Ford Crown Victoria.
Microsoft xác nhận sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Windows 10 đến năm 2025 Mặc dù Windows 11 đã được giới thiệu nhưng Microsoft vẫn xác nhận sẽ hỗ trợ Windows 10 để đáp ứng nhu cầu của người dùng máy tính đến năm 2025. Windows 10 vẫn được hỗ trợ đến năm 2025 Phó chủ tịch dịch vụ và phân phối Windows của Microsoft đã cho biết với phóng viên "Chúng tôi vẫn cam kết hỗ...