Google sẽ xóa các kết quả tìm kiếm có địa chỉ nhà, số điện thoại, email
Ngày 27/4, Google thông báo sẽ xóa các kết quả tìm kiếm, trong đó có chứa địa chỉ nhà, số điện thoại, email theo yêu cầu của người dùng. Đây là sự thay đổi mới nhất của Google về quyền riêng tư cá nhân và truy cập thông tin.
Lượng tìm kiếm trên Google về các chuyến bay và cơ sở lưu trú của Việt Nam đang tăng trưởng ở mức cao nhất thế giới. Đây là thông tin được ông Lê Hải Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết tại phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngày 9/4.
Trong một tuyên bố, Google cho biết quyết định này có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu do nhu cầu của người dùng ngày một tăng và ngày càng nhiều các quy định về mối đe dọa nảy sinh từ việc dễ dàng truy cập thông tin liên hệ.
Để gửi đi yêu cầu, người dùng truy cập vào liên kết: https://support.google.com/websearch/answer/9673730, sau đó nhấn vào Start Removal Request (Yêu cầu gỡ bỏ thông tin). Sau khi điền các nội dung cần thiết, người dùng sẽ nhận được email xác nhận từ Google.
Quá trình kiểm soát sẽ mất một thời gian ngắn và có thể Google sẽ yêu cầu cung cấp thêm thông tin xác nhận trong giai đoạn này. Khi việc điều chỉnh thông tin được phê duyệt hoặc từ chối, người dùng sẽ nhận được các email cập nhật tình hình.
Dĩ nhiên, mọi yêu cầu xóa thông tin sẽ được Google xem xét kỹ lưỡng. Thông tin có thể gỡ bỏ cũng bao gồm cả hình ảnh chữ ký cá nhân, hồ sơ y tế, các mã số hay giấy tờ được bảo vệ theo pháp luật tại từng quốc gia.
Video đang HOT
Phát biểu với báo giới, bà Michelle Chang, quan chức phụ trách chính sách toàn cầu về tra cứu thông tin của Google, dẫn một nghiên cứu cho biết có một lượng lớn thông tin cá nhân mà người dùng cho là nhạy cảm. Ngày càng nhiều người dùng không muốn các thông tin này xuất hiện trên Internet.
Cho đến nay, Google chỉ chấp nhận các yêu cầu xóa những trang web chia sẻ thông tin liên hệ cùng với một số mối đe dọa hoặc yêu cầu thanh toán. Bên cạnh đó, công ty này cũng xóa bỏ các liên kết đến tài khoản ngân hàng số thẻ tín dụng và hồ sơ y tế.
Theo Google, trong những năm gần đây, mỗi năm, công ty này nhận được hàng nghìn yêu cầu và đã chấp thuận 13% số yêu cầu trên. Bà Chang hy vọng tỷ lệ chấp thuận sẽ tăng lên theo quy định mở rộng, theo đó cho phép dỡ bỏ các liên kết đến thông tin đăng nhập bí mật.
Trước đó, Google cũng đã ban hành chính sách cho phép gỡ bỏ kết quả chuyển hướng đến nội dung khiêu dâm cũng như những thông tin cá nhân không chính xác, đầy đủ, không liên quan tại châu Âu.
Kể từ năm ngoái, người dùng Google dưới 18 tuổi có thể yêu cầu xóa ảnh của họ khỏi các tìm kiếm hình ảnh trên hệ thống. Tuy nhiên, sự mở rộng lần này có thể là một trong những bước phát triển quan trọng hơn đối với công ty.
Mặc dù chính sách mở rộng không đảm bảo sẽ bảo vệ quyền riêng tư của bạn, nhưng nó có thể ngăn cản những kẻ lừa đảo, quấy rối và kẻ đeo bám đang dựa vào tìm kiếm nhanh trên Google để tìm kiếm thông tin nạn nhân.
Ăn trộm email cảnh sát, hacker lừa lấy dữ liệu người dùng của Apple và Facebook
Dữ liệu được cung cấp cho hacker bao gồm địa chỉ IP, số điện thoại và cả địa chỉ nhà.
Đều là các hãng công nghệ danh tiếng, nhưng theo một báo cáo mới của Bloomberg, cả Apple và Meta (công ty mẹ của Facebook) đều bị các hacker lừa trao dữ liệu người dùng cho chúng. Điều này xảy ra vào giữa năm 2021, khi các hacker này đóng giả làm nhân viên chính phủ và yêu cầu hai công ty này trao cho chúng các dữ liệu người dùng, bao gồm địa chỉ IP, số điện thoại và cả địa chỉ nhà.
Thông thường các lực lượng thực thi pháp luật vẫn thường yêu cầu các nền tảng mạng xã hội hỗ trợ việc điều tra tội phạm, bằng cách cung cấp dữ liệu người dùng, ví dụ chủ sở hữu một tài khoản nào đó. Mặc dù các yêu cầu này thường đi kèm với trát tòa hoặc lệnh khám xét của thẩm phán, nhưng đối với các yêu cầu khẩn cấp thì không - thường trong những tình huống đe dọa đến tính mạng.
Theo hãng bảo mật Krebs, điều này khiến các yêu cầu truy vấn dữ liệu khẩn cấp giả ngày càng trở nên phổ biến hơn. Thông thường, trước tiên hacker phải giành được quyền truy cập hệ thống email của sở cảnh sát nào đó. Sau đó chúng sẽ tạo ra các yêu cầu truy vấn khẩn cấp, mô tả về một tình huống nguy cấp khiến không thể gửi truy vấn dữ liệu theo cách phù hợp, để yêu cầu các công ty cung cấp thông tin ngay cho chúng.
Theo Krebs, sự nở rộ hoạt động này đang kéo theo một số hacker rao bán quyền truy cập vào hệ thống email của cảnh sát, chủ yếu dành cho việc gửi các truy vấn dữ liệu giả mạo đến các nền tảng mạng xã hội.
Theo báo cáo của Bloomberg, một chuỗi các cuộc tấn công vào năm ngoái do một nhóm hacker có tên Recursion Team tiến hành. Cho dù nhóm này hiện đã giải thể, nhiều thành viên của nó đã gia nhập vào Lapsus$, một nhóm hacker mới nổi gần đây vì hàng loạt cuộc tấn công lấy trộm dữ liệu của nhiều hãng công nghệ lớn, gồm cả Samsung, Nvidia và Microsoft.
Trong tuyên bố của mình, giám đốc chính sách của Meta, Andy Stone cho biết: " Chúng tôi luôn xem xét đầy đủ các yếu tố pháp lý của mọi truy vấn dữ liệu và sử dụng các quy trình tiên tiến để xác thực các truy vấn từ lực lượng thực thi pháp luật và phát hiện hành vi lạm dụng. Chúng tôi chặn yêu cầu truy vấn từ những tài khoản bị xâm phạm và làm việc với lực lượng thực thi pháp luật để đáp trả các sự cố liên quan đến những trường hợp bị nghi ngờ gian lận, như chúng tôi đã làm trong trường hợp này."
Trong tuyên bố gửi cho The Verge, Apple cho biết chính sách của mình đối với các lực lượng thực thi pháp luật: " Nếu chính phủ hoặc các cơ quan thực thi pháp luật tìm kiếm dữ liệu khách hàng đáp ứng quy định về Yêu cầu Thông tin cho Thực thi Pháp luật và Tình huống Khẩn cấp của Chính phủ, người theo dõi cho đại diện của chính phủ và lực lượng thực thi pháp luật sẽ được liên hệ để xác nhận với Apple rằng, truy vấn khẩn cấp này là hợp lệ."
Meta và Apple không phải các công ty duy nhất bị ảnh hưởng bởi những các truy vấn dữ liệu giả mạo này. Bloomberg cho biết, hacker cũng đã liên hệ với Snap cùng những yêu cầu tương tự nhưng không rõ liệu công ty có đáp ứng hay không.
2 triệu người dùng ONUS bị lộ thông tin xác thực tài khoản Họ tên, số điện thoại, email và hình ảnh giấy tờ tùy thân của khoảng 2 triệu người dùng nền tảng ONUS bị hacker rao bán trên diễn đàn Raid****. Ngày 25/12, tài khoản có tên vndcio rao bán cơ sở dữ liệu của nền tảng giao dịch tiền số ONUS (tiền thân là VNDC), bao gồm thông tin xác minh danh tính...