Google nói kế hoạch ở TQ ‘chỉ là thử nghiệm nội bộ’
CEO Sundar Pichai đã xuất hiện trước Hạ viện Mỹ để trả lời chất vấn của các hạ nghị sĩ về nhiều vấn đề được quan tâm trong thời gian gần đây.
Giám đốc điều hành Sundar Pichai thay mặt tập đoàn phản bác lại cáo buộc can thiệp vào chính trị, giải thích chính sách thu thập dữ liệu người dùng và kế hoạch dành cho Trung Quốc.
Sundar Pichai điều trần trước Hạ viện Mỹ. Ảnh: CNET.
Trong phiên điều trần kéo dài suốt 3,5 giờ, CEO Google phải đối mặt với những câu hỏi trong nhiều nội dung khác nhau từ Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ. Những hạ nghị sĩ của đảng Cộng hòa, phe đang kiểm soát đa số tại Hạ viện, tỏ ra không hài lòng vì cho rằng kết quả tìm kiếm trên Google và YouTube chống lại những người theo quan điểm bảo thủ.
Sundar Pichai phát biểu với giọng nói nhẹ nhàng và ngữ điệu vừa phải. Ông phủ nhận những chỉ trích được đưa ra. Theo Pichai, không có động cơ chính trị nào trong việc sắp xếp kết quả tìm kiếm để cung cấp cho người dùng.
“Tôi không có động cơ chính trị nào khi lãnh đạo công ty này và hành động để bảm bảo rằng sản phẩm của chúng tôi tiếp tục hoạt động theo tiêu chí đó”, Sundar Pichai phát biểu trong một câu trả lời đã được chuẩn bị trước. “Nếu không làm điều đó thì sẽ đi ngược lại các nguyên tắc cốt lõi và lợi ích kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi là công ty cung cấp nền tảng cho các quan điểm và ý kiến đa chiều và không thiếu những người như vậy trong số các nhân viên của chúng tôi”.
Câu trả lời này không làm hài lòng thành viên của Hạ viện, những người thường đưa ra các phản bác dựa trên kinh nghiệm tìm kiếm của họ. “Người dân Mỹ phải được biết rằng thông tin nào họ sẽ không được cung cấp khi tìm kiếm trên Internet”, hạ nghị sĩ Bob Goodlatte của Đảng Cộng hòa tại bang Virginia đưa ra phản ứng.
Trong suốt cuộc điều trần, Sundar Pichai tỏ ra vững vàng và kiên định với các câu trả lời. Ông đã làm giảm bớt những lo ngại về sự đa dạng trong kết quả tìm kiếm, đồng thời trấn an Ủy ban Tư pháp rằng Google và YouTube sẽ gỡ bỏ những nội dung có hại hoặc gây phản cảm.
“YouTube là một nền tảng quan trọng. Chúng tôi cho phép những quan điểm và ý kiến đa chiều nhưng vẫn có quy tắc của mình”, Pichai khẳng định. “Khi phát hiện video vi phạm điều khoản sử dụng, chúng tôi sẽ xóa những video đó”.
Sau một thời gian dài trì hoãn, đây là phiên điều trần đầu tiên của lãnh đạo Google trước Hạ viện. Vào tháng 9, Sundar Pichai đã không dự phiên điều trần đối với lãnh đạo các hãng công nghệ cao, bao gồm Giám đốc điều hành (COO) Facebook Sheryl Sandberg, CEO Twitter Jack Dorsey. Hạ viện Mỹ mời cả Pichai và CEO Alphabet Larry Page nhưng họ không xuất hiện. Sự vắng mặt của đại diện Google đã vấp phải chỉ trích từ các nhà lập pháp.
Video đang HOT
Trong một cố gắng nhằm nối lại mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền, Sundar Pichai cùng lãnh đạo Microsoft, Oracle và một số tập đoàn công nghệ đã tham dự cuộc họp vào tuần trước tại Nhà Trắng để bàn về mạng 5G, đổi mới Internet và các chủ đề khác. Một cuộc gặp mặt kín cũng được tổ chức tại thủ đô Washington vào tháng 9 giữa Sundar Pichai và một số nhà lập pháp, bao gồm thành viên đảng Cộng hòa McCarthy.
Những câu hỏi chưa được trả lời
Đảng Cộng hòa muốn chất vấn Pichai về cáo buộc Google thiên vị chống lại những người theo khuynh hướng bảo thủ. Giống như hầu hết các tập đoàn công nghệ tại thung lũng Silicon, Google được xem là công ty mang quan điểm của phe “tự do”.
CEO Google tỏ ra điềm tĩnh trước các chỉ trích. Ảnh: Theguardian.
Vào tháng 8, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã đăng một tweet chỉ trích gay gắt rằng kết quả tìm kiếm Google “đàn áp tiếng nói của những người bảo thủ”.
Các thành viên đảng Dân chủ phản bác lại cáo buộc của những người bảo thủ. Hạ nghị sĩ tiểu bang California Ted Lieu gọi chủ đề này là một điều “nực cười”. Ông nói thêm rằng các thông tin xuất hiện như thế nào không phải là trách nhiệm của Google.
“Nếu bạn muốn các kết quả tìm kiếm tích cực thì hãy làm những điều tích cực. Nếu không muốn các kết quả tìm kiếm tiêu cực thì đừng làm điều tiêu cực”, Ted Lieu nêu quan điểm. “Nếu bạn nhận được những bài báo không tốt và kết quả tìm kiếm tệ hại, đừng trách Google, Facebook hay Twitter. Hãy tự xem lại mình”.
Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa có lí do để chất vấn. Sau khi chính quyền của ông Donal Trump gây tranh cãi với quyết định cấm du lịch đến 7 quốc gia hồi giáo, The Wall Street Journal đăng tải thông tin về việc các nhân viên của Google bàng cách điều chỉnh kết quả tìm kiếm để người dùng thấy phương pháp hỗ trợ những người nhập cư.
Hai ngày sau cuộc bầu cử vào 2016, xuất hiện một đoạn video rò rỉ cho thấy lãnh đạo Google thất vọng với chiến thắng của Donal Trump. Hạ nghị sĩ Jim Jordan của đảng Cộng hòa cũng chỉ trích việc Pichai ca ngợi một nhân viên của Google vì người này đã giúp đỡ những người gốc Latin bỏ phiếu ở những bang quan trọng.
Nỗ lực tại Trung Quốc
Google cũng bị “xoay” về dự án có tên Project Dragonfly dành cho quốc gia đông dân nhất thế giới. Gã khổng lồ Internet bị cáo buộc lên kế hoạch xây dựng một công cụ tìm kiếm kiểm duyệt dành cho thị trường Trung Quốc sau khi rời bỏ quốc gia này suốt 8 năm qua.
Vào thời điểm đó, đồng sáng lập Google Sergey Brin, người lớn lên tại Liên Xô, cho biết chính sách kiểm soát theo kiểu “chủ nghĩa chuyên chế” của Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến việc họ rút khỏi nước này.
Một người đàn ông xuất hiện trong buổi chất vấn phản đối việc Google thay đổi chính sách nhằm quay lại thị trường Trung Quốc. Ảnh: Twitter.
Pichai được xem là người hào hứng với kế hoạch quay lại Trung Quốc. Tuy nhiên khi trả lời trước Hạ viện, ông cho biết Google “không có kế hoạch” khởi động công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc và dự án mới chỉ là “hoạt động nội bộ”.
Sếp Google thừa nhận có “hơn một trăm” nhân viên hoạt động cho dự án nhưng đây chỉ là một “nỗ lực có giới hạn” đối với công ty và “đó là nhiệm vụ khám phá các khả năng có thể của chúng tôi”.
Một chủ đề lớn khác được các hạ nghị sĩ quan tâm là bảo mật và dữ liệu người dùng. Vào tháng 10, Google công bố sẽ đóng cửa mạng xã hội Google . Một tháng, họ phát hiện và vá lỗ hổng bảo mật có thể rò rỉ dữ liệu cá nhân của 500.000 người dùng. Nhưng Google chỉ công bố điều này sau khi bị The Wall Street Journal phanh khui.
Hôm thứ Hai, Google cũng tìm thấy một lỗ hổng ảnh hưởng tới hơn 50 triệu tài khoản Google . Với nhiều sự cố bảo mật liên tiếp, gã khổng lồ trên lĩnh vực Internet đã quyết định đóng của mạng xã hội này sớm hơn 4 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Một số nhà lập pháp cũng muốn biết chi tiết về những dữ liệu mà Google đã thu thập từ người dùng thông qua hệ điều hành di động Android. Khi được hỏi về việc việc ghi nhận IP và địa điểm của người dùng, Pichai cho biết mọi người có thể thay đổi thiết lập để cho phép Google truy cập vào dữ liệu của họ hay không.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận nhiều trường hợp các bảng thiết lập và điều khoản sử dụng khiến người dùng nhầm lẫn. “Chúng tôi muốn đơn giản hóa điều này, tôi nghĩ chúng tôi có thể làm tốt hơn”, CEO Google khẳng định.
Theo Báo Mới
Adaptive Battery tự bật trên Android Pie vì "thử nghiệm nội bộ" của Google
Google chính thức công bố Android 9.0 Pie vào tháng 8 năm nay, và ngay sau đó đã phát hành bản cập này cho các smartphone Pixel được hỗ trợ.
Android Pie sở hữu nhiều tính năng mới, như điều hướng bằng cử chỉ mới, cài đặt nhanh được thiết kế lại và hơn thế nữa. Không ngạc nhiên, khi trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được tích hợp ngay trong nền tảng này, cho phép các tính năng như App Actions và Adaptive Brightness học hỏi sở thích và hành vi của người dùng, để điều chỉnh cho phù hợp.
Một tính năng khác là Adaptive Battery, nó sẽ học cách sử dụng ứng dụng của người dùng và ưu tiên mức tiêu thụ pin để cải thiện thời lượng pin.
Tuy nhiên, sau khi người dùng "lên đời" Android Pie, họ nhận thấy rằng trình tiết kiệm pin bắt đầu bật bất kể điện thoại có pin yếu hay không. Đó không phải là tính năng mà AI làm việc, nhưng lại được tác động từ xa bởi Google. Vấn đề là báo cáo mới nhất cho thấy, Google đã vô tình để tính năng này được bật trên nhiều thiết bị Android.
Google đã xác nhận thông qua tài khoản Pixel chính thức của hãng trên Reddit rằng đây là một thử nghiệm nội bộ để kiểm tra tính năng tiết kiệm pin, nhưng nó đã được cung cấp nhầm đến nhiều người hơn dự định.
Được biết, người dùng tham gia thử nghiệm với phiên bản beta trên Pixel và các bản dựng cho OnePlus 6 hay Nokia 7 Plus đều gặp phải vấn đề nêu trên.
Mặc dù Google đã đứng ra xin lỗi người dùng và cho biết đã khôi phục cài đặt nhầm lẫn này về trạng thái ban đầu, nhưng công ty không giải thích lý do vì sao thử nghiệm nội bộ lại có thể tác động vào việc thay đổi cài đặt hệ thống trên điện thoại của người dùng trong khi không có bất kỳ thông báo nào.
Đây cũng là thứ làm dấy lên những lo ngại rằng những chiếc điện thoại của người có thể bị truy cập từ xa bởi nhà sản xuất.
Nguồn: Neowin
Google đang hợp tác với Huawei để thử nghiệm Fuchsia OS Google đang tiến hành những bước cuối cùng để công bố Fuchsia OS, phần mềm được cho là sẽ thay hoàn toàn Android trên tất cả các thiết bị điện tử. Google đang phát triển hệ điều hành Fuchsia để thay thế cho Android, vì đây là một hệ sinh thái mở rộng hơn, có thể sử dụng ở nhiều thiết bị hơn....