Google: Người Việt đã hạn chế 50% nhu cầu đi lại
Dữ liệu vị trí trên smartphone do Google công bố cho thấy tỷ lệ người Việt đi tới các nhà hàng, quán cafe, rạp chiếu phim đã giảm 52%.
Cuối tuần qua, Google thống kê về hoạt động đi lại của người dân tại 131 quốc gia có dịch nhằm hỗ trợ đưa ra biện pháp phòng ngừa Covid-19 tốt nhất. Dữ liệu này lấy từ bản đồ Google Maps. Từ việc thu thập vị trí trên smartphone ẩn danh, Google Maps có thể xác định địa điểm nào đang tụ tập đông người hay vắng vẻ. Dữ liệu không bao gồm thông tin nhận dạng cá nhân hoặc hiển thị số lượt truy cập vào bất kỳ mục cụ thể nào.
Người Việt hạn chế tụ tập đông người tại các nơi công cộng.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 29/3, lượng người đi tới nhà hàng, quán cafe, trung tâm mua sắm, bảo tàng, thư viện và rạp chiếu phim giảm 52% so với ngày 16/2. Số người tới bến xe, trạm xe buýt cũng giảm 49%, đến công viên giảm 33% và đi mua hàng hóa, dược phẩm cũng giảm 29%.
Trong khi tỷ lệ người đi làm giảm 20%, dữ liệu vị trí trên smartphone lại cho thấy mức tăng tương ứng 16% số người ở nhà. Con số ngày được cho là sẽ tăng cao hơn sau khi Thủ tướng ra chỉ thị về cách ly xã hội từ 1/4 đến 15/4.
Trong khi đó, theo thống kê của Google, người dân Italy – nơi đứng thứ hai về số ca nhiễm Covid-19 tính đến 29/3 – gần như ở yên tại nhà. Cụ thể, lượng người tới nhà hàng, quán cafe, rạp chiếu phim, công viên… giảm trên 90%. Tỷ lệ đi mua thực phẩm, thuốc… giảm 85% và số người đi làm giảm 63%.
Người Italy gần như “dừng” di chuyển.
Video đang HOT
Tại Anh, ban đầu các chuyên gia ủng hộ chiến lược “thả dịch lên đỉnh” để đạt được “miễn dịch cộng đồng”. Phải tới 23/3, Anh mới ra quyết định phong toả toàn quốc. Nhờ đó, số người di chuyển đến các địa điểm công cộng giảm 85% và lượng người tới văn phòng, nơi làm việc giảm 55%.
Châu An
Tự cách ly tại nhà mùa dịch Covid-19, người Việt tìm gì trên Google?
Trong thời gian cách ly toàn xã hội bắt đầu từ ngày 1.4, cùng khuyến cáo người dân ở nhà của Bộ Y tế đã thúc đẩy các xu hướng tìm kiếm liên quan đến dịch vụ giao hàng, mua hàng và học trực tuyến.
Google search cung cấp cho người dùng khá nhiều thông tin chi tiết về Covid-19
Từ cuối tháng 1.2020, dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (Covid-19) đã trở thành vấn đề cấp thiết nhất trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, xu hướng tìm kiếm liên quan đến virus Corona đạt đỉnh vào ngày 31.1, ngay sau dịp Tết Nguyên đán. Sau đó, lượng tìm kiếm giảm dần khi số ca nhiễm tại Việt Nam dừng ở con số 16, lần lượt từng trường hợp đều được chữa khỏi.
Tuy nhiên, đến ngày 5.3, khi đợt lây nhiễm Covid-19 thứ hai bắt đầu, xu hướng tìm kiếm về dịch Covid-19 tiếp tục tăng mạnh trở lại và duy trì ở mức độ cao và đạt đỉnh vào ngày 29.3.
Tính đến ngày 3.4, Việt Nam có 233 ca nhiễm, 85 ca bình phục và 4.577 ca nghi nhiễm. Những câu hỏi và chủ đề được người Việt quan tâm nhiều nhất về dịch Covid-19 xoay quanh tình hình lây nhiễm tại Việt Nam và thế giới cũng như các triệu chứng, biểu hiện nhiễm bệnh.
Theo diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Google Xu hướng có thêm chuyên trang theo dõi thông tin Xu hướng Tìm kiếm Nổi bật liên quan virus Corona để người dân, doanh nghiệp và truyền thông báo chí có thể nắm bắt kịp thời.
5 chủ đề liên quan đến Covid-19 có xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất của người Việt trong tháng 3
Dịch virus Corona Việt Nam hôm nay
Số ca nhiễm virus Corona ở Việt Nam
Các triệu chứng virus Corona
Các tỉnh có virus Corona
Tổng số người nhiễm virus Corona
7 câu hỏi liên quan đến Covid-19 có xu hướng tìm kiếm cao nhất của người Việt trong tháng 3
Ai là người đầu tiên phát hiện ra virus Corona chủng mới?
Virus Corona ở đâu?
Biểu hiện khi nhiễm virus Corona?
Corona được chế tạo bởi thứ gì?
Giá xét nghiệm covid-19 là bao nhiêu?
Corona bắt nguồn từ đâu?
Ho nhức đầu sốt mệt mỏi ngứa họng là bị bệnh gì?
Bên cạnh đó, trong thời gian cách ly tại nhà, YouTube là một trong những nguồn nội dung phong phú được nhiều người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến dịch Covid-19 và nội dung học tập, giải trí. YouTube đã có các chính sách nhằm chống lại thông tin giả trên nền tảng của mình và ưu tiên giới thiệu thông tin từ các nguồn có thẩm quyền như Bộ Y Tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ngoài ra, cộng đồng nhà sáng tạo YouTube đã cùng đưa ra những thông điệp đúng đắn liên quan dịch bệnh như rửa tay đúng cách, hoặc kiến thức về cách ly cũng như những hoạt động giúp ích cho tinh thần lạc quan lẫn thể chất khỏe mạnh trong thời gian cách ly đến hàng triệu người theo dõi kênh.
Thành Luân
Bkav nhờ người dùng dạy tiếng Việt cho Bphone, chúng ta có thật sự cần một trợ lý ảo người Việt ? Mấy ngày gần đây, nổi lên râm ran việc Bkav mở chương trình dạy tiếng Việt cho Bphone, với mục đích "để giúp trí tuệ nhân tạo của Bphone giao tiếp với người sử dụng bằng tiếng Việt". Vậy thật hư câu chuyện này là gì và việc câu chuyện không mới về một trợ lý ảo người Việt có thật sự cần...