Google lại bị kiện
Tổ chức MOW khiếu nại lên Uỷ ban Châu Âu rằng tính năng mới của Chrome tiếp tay cho Google độc quyền khai thác dữ liệu người dùng.
Bên ngoài một tòa nhà của Google tại Mỹ.
Đơn kiện của Phong trào vì một trang web mở MOW có thể thúc đẩy cuộc điều tra của Ủy ban Châu Âu đối với tính năng Privacy Sandbox trên Chrome.
Video đang HOT
Cách đây một năm, Google lên kế hoạch cấm một số cookie trong trình duyệt Chrome của mình để tăng quyền riêng tư của người dùng và cung cấp Privacy Sandbox như một giải pháp thay thế. Thay vì để website của bên thứ ba theo dõi hoạt động duyệt web của người dùng bằng cookie của họ, chính Chrome sẽ theo dõi hoạt động này và cung cấp cho lại cho các website những loại quảng cáo mà có thể người dùng quan tâm. Chính sách này buộc các nhà quảng cáo dùng công nghệ Privacy Sandbox do Google phát triển.
MOW cho biết, đề xuất này sẽ cho Google quyền quyết định dữ liệu nào có thể được chia sẻ trên web và với ai. Luật sư Tim Cowen của MOW nhận định, Google cho rằng Privacy Sandbox sẽ giúp tăng quyền riêng tư cho người dùng, nhưng thực chất lại giúp Google độc quyền về khai thác dữ liệu người dùng.
Ủy ban Châu Âu xác nhận đã nhận được đơn khiếu nại và cho biết sẽ đánh giá đơn kiện này theo các thủ tục tiêu chuẩn.
Về phía Google, hãng đề nghị giải quyết vấn đề qua đàm phán để tránh bị điều tra kéo dài và bị phạt tiền. Google từ chối bình luận về khiếu nại của MOW.
Trong khi đó, Cơ quan giám sát cạnh tranh của Anh cho rằng Privacy Sandbox là một sáng kiến mở nhằm cung cấp quyền riêng tư mạnh mẽ cho người dùng đồng thời hỗ trợ các nhà xuất bản nội dung. Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang xem xét vấn đề này.
Google bị kiện ở Anh vì thu phí quá mức hàng triệu người dùng
Google đang phải đối mặt với một vụ kiện ở London vì đã tính phí quá cao đối với gần 20 triệu khách hàng cho các giao dịch trên cửa hàng ứng dụng.
Google cũng đối mặt với vụ kiện tương tự ở Mỹ
Theo Bloomberg, đơn kiện được đệ trình tại Tòa án Khiếu nại Cạnh tranh của London hôm 28.7 cáo buộc Google vi phạm luật cạnh tranh của châu Âu và Vương quốc Anh vì khoản phụ phí 30% của cửa hàng ứng dụng Google Play Store cho các giao dịch mua kỹ thuật số là "quá mức và không công bằng".
Được biết, nhóm luật sư đứng sau đơn kiện của Google cũng đã đệ đơn kiện tương tự với Apple tại London hồi tháng 5.2021. Các cửa hàng ứng dụng đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng nhiều khi Apple trở thành mục tiêu cho cuộc điều tra của Liên minh châu Âu (EU). Hai gã khổng lồ công nghệ Mỹ cũng đang ở trong cuộc điều tra chống độc quyền của Vương quốc Anh về sức mạnh "độc quyền" trong hệ sinh thái di động của họ.
Tháng trước, Google đã bị hơn 30 bang ở Mỹ kiện với cáo buộc lạm dụng quyền lực trong việc bán và phân phối ứng dụng thông qua cửa hàng Google Play. Người phát ngôn của Google nói rằng vụ kiện đã làm lơ những lợi ích và sự lựa chọn mà Google Play và hệ điều hành Android cung cấp cho khách hàng cũng như thị trường cạnh tranh nơi công ty hoạt động. "Chúng tôi cạnh tranh mạnh mẽ và công bằng cho các nhà phát triển và người dùng", trích email của Google.
Theo Google, 97% nhà phát triển trên Google Play hoàn toàn không trả bất kỳ khoản phí dịch vụ nào, điều này có nghĩa là ứng dụng của họ miễn phí cho người dùng. Google cũng cho biết ít hơn 0,1% nhà phát triển phải chịu phí dịch vụ 30%. Họ chỉ phải chịu phí dịch vụ khi kiếm được trên 1 triệu USD.
Các luật sư đứng sau vụ kiện tập thể Google ước tính thiệt hại lên tới 920 triệu bảng Anh (khoảng 1,3 tỉ USD). Họ cho biết bất kỳ ai đã giao dịch trên cửa hàng Google Play trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng hệ điều hành Android kể từ tháng 10.2015 ở Vương quốc Anh đều nên được Google bồi thường.
"Google đã tạo ra thị trường ứng dụng Android và kiểm soát nó. Khách hàng bị dồn vào Google Play Store và họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả phí 30% bất cứ khi nào họ mua ứng dụng hoặc mua dịch vụ trong ứng dụng", Liz Coll, cựu Trưởng bộ phận Kỹ thuật số tại Consumers International, người dẫn đầu vụ kiện tập thể, nói.
36 bang của Mỹ kiện Google vì 'ăn dày' trên Play Store Tổng chưởng lý ở 36 bang của Mỹ đã cùng nhau đệ đơn kiện Google với cáo buộc phạm luật chống độc quyền khi thu phí 30% hoa hồng của các nhà phát triển trên chợ ứng dụng di động trực tuyến Play Store. Hôm thứ tư, một liên minh các tổng chưởng lý (người giữ vai trò tư pháp đứng đầu một...