Google không muốn làm truyền hình miễn phí
Không thành công với nền tảng truyền hình miễn phí Google TV, gã khổng lồ công nghệ muốn cung cấp các dịch vụ truyền hình trả phí qua cáp quang.
Màn khởi đầu với Google TV của Google chưa mang lại ấn tượng. Ảnh: flatpanelshd.
Tại Mỹ, Google vừa chọn lựa thành phố Kansan để thử nghiệm dịch vụ Internet tốc độ cao 1Gb/giây của mình. Cùng với động thái trên, Google cũng gửi một yêu cầu tới Missouri Public Service để có phép cung cấp dịch vụ truyền hình vào cuối năm nay tại khu vực này. Dù kế hoạch hiện tại chưa được tiết lộ một cách rõ ràng nhưng theo Wall Street Journal, Google sẽ ra mắt dịch vụ truyền hình trả tiền có tên Google Fiber tại Mỹ trong năm nay với mục đích tấn công vào thị trường TV và các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình hiện tại.
Trước khi để lộ ý định cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trả tiền, Google đã ra mắt nền tảng Google TV vào hai năm trước với phương thức là tận dụng kho nội dung miễn phí trên Internet. Tuy nhiên, dù được hẫu thuận từ một loạt hãng sản xuất lớn như Vizio hay Vizio và Logitech nhưng Google TV lại không gây ấn tượng, thậm chí một số kênh truyền hình của Mỹ còn chặn truy cập từ Google TV. Với động thái mới đây là ra mắt các phiên bản Google TV mới, mua lại Motorola, hãng sản xuất thiết bị xem truyền hình cáp lớn nhất ở Mỹ cho thấy việc Google đặt quyết tâm lớn vào lĩnh vực truyền hình.
Theo Số Hóa
Video đang HOT
Việt Nam xa lạ với nghe nhạc trực tuyến trả tiền?
Trên thế giới, nếu nghe nhạc trực tuyến được dự báo là tương lai của nhạc số, chứ không phải là nhạc chuông nhạc chờ thì ở Việt Nam điều này dương như là ngược lại. Nhạc trực tuyến hiện vẫn là một thị trường đầy cam go, khi khái niệm nghe nhạc trả tiền vẫn là một điều xa lạ.
Điều này kéo theo nhiều sự vô lý khi mà những sáng tạo thuộc sở hữu cá nhân lại được sử dụng thoải mái miễn phí, trong khi người sở hữu phải tốn không ít tiền cho sự sáng tạo này.
Nghe nhạc trả tiền? Còn lâu!
Tháng 8/2011, NCT Corporation, chủ sở hữu website NhacCuaTui.Com cùng Universal Music Group và Sony Music ký thỏa thuận sử dụng bản quyền các ca khúc quốc tế thuộc sở hữu của hai đơn vị này. Đây là động thái tiến tới việc xây dựng dự án âm nhạc chất lượng cao để bán cho người nghe, với giá khá tượng trưng của NCT. "Điều quan trọng nhất là chúng tôi muốn mang đến thói quen nghe nhạc hợp pháp, có bản quyền", ông Nhan Thế Luân - TGĐ NCT cho biết.
Zing Mp3 - một website cung cấp nhạc trực tuyến khá lớn hiện nay vẫn chưa thể bán ca khúc.
Tuy nhiên, hiện tại, đây vẫn còn là khái niệm xa lạ. Người nghe có thể thoải mái nghe, tải các ca khúc mình thích về thiết bị cá nhân mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở nào, không chỉ tại các website không hợp pháp mà còn là website hợp pháp. "Nhạc trực tuyến hiện chỉ giúp chúng tôi trong việc lấy quảng cáo cho website, còn bán ca khúc thì vẫn chưa thể", đại diện Zing Mp3 - một website cung cấp nhạc trực tuyến khá lớn hiện nay cho biết. Điều này đã khiến không ít ca sĩ bức xúc khi mà nhạc trực tuyến tác động không nhỏ đến doanh thu băng đĩa, sáng tạo của mình trở thành "của chùa" của công chúng.
"Ở các nước, doanh thu nhạc số, băng đĩa khiến ca sĩ có thu nhập lớn, giúp ca sĩ phục vụ cho tái đầu tư giọng hát. Còn ở Việt Nam, doanh thu của ca sĩ chỉ dựa vào biểu diễn. Để có tiền, anh phải biểu diễn liên tục. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất giọng, và thậm chí phần nào lý giải cho việc hát nhép nữa", ca sĩ Nam Cường bày tỏ.
Khó có một thị trường đúng nghĩa
Thay đổi thói quen lẫn nhận thức của người nghe là một vấn đề khá nan giải, không thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, rất khó để có thể kiên quyết đưa nhạc trực tuyến trở thành một thị trường đúng nghĩa, khi vô số website âm nhạc không phép vẫn đang tồn tại. Điều đó gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh nghiêm túc, và hậu quả của điều đó là không doanh nghiệp nào "chịu" nghiêm túc vì không thể "bán" khi người khác lại biếu không. Ngoài ra, hiện hầu hết các website đều dành cho người nghe quyền đăng tải ca khúc mà không kiểm soát. Bất kỳ người nghe nào, chỉ cần đăng ký thành viên là có thể chia sẻ ca khúc mình thích lên website.
Ở nước ngoài, khi nghe nhạc trực tuyến, tất cả người nghe đều phải trả tiền.
Ảnh: HC
"Các website dùng nhạc của chúng tôi, dù không bán được theo từng ca khúc nhưng họ cũng thu được tiền quảng cáo từ đó. Trên nguyên tắc, họ phải trả tiền cho chúng tôi. Thế nhưng, nếu chúng tôi thắc mắc, họ bảo là do người nghe tự đăng tải chứ họ không chủ trương dùng ca khúc đó", ca sĩ Nam Cường cho biết thêm.
Không ít ca sĩ từng kiên quyết đấu tranh với vấn nạn này, tuy nhiên cũng có không ít người bỏ cuộc giữa chừng vì không đủ phương tiện kỹ thuật để giám sát, cũng không có thời gian để theo đuổi nếu phải nhờ đến pháp luật. Chỉ rất ít trường hợp thành công như ca sĩ Thái Thùy Linh với album Bộ đội. Cô ngoài việc tự thân còn phải nhờ đến Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Một vài website đã phải gỡ bỏ các ca khúc này xuống, tuy nhiên, hiện người nghe vẫn dễ dàng tải trên các website không phép.
Một cách nào đó, khi cuộc chiến với nhạc lậu vẫn chưa ngã ngũ thì có lẽ đừng "mơ" đến một thị trường nhạc trực tuyến đúng nghĩa!
Theo Báo Đất Việt
Google trả 25 USD để được theo dõi người dùng Google mới đây cho biết nếu người dùng sẵn sàng để công ty theo dõi các hoạt động online, hãng sẽ trả 25 USD cho mỗi người. Khoản tiền này bao gồm 5 USD khi đăng kí và 5 USD trả góp hàng tháng nếu người dùng vẫn muốn tham gia. Đây là nội dung của 1 chương trình mới mang tên Google...