Google Glass cũng cần “chính chủ”
Mấy ngày vừa qua, các tin tức về những cặp kínhGoogle Glass đầu tiên đã được tung ra thị trường tràn ngập trên những trang tin công nghệ. Tuy nhiên thông tin mới nhất mà Google đưa ra là những người sở hữu Google Glasssẽ không được phép bán lại hay thậm chí là chia sẻ cho người khác.
Công ty Google cho biết mặc dù những người đầu tiên sẵn sàng bỏ ra khoản tiền 1.500 USD để có cơ hội sở hữu Google Glass, thì họ cũng không thể “thích làm gì thì làm” với thiết bị này. Google thể hiện một cách rõ ràng việc nghiêm cấm chủ sở hữu bán cặp kính này và ngay cả việc “thuê” cũng không được phép. Đây là một trong những quy định mà Google đặt trong điều khoản của công ty:
“Bạn không thể bán lại, cho thuê, chuyển nhượng hoặc tặng thiết bị này cho người khác. Nếu bạn bán lại, cho thuê, chuyển nhượng hoặc tặng cho bất cứ người nào mà không được sự cho phép của công ty Google thì Google có quyền vô hiệu hóa thiết bị, cả bạn và những người không được ủy quyền sử dụng thiết bị sẽ không được hưởng bất kì sự hoàn trả tiền, hỗ trợ và bảo hành nào.”
Những khách hàng nếu có ý định “qua mắt” Google thì tốt hơn là nên từ bỏ ý định đó ngay từ bây giờ bởi mỗi cặp kính Glass phải được sử dụng thông qua một tài khoản Google. Do vậy nếu thiết bị chuyển đổi tài khoản, ngay lập tức Google sẽ khóa cặp kính này.
Video đang HOT
Rõ ràng Google đang cố gắng ngăn cản việc mua bán thương mại qua lại giữa những tín đồ Google Glass, đặc biệt là hiện nay khi mà công ty không bán rộng rãi sản phẩm cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể lường trước được trong năm tới đây chuyện gì sẽ xảy ra khi ai ai cũng sở hữu “kiệt tác” này.
Chính bởi “hạn chế” này của Google mà mọi người cần cân nhắc cẩn thận khi thấy đâu đó rao bán Google Glass mà không phải từ công ty. Chúng chưa chắc đã là những sản phẩm “đập hộp” chính thống.
Theo GenK
Châu Âu bắt tay chống Google
Các nhà chức trách tại 6 quốc gia châu Âu là Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh đang cùng phối hợp hành động để buộc "gã khổng lồ" Google thay đổi chính sách bảo mật của mình.
Chính sách bảo mật mới được Google đưa ra hồi tháng 3/2012 cho phép hãng liên kết các dữ liệu của một người sử dụng qua các dịch vụ đa dạng của mình như công cụ tìm kiếm, YouTube hay Gmail...
Điều này khiến chính sách bảo mật của Google đơn giản, dễ hiểu hơn, đồng thời hãng có thể tạo ra một hồ sơ đa dạng của người dùng. Hồ sơ này sau đó được Google bán lại cho các công ty quảng cáo nhằm giúp họ nhắm vào một số khách hàng mục tiêu dựa trên sở thích và lịch sử tìm kiếm của người sử dụng Google.
Google hiện đang gặp rắc rối về chính sách bảo mật với các nước châu Âu.
Đến tháng 10 năm ngoái, 27 nước thành viên EU cảnh báo rằng chính sách bảo mật mới của Google đã không tuân theo pháp luật châu Âu về bảo vệ dữ liệu cá nhân và cho hãng này 4 tháng để thay đổi chính sách hoặc phải đối mặt với các hành động pháp lý.
Khi thời hạn 4 tháng kết thúc vào tháng 2/2013, cơ quan bảo vệ dữ liệu của Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh đã thiết lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm mở một cuộc điều tra đối với Google và cách hãng này quản lý dữ liệu riêng tư của khách hàng.
Cơ quan giám sát dữ liệu CNIL của Pháp cho biết, trong cuộc họp giữa lực lượng này với đại diện Google ngày 19/3, hãng tìm kiếm khổng lồ đã không cho thấy "bất kỳ thay đổi nào".
Theo CNIL, ngày 2/4, 6 nước nêu trên đã bắt đầu có những hành động pháp lý để chống lại Google.
Thông tin do CNIL đưa ra vào đúng thời điểm giám đốc bảo mật của Google, bà Alma Whitten, tuyên bố từ chức. Bà Whitten được bổ nhiệm làm giám đốc bảo mật đầu tiên tại hãng vào năm 2010 sau khi một loạt sai lầm của Google khiến dữ liệu cá nhân của người sử dụng bị lộ.
Theo Tuổi trẻ
Khúc giao mùa của cô nàng retro Retro cổ điển kết hợp với những gam màu ấm nóng, mang đến sự ngọt ngào cho bản hòa sắc mùa thu. Trong cái nắng yếu ớt, những cơn gió thu nhẹ thổi bay những chiếc lá vàng, các teengirl bước xuống phố trong những bộ trang phục với sắc màu rực rỡ pha chút hoài cổ của xu hướng retro trong từng...