Google, Facebook, Twitter sẽ bị phạt nặng nếu không kịp gỡ nội dung cực đoan trong vòng 1 giờ
Liên minh châu Âu hôm qua (12/9) đề xuất phạt tiền Google, Facebook, Twitter và các nền tảng trực tuyến khác nếu không xóa các nội dung cực đoan trong vòng một giờ.
Hồi tháng Ba, EU đã cảnh báo các công ty internet và đưa ra thời hạn ba tháng để các công ty Internet chuẩn bị các phản ứng nhanh hơn nhằm gỡ các bài viết mang nội dung cực đoan. Tuy nhiên, các nhà quản lý EU nói cảnh báo có tác dụng quá ít, và buộc phải có luật để các công ty thực hiện yêu cầu.
Nếu chính quyền đã báo động, Ủy ban châu Âu muốn mọi nội dung kích động hoặc ủng hộ tội phạm cực đoan, kích động các nhóm cực đoan, đều phải được gỡ bỏ khỏi trang web trong vòng một giờ.
“Một giờ là khung thời gian quyết định mà những thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra”, Jean-Claude Juncker cho biết trong bản báo cáo hàng năm về Tình trạng của Liên minh trình lên Nghị viện châu Âu.
Video đang HOT
Bản đề xuất cần sự ủng hộ của các nước EU và Nghị viện châu Âu, các nền tảng internet cũng sẽ được yêu cầu thực hiện các biện pháp chủ động, chẳng hạn như phát triển các công cụ mới để loại bỏ lạm dụng và bổ sung nhân lực giám sát nội dung.
Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải cung cấp các báo cáo minh bạch hàng năm để thể hiện nỗ lực của họ trong việc giải quyết sự lạm dụng.
Các nhà cung cấp không có khả năng loại bỏ nội dung cực đoan có thể phải đối mặt với mức tiền phạt khổng lồ lên đến 4% doanh thu toàn cầu hàng năm. Tuy nhiên, các nhà cung cấp nội dung sẽ có quyền thách thức “lệnh xóa”.
“Chúng tôi cần các công cụ mạnh mẽ và có mục tiêu để giành chiến thắng trong cuộc chiến trực tuyến này”, Ủy viên Tư pháp Vera Jourova nói về các quy định mới.
Đổi lại, các quy định dự thảo sẽ yêu cầu 28 chính phủ quốc gia của EU đưa ra khả năng xác định nội dung cực đoan trực tuyến, các biện pháp trừng phạt và thủ tục khiếu nại.
Từ tháng 12/2015, các ban ngành quản lý và các nền tảng Internet đã nghiên cứu về mối quan hệ đối tác tự nguyện nhằm ngăn chặn việc lạm dụng internet của các nhóm cực đoan quốc tế, sau đó tạo ra một “cơ sở dữ liệu của băm” để phát hiện tốt hơn các nội dung cực đoan.
Từ năm 2016, EU đã đề xuất về quy tắc ứng xử tự nguyện đối với các ngôn từ kích động thù địch với Facebook, Microsoft, Twitter và YouTube. Các công ty nền tảng internet khác cũng đã thông báo kế hoạch tham gia.
Theo Reuters
Lãnh đạo Facebook, Google và Twitter bí mật họp bàn bảo vệ bầu cử ở Mỹ
Lãnh đạo ba hãng truyền thông xã hội là Facebook, Google và Twitter đã bí mật tổ chức họp tại San Francisco để thảo luận các cách ngăn chặn can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử năm 2018 ở Mỹ.
Các nhà lãnh đạo ba hãng truyền thông xã hội khổng lồ là Facebook, Google và Twitter đã bí mật tổ chức một cuộc họp tại San Francisco để thảo luận các cách ngăn chặn can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 ở Mỹ. Theo BuzzFeed News, các giám đốc điều hành của 3 công ty gặp nhau vào thứ Sáu 24/8. Facebook cũng mời đại diện một chục công ty công nghệ tới trụ sở của Twitter ở San Francisco để tham gia cuộc thảo luận. Động thái trên dường như là diễn biến theo của một chuỗi các hành động Facebook, Google và Twitter đã thực hiện trong tuần này để loại bỏ các tài khoản được cho là được liên kết với các hoạt động tuyên truyền của Iran và Nga.
Ngoài Facebook, các đại diện từ Google, Twitter, Microsoft và Snapchat đều dự kiến sẽ tham dự. Một số người đã bày tỏ lo ngại rằng cuộc họp đang được tổ chức chỉ một vài tháng trước cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11. Cuộc họp sẽ được chia thành ba phần. Đầu tiên, mỗi công ty sẽ có cơ hội trình bày công việc họ đã làm để ngăn chặn thông tin sai lệch, sau đó những người tham dự sẽ thảo luận về bất kỳ vấn đề nào họ đang phải đối mặt, và cuối cùng họ sẽ cân nhắc xem những cuộc họp tương tự có nên được tổ chức thường xuyên hay không. Đây không phải là lần đầu tiên một cuộc họp như vậy xảy ra. Vào tháng Năm, đại diện của Amazon, Apple, Google, Facebook, Microsoft, Oath, Snap và Twitter đã gặp Christopher Krebs, một quan chức về an ninh mạng tại Bộ An ninh Nội địa Mỹ, và Mike Burham từ lực lượng phản gián nước ngoài của FBI.
Cuộc họp đã tập trung vào các chiến lược an ninh cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ, nhưng nó được cho là một cuộc thảo luận tương đối một chiều, khi các công ty công nghệ cung cấp thông tin về các hoạt động của họ, nhưng họ đã nhận được rất ít thông tin chi tiết từ các quan chức tình báo liên bang. Kể từ đó, áp lực đã tăng lên đáng kể cho Facebook, Google và Twitter để tăng cường các công cụ ngăn chặn các chiến dịch thông tin sai lệch trong tương lai. Trong tuần này, Google tuyên bố đã xóa 58 tài khoản được cho là có quan hệ mật thiết với đài truyền hình và đài phát thanh nhà nước Iran. Trong số các tài khoản mà Google xóa có 39 kênh trên YouTube với tổng số 13.466 lượt xem ở Mỹ, 13 tài khoản Google và 6 blog trên Blogger. Facebook và Twitter cũng đóng hàng trăm tài khoản được cho là liên kết với các chiến dịch thông tin sai lệch của Nga và Iran.
Facebook đã xóa tổng cộng 653 trang, nhóm và tài khoản không xác thực, trong khi Twitter tạm đình chỉ 284 tài khoản cũng với cáo buộc liên kết với Iran. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng các đại gia công nghệ này phản ứng quá chậm với điều gọi là những nỗ lực can thiệp của nước ngoài trên nền tảng mạng xã hội của họ. Đầu năm nay, các giám đốc điều hành công nghệ từ Twitter, Facebook và Google đã phải đối mặt với các phiên điều trần của hai viện Quốc hội Mỹ để giải trình vì sao các nền tảng mạng xã hội của những hãng này lại là trung tâm để các yếu tố nước ngoài sử dụng để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016./.
Nguồn: Getty
Ngày tàn của Google+ đã cận kề? Google Pháp thông báo đóng cửa kênh Google chính thức và chưa đủ mỉa mai, còn đề nghị người dùng theo dõi họ trên Twitter, Facebook. 7 năm sau ngày ra mắt năm 2011, Google - nền tảng của Google được tung hô là "sát thủ Facebook" - nay chỉ còn sống vật vờ. Google là nỗ lực thứ 4 đánh vào không...