Google được gì và mất gì nếu thâu tóm Twitter?
Google đã nhiều lần tham vọng muốn thôn tính Twitter nhằm bành trướng trong thị phần mạng xã hội và thị phần công cụ tìm kiếm của mình.
2.5 tỷ USD rồi lên 4 tỷ USD và nay là 10 tỷ USD là những khoản tiền khổng lồ được đồn đại rằng Google sẵn sàng bạo tay để mua lại Twitter trong vài năm gần đây. Google trước khi ra cho ra đời đứa con cưng Google của mình, thì vẫn luôn khao khát sẽ mua lại được Twitter. Dĩ nhiên là Twitter thì vẫn chờ được giá, hoặc một nguyên nhân nào đó nên mà chưa chịu gật đầu.
Tuy nhiên, ngay cả khi Google đã dành được chút ít thành công, các chuyên gia vẫn cho rằng Google nên mua lại Twitter như là một nhân tố giúp họ tiến sâu vào thị trường mạng xã hội.
Nếu mua lại Twitter, Google và Google được gì?
25 triệu thành viên chỉ sau hơn 1 tháng được tung ra thị trường, đấy là một con số ấn tượng, những bước chạy đà thần kỳ của Google . Nhưng nếu đưa ra so sánh với 300 triệu thành viên hiện nay của Twitter, thì mạng xã hội non trẻ này quả thực còn chưa thấm tháp gì. Đấy là chưa kể số lượng thành viên thực dùng của Google cũng đang giảm sút một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây. Mua lại được Twitter đồng nghĩa với việc Google sẽ tin tự tin hơn để cạnh tranh với Facebook, tránh được sự nhòm ngó Twitter của đối thủ Microsoft. Trong tương lai cùng với số lượng thành viên khổng lồ này, Google cũng sẽ thu được một khoản tiền lớn từ quảng cáo.
Một lý do quan trọng khác là một khi sở hữu “tiểu blog” Twitter, Google sẽ như “hổ mọc thêm cánh” trong thị trường tìm kiếm của mình. Hơn ai hết ông lớn này hiểu rằng mạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân chính làm giảm bớt lợi nhuận trong thời gian gần đây. Ngày nay, khi muốn tìm kiếm thông tin sản phẩm hay tư vấn mua sắm… người dùng ưa thích tìm kiếm trên mạng xã hội hơn là chọn lọc giữa một núi thông tin được trả về từ công cụ tìm kiếm. Bởi vậy, một mũi tên trúng nhiều đích khi Google vừa có thể bành trướng trong thị trường công cụ tìm kiếm, lại vừa có thể cạnh tranh ngôi vị thống trị với Facebook.
Twitter được lợi như thế nào?
Có thể thấy rằng Twitter hiện đang đứng ở vị trí thứ 2 về thị phần mạng xã hội và vẫn luôn khát khao lật đổ ngôi vị thống trị của Facebook. Một khi được mua lại bởi Google, Twitter sẽ tận dụng được nguồn tài chính dồi dào và hạ tầng sẵn có của gã khổng lồ này để phát triển. Rồi sẽ cùng giống như Google , Twitter sẽ phổ biến hơn nhờ được tích hợp các công cụ nổi tiếng của Google như Gmail, Gtalk để tiến gần hơn đến người dùng.
Tất nhiên không chỉ với một khả năng tài chính tốt, Google còn sở hữu nhiều chuyên gia hàng đầu. Điều này sẽ giúp Twitter có thể quản lý và giải quyết các vấn đề tốt hơn. Tránh được những sai lầm không đáng có như việc cho ra đời thanh quảng cáo QuickBar cách đây không lâu.
Những nguy cơ?
Điều đáng buồn là từ trước đến nay, Google hình như không mấy có duyên với việc mua lại các mạng xã hội. Gã khổng lồ này đã từng thâu tóm dịch vụ Q&A của Aardvark, rồi dịch vụ định vị Dodgeball, tiểu blog Jaiku, để rồi chết dần chết mòn dưới tay của họ. Đấy là chưa kể nếu tích hợp không khéo các tính năng khác của Google với Twitter, “tiểu blog” sẽ mất đi những điểm đặc trưng, được yêu thích của nó. Những lạ lẫm khi tiếp quản lại một công ty mới, Google sẽ ưu ái cho “đứa con đẻ” Google của mình hơn là Twitter. Liệu Twitter có đi vào những vết xe đổ của Q&A hay Dodgeball hay không? Chưa ai có thể khẳng định được.
Video đang HOT
Đó mới chỉ là những khó khăn mang tính chủ quan, Google có thể khắc phục được theo thời gian. Nhưng những nguyên nhân khách quan như luật chống độc quyền hay từ các đối thủ khác mới là điều khiến Google phải đau đầu. Facebook tất nhiên sẽ không chịu ngồi yên khi Google đang bá chủ trong lĩnh vực tìm kiếm, lại tiếp tục mua lại Twitter để tranh giành miếng bánh với mình. Không chỉ là Facebook mà Microsoft cũng sẽ chạy đua để có được Twitter, khi họ cũng để ý đến mạng xã hội này từ lâu.
Nhưng nói cho cùng, nếu phải chi đến 10 tỷ USD để nhận được cái gật đầu từ Twitter cũng là một cái giá khá chát, nhất là khi doanh thu của Google đang giảm trong thời gian gần đây. Nên chăng nếu đại gia tìm kiếm gác lại ý định thôn tính, mà nên chỉ mua quyền truy cập nội dung của Twitter? Giống như việc Microsoft cũng bắt tay với Twitter để hỗ trợ tìm kiếm cho Bing, Apple cũng tích hợp Twitter trong iOS 5, Amazon bắt tay với Twitter để người dùng Kindle có thể bình phẩm về các đầu sách của họ nhờ Tweet.
Theo Bưu Điện VN
Những vụ thâu tóm "hụt" trong lịch sử Apple
Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là chuyện thường thấy trên thương trường ngày nay. Song những vụ M&A mà Apple theo đuổi, dù thành hay không (mà thường là không), đều gây ngạc nhiên.
Không muốn liên tưởng tới câu chuyện "Tái ông thất mã", nhưng thật khó mà hình dung được Apple hay nền công nghệ thế giới sẽ thế nào nếu Apple thực hiện thành công các vụ M&A trong danh sách phía dưới.
BGR mới đây công bố một thông tin chấn động nhưng không có dẫn chứng cụ thể về việc Apple đang đàm phán mua lại Barnes & Noble (B&N), công ty kinh doanh sách trên phạm vi toàn quốc còn sót lại tại Mỹ. Như BGR chỉ ra, vụ sáp nhập này sẽ mang lại cho Apple quyền sử dụng các ấn phẩm số và thiết bị phần cứng Nook đang thuộc quyền sở hữu của B&N dù rằng mức độ ham muốn đối với các tài sản này là khác nhau. Thêm vào đó, chuỗi hàng trăm điểm bán lẻ của B&N sẽ được tích hợp hoặc chuyển thành Apple Store bên cạnh chuỗi hiện có đủ để biến Apple Store thành một chuỗi cửa hàng kinh doanh khổng lồ trên khắp nước Mỹ.
Tuy nhiên, trong những năm qua, Apple quả thật đã làm mọi người khá bối rối khi không mua những thứ mà giới quan sát sành sỏi cho rằng hãng nên mua. Không mua những doanh nghiệp đã nổi tiếng là cốt lõi của phương châm chiến lược được Apple đưa ra và tuân thủ trong việc quyết định các vụ M&A.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Apple tham gia các vụ mua bán sáp nhập đình đám. Danh sách dưới đây điểm lại các vụ tương tự trong những năm qua (cũng có thương vụ thành công):
2003: Apple cho thấy hãng không quan tâm tới âm nhạc khi không quyết định mua Universal Music.
2004: Steve Jobs làm cả thế giới ngạc nhiên khi Apple không mua Pixar, công ty sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng do chính ông từng điều hành trước đây.
2005: Giới công nghệ cũng không hiểu tại sao Apple không tiến hành mua TiVo.
2006: Apple cho thấy không có hứng thú trong mảng điện thoại di động khi không mua Palm (1 năm sau Apple tung ra iPhone).
2006: Từ chối Pixar, sau đó Apple cũng không mua Disney.
2006: Vì nhiều lý do trong quá khứ, Apple cũng không mua (được) Nintendo.
2006: Cũng trong năm này, nếu Eric Schmidt tham gia ban điều hành của Apple thì có lẽ thương vụ mua Sun đã thành công.
2007: Không hiểu tại sao Apple lại thờ ơ với thương vụ AMD.
2008: Sự "căm ghét" của Steve Jobs với Flash phải chăng là lý do của việc Apple không mua Adobe?
2008: 2 năm sau khi không mua được Nintendo, Apple lại cũng không mua Sony.
2009: Apple có vẻ như đã sai lầm lớn khi không mua Yahoo.
2009: Apple cho thấy hãng không hứng thú với mảng trò chơi bằng việc không thực sự sốt sắng trong việc tham gia thương vụ mua Electronic Arts.
2009: Trong sự kiện WWDC thường niên, Steve Jobs đã không công bố điều mà mọi người chờ đợi là sẽ thâu tóm Twitter (phải đến 2 năm sau, trong khuôn khổ WWDC 2011, quan hệ giữa 2 đối tác này mới cải thiện bằng việc Apple tích hợp sâu Twitter vào iOS 5).
2009: Trong sự ngạc nhiên của giới quan sát, Apple lại mua Lala.
2010: Với giá trị thị trường tăng vọt, giới chứng khoán phố Wall cho rằng Apple thừa tiền để mua EA, Sony, Netflix, Facebook hay Disney, nhưng Apple không mua.
2011: Các bước cẩn trọng của Apple khi tiếp xúc với Hulu để đàm phán mua lại không mang lại kết quả gì.
Với những gì diễn ra trên đây, gần như có thể đưa ra kết luận chắc chắn là thương vụ được đồn đại mới nhất với B&N sẽ không xảy ra.
Theo Bưu Điện VN
Nokia phủ nhận tin đồn bị Microsoft "thâu tóm" Ngay sau tin đồn về việc Microsoft "vung tiền" mua lại bộ phận điện thoại di động của Nokia, một nhân viên cao cấp của Nokia đã ngay lập tức lên tiếng phủ nhận tin đồn này. Nokia và Microsoft quyết định bắt tay làm đối tác chiến lược vào hồi tháng 2 vừa qua, để chống lại sự phát triển nhanh chóng...