Google đóng dự án điện toán đám mây tại Trung Quốc
Google đã ngừng dự án Isolated Region tại Trung Quốc, đồng thời cho biết sẽ không cung cấp trở lại dịch vụ điện toán đám mây tại quốc gia này.
Tuyên bố được Google đưa ra hôm 8/7. Trước đó, Bloomberg trích dẫn nguồn tin từ hai nhân viên Google, tiết lộ công ty đã tạm hoãn dự án Isolated Region tại Trung Quốc và một số quốc gia khác do “nhạy cảm chính trị” và do đại dịch Covid-19.
Google vừa có thêm dự án thất bại tại Trung Quốc.
Trong tuyên bố mới, Google thừa nhận đã ngừng triển khai Isolated Region, nhưng khẳng định hành động của mình không liên quan đến hai lý do trên. “Isolated Region chỉ là một trong những con đường để Google khám phá, giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc áp dụng công nghệ đám mây”, đại diện Google cho biết.
Thực tế, sáng kiến Isolated Region đã bị Google ngừng triển khai từ tháng 5. Theo Bloomberg, đây là dự án ra đời nhằm tìm cách giải quyết mong muốn của các quốc gia trong việc kiểm soát dữ liệu trong phạm vi quốc gia của họ.
Cũng theo nguồn tin, Isolated Region thậm chí đã tạm ngừng triển khai từ đầu tháng 1/2019 tại Trung Quốc do thương chiến Mỹ – Trung. Google sau đó đã tập trung hướng dự án đến các khách hàng tiềm năng hơn ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Dù vậy, kế hoạch thực hiện không thành công, buộc Google quay lại Trung Quốc.
Google bị cấm tại Trung Quốc từ 2010, nhưng nhiều lần muốn quay trở lại “thị trường tỷ dân” bằng một số dự án. Trước đó, công ty này đã thử nghiệm Project Dragonfly – một công cụ tìm kiếm cho phép kiểm duyệt tại Trung Quốc. Tuy nhiên, công cụ này nhanh chóng gây nên tranh cãi. Tháng 7/2019, Karan Bhatia, Phó chủ tịch chính sách công của Google nói với Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ rằng đã chấm dứt dự án này.
Google đang rót khá nhiều tiền vào điện toán đám mây. Đây là một trong những nỗ lực của hãng tìm kiếm Mỹ trong việc tìm các nguồn thu mới ngoài quảng cáo. Dịch vụ đám mây Google Cloud hiện tại của hãng đã tạo ra 8,9 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 53% so với 2018. Dịch vụ này được các cơ quan chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp sử dụng nhiều nhờ tích hợp nhiều tính năng, cũng như ưu tiên vấn đề bảo mật.
Video đang HOT
4 điều Google muốn thấy trong sơ yếu lý lịch của bạn
Kyle Ewing, giám đốc phụ trách thu hút và tiếp cận tài năng của Google, mới đây đã tiết lộ trong một bài phỏng vấn về những điều nhóm của cô tìm kiếm khi đọc sơ yếu lý lịch của các ứng viên.
Google từ lâu đã là một trong những nơi làm việc được yêu thích nhất trên thế giới. Và được công ty này tuyển dụng quả thực không phải là một thành tích bình thường.
Kyle Ewing, giám đốc phụ trách thu hút và tiếp cận tài năng tại Google, mới đây đã trò chuyện với trang FastCompany về những điều nhóm của cô tìm kiếm trong các bản sơ yếu lý lịch của ứng viên. Dưới đây là cách họ phân tích các bản sơ yếu lý lịch nhằm xác định ra được những ứng viên hàng đầu.
Thể hiện khả năng của chính mình
Ewing rất thích nếu bạn đưa vào phần đầu sơ yếu lí lịch một đoạn tóm lược. Hãy viết ngắn gọn thôi. Một hoặc hai câu là quá đủ. Đây không phải là bản tiểu sử cá nhân. Tập trung vào những kinh nghiệm liên quan mà bạn có thể mang lại cho công ty, trong khi không ai khác có thể. Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm các ứng viên không chỉ có kinh nghiệm làm việc dày dạn, mà còn phải có kinh nghiệm trong cuộc sống nữa.
Bạn cần biết về "khán giả" của mình. Bạn có nghiên cứu để hiểu được điều mà công ty bạn đang ứng tuyển đề cao nhất là gì hay không? Hãy dành thời gian xem thử website của họ, và nói chuyện với các nhân viên hiện tại. Sau đó bạn có thể soạn thảo phần tóm lược nói trên để cho công ty thấy họ sẽ được lợi như thế nào khi tuyển dụng bạn.
Bạn làm gì ngoài thời gian ở công ty
Google tìm kiếm những ứng viên có những đam mê và kinh nghiệm bên ngoài công việc hàng ngày của họ. Hãy sử dụng bản lý lịch của bạn như một cơ hội để làm nổi bật mọi thứ bạn có, chứ không chỉ gói gọn trong kinh nghiệm làm việc. Một số thứ bạn có thể thêm vào bản lý lịch, theo Ewing, là:
- Kinh nghiệm làm người tình nguyện
- Các dự án vì đam mê
- Những công việc ngoài lề
Liệt kê chúng ra thôi là chưa đủ. Hãy ghi thêm lý do tại sao những kinh nghiệm đó lại quan trọng đối với bạn, và qua đó bạn đã học được những gì.
Đưa ngữ cảnh vào số liệu
Hình thành thói quen đưa bất kỳ dữ liệu nào có thể cho thấy cách bạn vượt qua khó khăn trong những công việc trước đây. Bạn đã từng giúp công ty tiết kiệm được thời gian, tiền của, hay nhân lực? Bất kỳ số liệu nào chứng minh cho điều đó đều nên được đưa vào bản lý lịch.
Có dữ liệu là điều tốt. Nhưng giải thích được tại sao nó lại quan trọng thì càng tốt hơn nữa. Hãy đưa câu chuyện đằng sau những con số đó vào bản lý lịch của bạn.
Các nhà tuyển dụng Google tìm kiếm những ứng viên biết đi trước đón đầu và qua đó tạo nên những tác động (tích cực) lên công việc trước đây của họ. Bạn đã làm điều đó như thế nào? Nó tác động lên công việc kinh doanh ra sao? Hãy trình bày ngữ cảnh để các nhà tuyển dụng hiểu được tại sao những con số khô khan kia lại quan trọng.
Dùng ngôn ngữ của nhà tuyển dụng
Ewing nói rằng Google không sử dụng bot để sàng lọc lý lịch. Một con người sẽ xem từng bản lý lịch được gửi đến - nhưng họ có thể chỉ dành ra 6 giây hoặc ít hơn mà thôi.
Đó là lý do tại sao từ khóa có tầm quan trọng đặc biệt. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm các kỹ năng, năng lực, và ngôn ngữ phù hợp với miêu tả về công việc.
Hãy thử cách này nhé: in bản miêu tả công việc ra; in bản lý lịch của bạn ra; đặt chúng cạnh nhau và so sánh. Liệu có ai chưa biết gì về bạn nghĩ rằng hai bản này có đủ những điểm chung cần thiết? Hay, nên chăng bạn cần làm nổi bật hơn những kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng những đòi hỏi trong miêu tả về công việc?
Tất cả những điều nói trên có vẻ khá phức tạp, nhưng hãy cân nhắc lựa chọn thay thế. Nộp đơn ứng tuyển mọi công việc mà bạn đủ tiêu chuẩn với cùng một bản lý lịch nhiều khả năng chẳng phải là một chiến lược thành công. Đầu tư thời gian tinh chỉnh bản lý lịch để có được công việc bạn thực sự muốn mới là điều nên làm và là điều hoàn toàn xứng đáng để bỏ công sức ra.
Theo GenK
Dự án bách khoa toàn thư đa ngôn ngữ Abstract Wikipedia Một dự án mới về trang tra cứu thông tin với nội dung được tăng sức mạnh về ngôn ngữ đang được đề xuất thực hiện có tên Abstract Wikipedia. Dự án Abstract Wikipedia sẽ thay đổi tương lai của bách khoa toàn thư Wikimedia Foundation đã công bố một dự án mới đề xuất ý tưởng tạo ra nội dung thông tin...